Cảnh báo virus cổ xưa cực kỳ nguy hiểm sắp thức tỉnh
Hiện tượng băng tan do khí hậu nóng lên có thể làm xuất hiện những thành phần thuộc các hệ sinh thái cổ đại trên bề mặt, trong đó có các virus cực kỳ nguy hiểm.
Hiện tượng băng tan do khí hậu nóng lên có thể làm xuất hiện các loại virus cực kỳ nguy hiểm.
Đây là nhận định của ông Sergei Davydov, cán bộ khoa học đầu ngành Trạm nghiên cứu khoa học vùng Đông Bắc đóng tại làng Chersky thuộc Viện địa lý Thái Bình dương – Phân viện Viễn Đông Viện HLKH Nga, chia sẻ với Sputnik.
Theo nhà khoa học, vùng băng vĩnh cửu hàng triệu năm nay không hề tan chảy có khả năng giấu trong đó các loại virus cổ đại, có thể vô hại đối với con người và cũng có thể cực kỳ nguy hiểm.
Video đang HOT
“Hơn 10% lãnh thổ của đất nước chúng ta là vùng băng vĩnh cửu. Đây là những diện tích đất đá, những vùng trầm tích bị đóng băng từ hàng triệu năm trước. Do đó, chúng ta có thể tìm thấy những dấu vết trước kia từng là một phần của hệ sinh thái. Đã từng tồn tại kỷ Nhân sinh – một hệ sinh thái thời voi ma mút khổng lồ với các loài động vật như voi ma mút, bò xạ hương, tê giác lông mượt, còn có những căn bệnh của riêng thời đó. Tất cả đều bị đóng băng, và bây giờ bắt đầu tan chảy”, nhà khoa học nói.
Ông Davydov lưu ý rằng các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm những loại virus mới, những loại mà “may mắn thay nó không để ý đến con người”.
Nhà khoa học cũng nói thêm rằng bệnh than đã được tìm thấy trong xác voi ma mút, và không loại trừ khả năng ở đâu đó, có thể là trong lớp băng vĩnh cửu, vẫn tồn tại bệnh đậu mùa hoặc căn bệnh nào đó khác. Đó là lý do tại sao ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu dịch bệnh trong quá khứ.
Một người Mỹ nhiễm nCoV không rõ nguồn gốc
Một bệnh nhân ở California được xác nhận nhiễm nCoV nhưng chưa từng đến vùng dịch hoặc tiếp xúc người nghi nhiễm.
Công dân Mỹ sống tại hạt Solano, bang California, được xác nhận dương tính với nCoV nhưng giới chức y tế Mỹ không rõ nguồn lây nhiễm của người này là từ đâu. Ca bệnh được phát hiện thông qua hệ thống y tế công cộng của California và bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện ở thành phố Sacramento.
"Người này gần đây không tới vùng dịch, cũng không tiếp xúc gần với người nghi hoặc được xác nhận nhiễm nCoV. Có thể đây là một ví dụ về lây nhiễm cộng đồng của dịch Covid-19. Đây có thể sẽ là lần đầu tiên Mỹ ghi nhận trường hợp như vậy", Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trong thông cáo báo chí hôm 26/2.
Lây nhiễm cộng đồng có nghĩa là virus bắt đầu di chuyển trong một cộng đồng và "nguồn lây nhiễm không rõ". "Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể đã tiếp xúc với du khách nhiễm virus trở về từ vùng dịch", CDC thông tin thêm.
Người dân Mỹ đeo khẩu trang khi đi qua khu phố người Hoa ở San Francisco, bang California hôm 26/2. Ảnh: AFP.
Mỹ hiện ghi nhận 60 ca nhiễm nCoV và số người nhiễm dự kiến tăng lên. CDC đang áp dụng cách tiếp cận theo hai hướng, vừa nỗ lực ngăn virus lây lan, vừa thực hiện những chiến lược nhằm giảm bớt tác động của dịch bệnh đối với cộng đồng. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các rủi ro từ nCoV đối với người Mỹ là "rất thấp" nhờ các hành động kịp thời của chính quyền.
Trump hôm qua bổ nhiệm Phó tổng thống Mike Pence phụ trách cuộc chiến chống Covid-19 ở Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng trình quốc hội kế hoạch cấp bổ sung 2,5 tỷ USD để phát triển vaccine, tăng dự trữ quốc gia và các thiết bị thiết yếu nhằm đối phó dịch bệnh, song Trump tuyên bố ông sẵn sàng chi nhiều hơn.
Trump cho biết Mỹ có thể xem xét hạn chế đi lại với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi nCoV, trong đó có Hàn Quốc, Italy, nhưng phải chọn thời điểm thích hợp. Bộ Ngoại giao Mỹ đã nâng mức cảnh báo về đi lại tới Hàn Quốc lên cấp độ 3.
Dịch Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, hiện xuất hiện tại 46 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh đã khiến hơn 82.000 người nhiễm bệnh và ít nhất 2.800 người tử vong trên toàn thế giới.
Tranh cãi về 'bệnh nhân số 0' dịch Covid-19 31 Những người 'dụng tâm kháng dịch' Covid-19 Ác mộng 'Cái chết Đen' ám ảnh Italy 26
Huyền Lê (Theo CNN)
Theo vnexpress.net
Mỹ có ca nhiễm không rõ nguồn gốc, lo ngại nguy cơ virus lan ngầm Một trường hợp nhiễm virus corona ở Bắc California không thể xác định được nguồn gốc, điều này cho thấy sự phức tạp trong cơ lây nhiễm của loại virus chết người này. Các quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh quốc gia Mỹ (CDC), hôm 26/2, đã xác nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên ở Bắc...