Cảnh báo vi sinh vật ‘cư trú’ trong khoang miệng gây ung thư
Theo Bệnh viện K, những năm gần đây số ca ung thư lưỡi đến khám, điều trị ngày càng gia tăng, nhiều ca đến muộn do người mắc nhầm tưởng đó chỉ là nhiệt miệng thông thường.
Bệnh viện K (Bộ Y tế), cho biết giai đoạn đầu của ung thư lưỡi các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Một bệnh nhân nam được phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn muộn tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội sau khoảng 2 tháng xuất hiện vết “nhiệt miệng”. Ảnh TƯ LIỆU SỞ Y TẾ HÀ NỘI
Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.
Giai đoạn toàn phát bệnh được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Ở giai đoạn tiến triển, vết loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới lưỡi, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.
Video đang HOT
Lúc này, khi bệnh nhân đến khám, bác sĩ thường phải khám cho bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amidan, amidan, rãnh lưỡi,… và đo kích thước khối u.
Nguyên nhân ung thư lưỡi
Theo Bệnh viên K, hầu hết các trường hợp người bệnh mắc ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh. Trong đó, nếu hút thuốc và uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư đầu mặt cổ tăng lên 10 – 15 lần.
Tình trạng vệ sinh răng miệng miệng kém, hàm răng giả không tốt, răng mẻ kích thích lâu ngày đưa đến dị sản và ung thư. Hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư khoang miệng.
Ngoài ra, nhiễm vi sinh vật như nhiễm vi rút HPV, đặc biệt là type 2, 11, 16 đã được chứng minh là thấy nhiều trong những bệnh nhân bị ung thư khoang miệng.
Người có các vết trợt loét lâu liền trong khoang miệng nên đi khám để được điều trị đúng. Ảnh BỆNH VIỆN K
Thực trạng đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u).
Ở giai đoạn sớm ung thư lưỡi có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Khoảng 354.000 người Việt Nam đang 'sống chung' với ung thư
Tại Việt Nam, đang có khoảng 354.000 người "sống chung" với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư.
Ngày 4.11, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phối hợp Hội Ung thư Việt Nam hội thảo "Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022", với sự tham gia của gần 1.000 chuyên gia về ung thư, giải phẫu bệnh... trong và ngoài nước.
Nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư được áp dụng, xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Ảnh THÙY LINH
Phát biểu tại hội thảo GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, năm 2020 có hơn 180.000 ca mới mắc và 122.000 người tử vong do ung thư. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1990 và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa.
Thông tin cho thấy, khi cuộc sống càng phát triển, các bệnh không lây nhiễm (đặc biệt ung thư) ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây tử vong nhóm bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...) chiếm 74% nguyên nhân gây tử vong ở người.
Hiện có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ước tính hiện có 354.000 người sống chung với ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới và 106 người tử vong do ung thư.
"Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy tình trạng mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng", GS Thuấn cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Thuấn ung thư không phải vấn đề gây nên sợ hãi, lo lắng. Chúng ta có thể phát hiện sớm, kịp thời và chữa khỏi nhờ các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị. Xu hướng e ngại, sợ sệt với bệnh ung thư đang giảm dần. Nhiều người bệnh đã lao động, học tập và chung sống dần với căn bệnh ung thư. "Có những bệnh nhân ung thư 10 năm vẫn sống khỏe. Điều này cho thấy trình độ khoa học công nghệ của chúng ta đã từng bước tiếp cận với chẩn đoán, điều trị ung thư trên thế giới", GS Thuấn đánh giá.
TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội:
Những con số về chẩn đoán sớm, điều trị thành công đã minh chứng cho thành công của chúng ta trong tiếp cận, hội nhập khoa học kỹ thuật thế giới về điều trị ung thư.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện tuyến cuối Bộ Y tế. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chuyên ngành ung thư. Đồng thời luôn đồng hành cùng các địa phương, các bệnh viện phát triển, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành ung bướu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại Hà Nội và các tỉnh thành.
TS Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh THANH HẢI
8 cách tăng cường hệ miễn dịch không cần tốn tiền mua thuốc bổ Hệ miễn dịch hoạt động tối ưu sẽ giúp chúng ta có sức khỏe ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh. Để có được điều đó, không nhất thiết phải tốn kém mua các loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng. Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein,...