Cảnh báo từ những vụ trọng án (Kỳ cuối: Phòng ngừa bằng cách nào?)
Theo Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng, nguyên nhân dẫn đến các vụ trọng án tại TP Đà Nẵng hầu hết có nguồn gốc từ mất năng lực hành vi (ảo giác ma túy, tâm thần, thiểu năng trí tuệ), mâu thuẫn tình ái, bộc phát và nợ nần (tín dụng đen).
Vậy nên, việc phòng ngừa đối với loại tội phạm này cần phải có giải pháp căn cơ, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mới thực sự phát huy hiệu quả.
CQĐT CATP Đà Nẵng lấy lời khai thủ phạm giết người Nguyễn Hùng Dũng.
Với các vụ trọng án xuất phát từ ảo giác ma túy, thời gian qua, Đà Nẵng đã có những giải pháp tích cực để từng bước kiềm chế. Ngoài việc tăng cường công tác đấu tranh, xử lý các đối tượng mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy, Đà Nẵng còn xây dựng cơ chế để quản lý số đối tượng có biểu hiện loạn thần vì sử dụng chất độc hại này. Theo thống kê sơ bộ, Đà Nẵng hiện có hơn 150 trường hợp có biểu hiện loạn thần, “ngáo đá”. Tháng 3-2017, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 901 cho phép tiếp nhận người bị loạn thần, có hành vi nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội vào cơ sở y tế để chữa bệnh. Đây là quyết định rất mạnh dạn và nhân văn của TP Đà Nẵng, bởi hiện nay tại Việt Nam chưa có luật về sức khỏe tinh thần hay cụ thể luật nào quy định phải đưa người có dấu hiệu loạn thần vào cơ sở y tế. Các cơ sở y tế muốn tiếp nhận không biết dựa trên căn cứ pháp lý nào, và khi có sự cố xảy ra cũng không quy định ai đứng ra chịu trách nhiệm. Để hạn chế loại tội phạm này, thiết nghĩ cần phải có hình thức xử lý nghiêm đối với những bị can thuộc diện “ngáo đá” khi gây án.
Video đang HOT
Theo Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (TP Đà Nẵng), người phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” và có lỗi, tự đẩy mình vào tình trạng “ngáo đá” (không bị người khác dùng vũ lực ép buộc sử dụng ma túy) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các vi phạm đã thực hiện. Việc sử dụng ma túy là trái pháp luật và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì thế, phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” là tình tiết tăng nặng, chứ không phải giảm nhẹ như nhiều người nghĩ.
Với những vụ trọng án có nguyên nhân bộc phát, cần phải có biện pháp phòng ngừa xã hội mới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi lẽ, xuất phát điểm của các mâu thuẫn dẫn đến việc gây án là bộc phát, cơ quan chức năng khi tiếp nhận vụ việc đến hiện trường thì mọi chuyện đã an bài. Về vấn đề này, theo Phòng CSHS CATP Đà Nẵng, công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm ở cấp cơ sở, nhất là nâng cao nhận thức cho người dân về ý thức chấp hành pháp luật là yếu tố tiên quyết để ngăn chặn những hậu quả xấu xảy ra. Thêm nữa, việc kịp thời nắm bắt thông tin, giải quyết những mâu thuẫn bộc phát âm ỉ trong cộng đồng dân cư, kiểm soát chặt chẽ các băng ổ nhóm thường xuyên tụ tập gây rối đánh nhau cũng là cách để hạn chế đến mức thấp nhất những vụ án mạng có nguyên nhân mâu thuẫn bộc phát.
Đáng quan ngại nhất hiện nay là các vụ án có nguyên nhân từ mâu thuẫn tình ái. Bởi hầu hết những phát sinh mâu thuẫn đều không thể hiện ra bên ngoài, đến khi “lửa ghen” bùng phát thì hậu quả thật sự khôn lường. Thực tế là trong chuyện tình cảm, một khi đã ghen tuông thì hầu hết đối tượng phạm tội đều mất kiểm soát năng lực hành vi, có thể làm bất cứ chuyện gì. Nhẹ thì xâm hại sức khỏe, nặng thì sử dụng hung khí để tước đoạt mạng sống người mình yêu. Theo Thiếu tá Nguyễn Xuân Quang – Đội trưởng Đội trọng án (Phòng CSHS), không chỉ quan hệ yêu đương, thời gian gần đây, các cặp vợ chồng tại Đà Nẵng vì không giải quyết được mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả, xâm hại tính mạng, để lại nỗi đau cho gia đình và người thân. Thêm nữa, Đà Nẵng thời gian gần đây xảy ra tình trạng nợ nần liên quan đến hoạt động tín dụng đen dẫn đến hậu quả chết người.
Rõ nhất là vụ việc Nguyễn Hùng Dũng (1969, trú P.Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) cùng vợ và Lê Thị Phương Oanh (1968, trú P. Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà) giết chủ nợ rồi vứt xác xuống biển gây chấn động dư luận Đà Nẵng hồi tháng 6-2018. Chuyện là Dũng và Oanh có vay, mượn tiền của nhiều người, trong đó có vay của bà Văn Thị Thanh N. (1962, trú P. Thạch Thang, Q. Hải Châu) 170 triệu đồng để chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình, nhưng không đủ khả năng trả nợ. Do lâm vào “vay nóng” với lãi suất cắt cổ, nhiều lần bị chủ nợ đến thúc ép trả, cả hai nảy sinh giết bà N. để “xù nợ”. 6 giờ ngày 20-6, Oanh nhắn tin, điện thoại cho bà N. với nội dung nhờ đi chợ mua một số thức ăn giúp rồi mang đến nhà cho Oanh. Đến 7 giờ 30 cùng ngày, khi bà N. đến phòng chung cư 612 (thuộc P. Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà), Dũng và vợ sử dụng dây chuẩn bị sẵn siết cổ đến chết, sau đó mang xác vứt xuống biển. Gây án xong, vợ chồng Dũng – Oanh chiếm đoạt tài sản của bị hại cho đến khi bị công an Đà Nẵng phát hiện bắt giữ. Vụ án này là lời cảnh báo đối với hoạt động tín dụng đen đang có chiều hướng gia tăng tại TP Đà Nẵng. Bởi thời gian gần đây, có một số đối tượng từ các tỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình… đến Đà Nẵng tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng, đẩy nhiều gia đình vào cảnh nợ nần chồng chất. Một khi các con nợ không trả được tiền, số đối tượng cho vay tìm mọi cách để gây sức ép, gây mất ANTT ở khu dân cư. Để xử lý triệt để vấn nạn này, thiết nghĩ lực lượng an ninh ở cấp cơ sở cần bám sát địa bàn, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, không để cho đối tượng xấu có cơ hội phạm pháp.
Theo Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng, sở dĩ tỷ lệ trọng án, nhất là loại án giết người ngày càng gia tăng là do quy định mới của Luật tố tụng hình sự. Cụ thể, trước đây hành vi giết người chỉ khởi tố khi bị hại tử vong, nay chỉ cần bị can có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm, tấn công bị hại ở vùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, gây ra tỷ lệ thương tích thì đều bị truy tố về tội giết người. Để hạn chế trọng án gia tăng, thiết nghĩ cần phải có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, nhất là trong công tác tuyên truyền và phòng ngừa xã hội. Bởi lẽ, phòng ngừa nghiệp vụ là giải pháp nhất thời, chỉ có thể hạn chế các đối tượng hình sự trong diện quản lý gây án. Thực tế hiện nay, trọng án có xu hướng gia tăng bộc phát, nhất là đối với số đối tượng mất năng lực hành vi vì sử dụng chất kích thích. Qua bài viết này, thiết nghĩ sẽ là lời cảnh tỉnh đến cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo ANTT, góp phần xây dựng TP Đà Nẵng ngày một yên bình.
NGUYÊN THẢO
Theo cadn.com.vn
Yêu cùng một phụ nữ, người đàn ông tạt axit tình địch
Do mâu thuẫn tình ái, người đàn ông mua axit tạt vào người tình địch làm 2 người bị bỏng.
Nạn nhân bị tạt axit gây bỏng nặng
Ngày 6/8, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Công an TP.Thái Bình đang điều tra làm rõ vụ việc ông Trần Xuân Mậu (64 tuổi, trú tại phường bồ Xuyên, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) tạt axit làm 2 người bị bỏng.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 7h ngày 4/8, ông Phạm (67 tuổi, ở phường Bồ Xuyên) đang nhận thịt bò, vó bò do ông Tửu (trú ở Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đến giao thì bất ngờ bị một người xông đến tạt axit, rồi bỏ chạy.
Hậu quả, cả ông Hoán và ông Tửu đều bị axit làm bỏng nặng. Hai nạn nhân được đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, sau đó tiếp tục được chuyển lên Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội).
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP.Thái Bình đã làm rõ nghi phạm gây ra vụ việc là ông Trần Xuân Mậu.
Lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, bước đầu xác định nguyên nhân dẫn tới sự việc xuất phát từ việc ông Mậu mà ông Phan cùng có tình cảm với một phụ nữ và từng thách thức, hẹn đánh nhau. Từ mâu thuẫn tình ái, ông Mậu đã dùng axit tấn công tình địch.
Theo Danviet
Bản án cho gã đàn ông 56 tuổi dâm ô bé gái thiểu năng Đang điều trị bệnh nhưng ông An (56 tuổi) vẫn dâm ô bé gái bị thiểu năng trí tuệ. Theo đó, ngày 14.7.2017, Nguyễn Thanh An (56 tuổi), trú thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An khi đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn đã có hành vi dùng tay sờ vào bộ phận nhạy cảm...