Cảnh báo về an toàn sức khỏe cho chị em dùng mỹ phẩm
Hiện nay, rất nhiều loại mỹ phẩm được làm từ dầu khoáng. Trên thực tế, bạn không nên chọn những sản phẩm này vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại.
Quỹ Stiftung Warentest đã phân tích và tìm thấy dầu khoáng trong 25 loại hóa mỹ phẩm.
Dầu khoáng rất thuận tiện trong sử dụng và không gây dị ứng. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, có một điều bất lợi khi dùng dầu khoáng, đó là nó có thể kết hợp với một vài hợp chất khác tạo thành hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư – còn gọi là MOAH – dầu khoáng hydrocacbon thơm.
Stiftung Warentest đã thông báo về 25 sản phẩm được cho là chứa dầu khoáng hydrocacbon thơm. Quỹ Stiftung Warentest đã phân tích các loại kem dưỡng, sản phẩm chăm sóc em bé và cả sản phẩm chăm sóc môi, tinh dầu dưỡng cơ thể, sáp dưỡng tóc và sáp dưỡng ẩm…
sản phẩm này chứa lượng dầu khoáng hydrocacbon thơm từ 0.005-%. Viện Đánh giá rủi ro Liên bang Mỹ đã xem xét một số loại mỹ phẩm và báo cáo rằng lượng dầu khoáng hydrocacbon thơm chiếm khoảng 5% trong mỹ phẩm.
Một vấn đề nữa là dầu khoáng hydrocacbon thơm còn xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc môi. Bởi vậy hầu hết loại dầu khoáng này sẽ được nuốt vào bên trong cơ thể, gây nguy hại sức khỏe.
Cũng theo Quỹ Stiftung Warentest, các phương pháp quy định việc kiểm tra độ tinh khiết đối với các nhà sản xuất là không đủ, vì phương pháp này không thể phát hiện các tư liệu quan trọng.
Hiện nay, rất nhiều loại mỹ phẩm được làm từ dầu khoáng. Trên thực tế, bạn không nên chọn những sản phẩm này vì chúng có thể chứa hóa chất độc hại. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nhận thức về những vấn đề trong thực phẩm
Vấn đề thực phẩm chứa dầu khoáng hydrocacbon thơm đã từng được đưa ra thảo luận trước đó. Vào năm 2012, Quỹ Stiftung Warentest cũng đã thông báo về sôcôla có chứa thành phần dầu khoáng.
Ví dụ, thành phần dầu khoáng không được ghi trên bao bì sản phẩm vì nó chứa trong mực in. Các nhà sản xuất nên ngăn chặn tạp chất lẫn vào sản phẩm bằng một thiết kế bao bì tương ứng.
Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đã kết luận rằng dầu khoáng hydrocacbon thơm có thể gây nguy cơ ung thư. Cục cũng đã cấm sử dụng các chất gây ung thư trong mỹ phẩm. Ngoài ra các chất có khả năng gây ung thư như dầu khoáng hydrocacbon thơm cũng bị cấm sử dụng. Giới hạn cho dầu khoáng hydrocacbon thơm trong mỹ phẩm không tồn tại.
Dầu khoáng hydrocacbon thơm còn được gọi là dầu khoáng hydrocarbon bão hòa. Đây là đã được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm. Những chất này, không có nguy cơ gây ung thư trong các phát hiện trước đó. Tuy nhiên, các chất này có thể tích tụ trong các mô mỡ trong cơ thể người.
Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng dầu khoáng hydrocarbon bão hòa tích tụ rất lâu trong các mô mỡ. Chất này thường tích tụ trong cơ thể những người phụ nữ thường xuyên sử dụng kem dưỡng da tay và son môi, kem chống nắng thường xuyên.
Các nhà sản xuất nên phân tích chính xác sản phẩm của họ
Dầu khoáng hydrocarbon bão hòa có thể được tích tụ trong trong các tế bào nhỏ trong cơ thể như trong gan, lá lách, các hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Ở người, chất này hầu như không liên quan đến nhiễm trùng hay những tổn thương khác.
Theo Viện Liên bang Đánh giá rủi ro Mỹ, việc sản phẩm chứa dầu khoáng có thể hấp thụ qua da và nhưng không gây những nguy cơ cho sức khỏe.
Rất nhiều sản phẩm chứa dầu khoáng đang được sử dụng để chăm sóc da trong hàng thập kỷ trở lại đây. Trong da liễu, sản phẩm chứa dầu khoáng vẫn được sử dụng để chữa trị các bệnh vẩy nến và các rối loạn da khác.
Rất nhiều sản phẩm chứa dầu khoáng đã được sử dụng mà không gây bất cứ vấn đề nào tới sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên khoảng sợ. Tuy nhiên, chưa có thông báo chính thức về dầu khoáng hydrocacbon thơm nên bạn cần giảm thiểu sử dụng những sản phẩm chứa chất này.
Theo Alobacsi
Làm trắng siêu tốc thành... siêu hại
Gần đây, các loại mỹ phẩm làm trắng da "siêu tốc" được quảng cáo là có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng rộ lên trên các mạng xã hội. Tìm hiểu thật hư về các loại mỹ phẩm này, chúng tôi có cuộc trao đổi với BS Phạm Đăng Trọng Tường, Trưởng phòng KHTH, BV Da liễu TPHCM.
Các loại mỹ phẩm được quảng cáo trắng da "siêu tốc" trong vòng 1-2 tuần được bán rất phổ biến, đặc biệt là trên các mạng xã hội, đang thu hút sự tin dùng của nhiều chị em phụ nữ, xin BS cho biết có thể làm trắng da nhanh như những lời quảng cáo này hay không?
BS Phạm Đăng Trọng Tường: Màu sắc của da phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền, vào chủng tộc và điều kiện sống nên thường mang tính ổn định lâu dài. Tuy nhiên, bằng một số biện pháp người ta có thể can thiệp làm giảm, hạn chế tình trạng da sạm màu nhiều hơn. Trong đó, nguyên nhân sạm da thường là do ánh sáng mặt trời.
Nếu tránh kỹ, hạn chế cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì phần nào hạn chế hình thành các tế bào hắc tố làm da sạm hơn. Ngoài tránh nắng thì cũng có thể dùng một số thuốc thoa để da sáng hơn nhưng không có biện pháp nào có thể điều trị làm sáng, trắng nhanh được. Thường để cải thiện làn da các bác sĩ phải cần vài tháng tùy đặc điểm da của từng người và tùy loại thương tổn trên da. Hiện có nhiều cách để cải thiện làn da như: Sử dụng thuốc, laser, hóa chất, điện ion đưa vi chất qua da...
BS Phạm Đăng Trọng Tường
Việc làm trắng da một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn về mặt lý thuyết và trên thực tế có thể làm được nhưng những biến chứng, hậu quả về sau của nó rất nghiêm trọng. Như nếu can thiệp quá mức, lột da quá mức để giúp sáng nhanh thì có thể gây ra viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bỏng da, rộp da và hiện tượng tăng sắc tố sau đó còn nghiêm trọng hơn, để lại hậu quả lâu dài. Do đó, không có cách nào an toàn mà có thể làm cấp kỳ, giải quyết nhanh, hay thay đổi màu sắc da.
PTrong thành phần của các loại mỹ phẩm trắng da "siêu tốc" thường có những chất gì thưa bác sĩ và những chất đó có tác hại gì không?
Trong các loại mỹ phẩm làm trắng da thường có nhiều chất, có thể có chất bảo vệ chống nắng, lột nhẹ để bốc đi những lớp hắc tố hoặc những chất ức chế làm chậm quá trình lão hóa. Các loại kem trôi nổi ngoài thị trường, như kem trộn chẳng hạn mà quảng cáo là trắng da nhanh thì thường họ hay dùng corticoid. Tùy vào liều lượng mà chất này có thể giúp lột mạnh để da sáng nhanh.
Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài có thể thay đổi cấu trúc của da, gây ra các tổn thương không thể hồi phục được như: làm cho da mỏng đi, rạn nứt, giãn mạch, chưa kể những trường hợp lạm dụng số lượng lớn, kéo dài có thể gây ra hấp thu vào máu, gây ra hội chứng toàn thân như: bị phù, rối loạn phân bố mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, loãng xương. Đó là biến chứng ít gặp hơn nhưng tác hại rất nghiêm trọng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có tiếp nhận trường hợp nào bị biến chứng bởi việc làm trắng da "siêu tốc" hay không?
Với mong muốn làm trắng da nhanh và tin vào những lời quảng cáo hấp dẫn đã có rất nhiều người sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Do đó, những biến chứng liên quan đến sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm dùng ngoài da mà không được cấp phép chúng tôi thường xuyên tiếp nhận. Tùy trường hợp mà bệnh nhân bị các tổn thương khưu trú hoặc toàn thân như tôi đã kể trên.
Bác sĩ có lời khuyên gì với người dân khi sử dụng mỹ phẩm?
BS Phạm Đăng Trọng Tường: Dĩ nhiên, khi sử dụng mỹ phẩm thì các loại mỹ phẩm đó phải được sự chấp thuận, cấp phép của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu không được cấp phép, không rõ nguồn gốc thì tuyệt đối không sử dụng. Bên cạnh đó, với các loại mỹ phẩm dù được cấp phép của cơ quan Nhà nước nhưng sử dụng cũng phải tùy vào loại da của từng người. Để xác định loại da phù hợp với mỹ phẩm nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Theo Dantri