Cảnh báo viêm xoang ngày cao điểm nắng nóng mùa hè
Chúng ta đang ở trong cao điểm đợt nắng nóng gay gắt của mùa hè. Nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, đặc biệt đối với những người mắc bệnh viêm xoang bởi đây là thời điểm bệnh dễ tái phát.
Thời tiết nắng nóng – Viêm xoang gia tăng
Chị Bích Hà (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Mầy ngày nay nắng nóng quá, người mệt mỏi mà bệnh viêm xoang lại tái phát. Đầu đau, vùng xoang nhức buốt, mũi nước chảy ròng ròng, hắt xì hơi liên tục. Cứ ngỡ mùa hè thoát bệnh, ai ngờ còn bị nặng hơn”
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ mùa đông, thời tiết lạnh giá mới là “mùa” của viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên thực tế ngay cả mùa hè cũng rất dễ nhiễm bệnh nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh xoang gia tăng vào ngày hè. Nguyên nhân đầu tiên phải để đến đó chính là thói quen sinh hoạt hàng ngày như việc ăn uống đồ lạnh, uống nước đá lạnh. Thói quen này có thể khiến không ít người bị viêm họng. Mũi và họng lại thông nhau, do đó nếu viêm họng thường xuyên sẽ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập lên mũi, ảnh hưởng đến các hốc xoang. Hay sở thích đi bơi cũng là căn nguyên khiến viêm xoang có nguy cơ nặng hơn bởi nguồn nước không đảm bảo. Nước ở các bể bơi công cộng vẫn còn chứa nhiều hoá chất; còn nước ở ao hồ, sông, suối đa phần chứa nhiều vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm sẽ không có lợi cho niêm mạc mũi xoang.
Mùa hè nắng nóng, bụi bẩn, khói bụi từ xe cộ, nhà máy…cũng nhiều hơn, nhất là ở các thành phố lớn. Chúng bay trong không khí và thâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh đường hô hấp, nhất là các bệnh xoang, mũi, họng.
Nắng nóng, khói bụi làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm xoang
Thêm vào đó, việc sử dụng điều hoà không đúng cách là tác nhân không nhỏ khiến bệnh xoang tăng mạnh. Nhu cầu sử dụng điều hoà vào mùa hè rất lớn, điều hoà làm mát giúp không khí mát mẻ, tạo cảm giảm dễ chịu cho chúng ta. Tuy nhiên nếu để điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, chênh lệch quá lớn với nhiệt độ ngoài trời sẽ không tốt, dễ gây “sốc nhiệt” khi đi từ trong môi trường có điều hoà ra ngoài hoặc ngược lại.
Độ ẩm không khí quá khô và không được lưu thông trong phòng làm cho niêm mạc mũi khô. Điều hoà lâu ngày nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc cũng dễ thâm nhập vào cơ thể gây bệnh viêm họng, cảm cúm, viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
Ngoài những nguyên nhân trên thì một yếu tố khách quan không thể xem nhẹ đó là thời tiết mưa nắng thất thường. Ngày hè có những chuỗi ngày nắng nóng lên tới 40 độ nhưng ngay sau đó có thể là những trận mưa giông đột ngột. Với những người có sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng hay bị viêm xoang sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Cách chủ động phòng tránh bệnh viêm xoang
Video đang HOT
Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh viêm xoang vào ngày hè nắng nóng đã đề cập ở trên, chúng ta đã có thể chủ động phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả như sau:
Luôn vệ sinh mũi xoang thật sạch, trách những nơi ô nhiễm
Trách tiếp xúc khói bụi bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài; hạn chế bơi lội với những người vốn đã có bệnh xoang mãn tính, niêm mạc mũi xoang yếu
Chỉ nên bật điều hoà ở nhiệt độ vừa phải, không nên chênh quá 10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời. Thường xuyên vệ sinh hệ thống điều hoà nói riêng cũng như nơi ở, nơi làm việc nói chung để tránh vi khuẩn, nấm mốc lưu trú.
Không nên lạm dụng nhiều đồ ăn thức uống quá lạnh, hạn chế nước đá lạnh
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin để tăng sức đề kháng.
Ngoài những điều trên, các chuyên gia, bác sĩ tai mũi họng cho biết thêm, bệnh viêm xoang rất dễ chuyển thành mãn tính. Với những người đã bị xoang lâu năm, khi bệnh có dấu hiệu quay trở lại như nghẹt mũi, chảy mũi, đau nhức đầu…có thể lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, vừa an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý tuân thủ điều trị kéo dài ít nhất từ 2-3 tháng chứ không phải chỉ sử dụng một vài ngày thấy bệnh đỡ lại ngưng. Tốt nhất nên vừa kết hợp điều trị vừa có thói quen sinh hoạt khoa học thì mới nhanh chóng khỏi bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SINUS PLUS được nghiên cứu và bào chế từ các thành phần thảo dược: Cảo bản, Phòng phong, Đẳng sâm, Thăng ma, Tân di, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cam thảo… có công dụng hỗ trợ thông mũi, thông xoang và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng như đau nhức, nghẹt mũi, chạy nước mũi…
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em, không dùng SINUS PLUS cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập website: http://www.dactriviemxoang.net
Chịu trách nhiệm về chất lượng và phân phối sản phẩm:
Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Á Châu
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà VietinBank, số 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (024)62 942 925 -Tư vấn sản phẩm: 096 811 8809
Chi nhánh miền Nam: Số 54/37, Đào Duy Anh, phường 9. Q.Phú Nhuận, TP HCM.
Điện thoại: (028)36 365 850 – Tư vấn sản phẩm: 096 811 8809
Theo Dân trí
Mùa hè có đi bơi thì nên chú ý tuân theo đúng 5 nguyên tắc quan trọng này để an toàn hơn cho sức khỏe
Để không gặp phải những hậu quả đáng tiếc khi đi bơi trong mùa hè thì bạn cần thuộc nằm lòng các nguyên tắc sau đây.
Vào mùa hè thì đi bơi chính là một cách giải tỏa cơn nóng và giúp cơ thể thêm săn chắc, dẻo dai hơn. Tuy nhiên, khi đi bơi thì có rất nhiều nguy cơ mà bạn có khả năng phải đối mặt như mắc bệnh về da liễu, tai mũi họng, đường tiêu hóa... thậm chí là ngạt nước trong quá trình bơi. Do đó, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc quan trọng khi đi bơi để bảo vệ sức khỏe tối ưu hơn.
Không ăn quá no trước khi bơi
Khi dạ dày của bạn căng ních mà bạn vẫn cố nhảy xuống hồ bơi thì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là dạ dày, mà còn có thể làm tăng cao nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc ăn quá no còn khiến máu dồn hết về dạ dày để tiêu hóa thức ăn nên khiến lượng máu lên não và các cơ quan khác bị thiếu hụt, dễ gây choáng váng, mất ý thức, chuột rút... Vậy nên, bạn cần lưu ý trước khi bơi ít nhất 45 phút thì không nên ăn gì để an toàn hơn cho sức khỏe.
Khởi động kỹ trước khi bơi
Rất nhiều người thường bỏ qua bước khởi động đầu tiên mà nhảy ngay xuống hồ bơi. Thế nhưng, khởi động sẽ giúp làm nóng người, kéo căng cơ, thư giãn các khớp để khi xuống hồ bơi thì bạn không bị nhanh oải, đuối cơ, chuột rút... Mặt khác, bạn cũng đừng tập những động tác khởi động quá kỹ mà chỉ cần bỏ ra vài phút xoay cổ tay, cánh tay, vai, cổ chân, khớp gối, xoay hông, cúi gập người, vươn vai... là được.
Uống nước đầy đủ
Cơ thể bạn hoàn toàn có thể ra mồ hôi kể cả khi bạn tiếp xúc với nước, đặc biệt là trong quá trình bơi, phải sử dụng nhiều sức. Trong đó, dấu hiệu đổ mồ hôi thường khó nhận biết nên hầu như ít người quan tâm đến việc bổ sung nước đầy đủ cả trước, trong và sau khi bơi. Thế nên, hãy chuẩn bị sẵn một chai nước mang theo để bổ sung nước kịp thời và tránh tình trạng cơ thể mất nước, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Đeo kính, mũ bơi, bịt tai đầy đủ
Bạn có biết rằng, nước ở hồ bơi chỉ được thay theo định kỳ nên nó cũng có một độ bẩn nhất định. Do đó, sau khi đi bơi về thì khả năng cao bạn sẽ gặp phải tình trạng bị viêm tai, đau mắt xảy ra do không bảo vệ kỹ các bộ phận như đầu, mắt, tai... Các dụng cụ như kính bơi, mũ bơi và bịt tai có thể giúp bạn tránh gặp phải các vấn đề này nên cần nhớ sử dụng trước khi xuống hồ bơi.
Tắm gội sạch sau khi lên bờ
Nước ở hồ bơi cũng không thật sự tốt cho da hay tóc của bạn nên sau khi bơi cần tắm gội sạch sẽ ngay để da và tóc đỡ bị khô. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ mang theo dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín kỹ càng. Do khu này là nơi dễ bị nhiễm vi khuẩn, hóa chất, mầm bệnh ẩn nấp nhất từ nước hồ tắm, từ đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Helino
Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi thì đây là lý do dẫn đến tình trạng này Khi còn băn khoăn chưa biết vì sao mình lại bị nghẹt mũi thì đây có thể là câu trả lời dành cho bạn. Nghẹt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở và buộc người bệnh phải thở bằng miệng. Nếu chỉ nhìn qua thì dường như hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nghẹt...