Cảnh báo viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em
Trước đây, loét dạ dày – tá tràng là một căn bệnh rất ít gặp ở trẻ em nên đối với nhiều người, kể cả thầy thuốc, những cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho những nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun… Nhưng trên thực tế đau bụng do nguyên nhân loét dạ dày – tá tràng chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở trẻ em dưới tuổi 15.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ, có thể do thuốc điều trị ( thuốc chống viêm hoặc viêm do hoá chất như: Kiềm, axit, hoá chất sinh hoạt mà trẻ vô tình nuốt phải bị ngộ độc…). Mặt khác, nguyên nhân viêm dạ dày còn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn quá nhiều chất hại dạ dày như chua, cay hay vấn đề của bệnh lý dạ dày, viêm dạ dày do tự miễn, phì đại niêm mạc dạ dày… Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là loại vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dễ gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Tình trạng trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày đang gia tăng và ngày càng trẻ hóa.
Một giả thuyết đang được chú ý nhiều, đó là những căng thẳng trong cuộc sống gây hiện tượng tăng tiết dịch vị làm cho dạ dày trẻ nhanh chóng bị viêm loét. Những stress đáng kể như: Bố mẹ li dị, áp lực học hành, những cảm giác mất mát hay thất bại trong cuộc sống, thậm chí là nghiện các trò chơi trực tuyến… Ở những độ tuổi có sự biến đổi tâm lý, rối loạn hành vi cảm xúc cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Dấu hiệu nhận biết
Viêm dạ dày của trẻ em không giống người lớn, trẻ thường đau bụng bất thường, dấu hiệu đau vùng thượng vị của trẻ nhỏ chỉ 30% còn lại đau quanh rốn và đau lan tỏa. Trẻ có thể ợ hơi, ợ chua, nôn, biếng ăn, hơi thở hôi… Khi trẻ có dấu hiệu trên cần cho đi khám để sàng lọc sớm nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.
Đau bụng do viêm dạ dày ở trẻ thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, trẻ có thể mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung trong học tập. Nhiều trường hợp có biểu hiện trầm cảm, căng thẳng, suy nhược thần kinh. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối… Khi nội soi dạ dày sẽ thấy rõ mức độ, vị trí của ổ loét dạ dày hay tá tràng.
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống. Vì vậy, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu.
Điều trị thế nào?
Video đang HOT
Điều trị bệnh dạ dày – tá tràng ở trẻ nhỏ cũng không đơn giản vì thuốc điều trị cho trẻ cũng khó khăn hơn, trong khi đó có những trẻ khi bác sĩ chỉ định thuốc, bố mẹ không sử dụng đúng liều điều trị nên dễ dẫn đến kháng thuốc. Hơn nữa, viêm dạ dày do HP rất dễ tái đi tái lại nếu không diệt hết nguồn lây. Vì thế, phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho trẻ cần phải điều trị luôn cho những người thân nếu trong gia đình có người có biểu hiện đau, viêm dạ dày do HP để loại trừ nguồn lây.
Các thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm các thuốc bọc niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết dịch vị, giảm đau và có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Helicobacter pylory…
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống. Vì vậy, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì bát, đũa, cốc, chén… không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào.
Không tự mua thuốc aspirin, corticoid, thuốc non-steroid (thuốc điều trị khớp) để tự điều trị cho trẻ.
Ngoài ra, một số biện pháp có thể dự phòng được loét dạ dày tá tràng ở trẻ em như ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nên tạo một cuộc sống thoải mái, tránh các căng thẳng về mặt tâm lý cũng như điều trị tốt các bệnh lý đang có. Không nên tạo áp lực quá lớn về việc học hành dễ gây căng thẳng tâm lý cho trẻ.
Theo SK&ĐS
Cập nhật tính an toàn của việc sử dụng thuốc PPI dài hạn
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và dự phòng các tác động có hại ở đường tiêu hóa gây ra bởi các thuốc như aspirin.
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - thực quản mãn tính, việc sử dụng PPI trong thời gian dài cũng được cảnh báo có nhiều hệ lụy.
Thuốc PPI là gì?
Thuốc ức chế bơm Proton hay thuốc PPI là tên gọi chung của các loại thuốc có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh axit.
Chúng ta biết rằng việc dư thừa axit dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra hầu hết các vết loét trong thực quản , dạ dày và tá tràng. Như vậy việc ứng dụng thuốc PPI trong điều trị dạ dày sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các vết loét cho phép tổn thương nhanh được chữa lành.
Khi sử dụng thuốc PPI kéo dài sẽ có những nguy cơ sau đây
1. Gãy xương
Do làm giảm acid dạ dày dẫn đến cản trợ sự hấp thu Calci, tất cả thuốc PPI đều có cảnh báo về việc tăng nguy cơ gãy xương khi sử dụng lâu dài
2. Giảm Magnesi máu và ảnh hưởng đến nhịp tim
Giảm Magnesi máu hiếm khi xảy ra khi sử dụng PPI kéo dài, khi đã xảy ra thường kèm theo giảm kali máu và giảm calci máu. Hậu quả gây ra kéo dài QT và xoắn đỉnh trên điện tâm đồ, cơ chế chính xác của việc PPI gây giảm Magnesi máu nhưng đã được chứng minh trên nghiên cứu lâm sàng
3. Bệnh thận
Dù cơ chế gây ra bệnh thân chưa được biết rõ, các nghiên cứu quan sát mới đây đã ghi nhận sự tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính mà không kèm tổn thương thận cấp ở đối tượng sử dụng PPI thời gian dài
4. Thiếu vitamin B12
Sự giải phòng vitamin B12 từ protein trong thức ăn phụ thuộc vào acid dạ dày, khi giảm tiết acid dạ dày sẽ làm giảm hấp thu và thiếu hụt vitamin B12.
5. Thiếu máu do thiếu sắt
Tương tự như cơ chế ức chế hấp thu calci và vitamin B12, việc hấp thu sắt cũng bị hạn chế khi sử dụng PPI kéo dài. Hệ quả là bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Việc sử dụng PPI dài hạn có liên quan đến sự gia tăng những quan ngại về vấn đề an toàn. Bệnh nhân nên được chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp, cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc PPI kéo dài.
Kết hợp Đông - Tây Y trong điều trị Viêm loét dạ dày mãn tính
Sau khi chẩn đoán, điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ - giảm đau. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ như làm mất cảm giác ăn ngon miệng, làm cơ thể mệt mỏi.
Để điều trị dứt điểm bệnh nên kết hợp Đông Y và Tây Y, để tạo sự cân bằng tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó thuốc Đông Y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất giúp phục hồi nhanh chóng các vết loét dạ dày tá tràng mà không bị nhờn thuốc, không gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Thuốc được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP - WHO với nguồn nguyên liệu thảo được được kiểm duyệt gắt gao, giúp đảm bảo chất lượng thuốc và phù hợp cho bệnh nhân điều trị lâu dài.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Vỏ hàu sông làm thuốc Vỏ hàu sông có tên thuốc trong y học cổ truyền là mẫu lệ. Hàu đem về rửa sạch, tách thịt, lấy vỏ. Cho vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khô cho đến khi vỏ có màu xanh nhạt hoặc bóp vụn là được.Khi dùng, tán, rây bột mịn. Dược liệu có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc có...