Cảnh báo từ chất bảo quản trong sản phẩm làm đẹp
Chất bảo quản là một thành phần không thể thiếu đối với nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có công dụng làm đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng với người sử dụng.
Nguy hiểm hơn, hiện nay có những chất bảo quản có thể gây nên các bệnh mãn tính, thậm chí ung thư.
Làm đẹp = Dị ứng nổi mụn?
Tại phòng khám da liễu Hà Đông (Hà Nội), chúng tôi được chứng kiến nhiều trường hợp bị dị ứng do sử dụng mỹ phẩm. Chị Nguyễn Thị Hà (Mễ Trì, Hà Nội) đi khám trong tình trạng da bị đỏ từng mảng, sưng, ngứa, nổi mẩn đỏ li ti, cả khuôn mặt sưng phồng. Chị Hà cho hay, do được bạn tặng hộp kem dưỡng da, sau ba lần bôi, da chị bắt đầu có phản ứng. Lúc đầu da mặt có cảm giác bị căng cứng và nóng, nổi vài nốt mẩn và hơi đỏ, sau đó cường độ tăng dần khiến chị rất khó chịu. Bác sĩ chẩn đoán chị bị phù Quincke do dị ứng một số thành phần trong mỹ phẩm, phải điều trị hơn một tuần.
Trường hợp chị Phạm Ngọc Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) lại dị ứng do sử dụng thực phẩm chức năng làm đẹp. Chị Ngọc Anh cho biết: “Nghe theo quảng cáo TPCN từ nhau thai cừu giúp trắng da, chống lão hóa, tôi bỏ tiền triệu mua dùng. Thời gian đầu thấy da trắng lên, nhưng sau đó da bắt đầu yếu đi, khoảng 2 tháng sau thì nổi mụn. Ban đầu là những mụn nhỏ đỏ li ti, rồi chúng mưng lên kết thành bè. Khi da nổi mụn, xưng tấy, tôi hỏi nơi bán thì họ đổ lỗi do cơ địa người dùng, tôi đành bỏ tiền đi điều trị, giờ chỉ mong sao da trở lại như trước đây, không bao giờ mong trắng lên nữa”.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, dị ứng với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chất bảo quản. Chất bảo quản được sử dụng nhằm ức chế, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn, giúp sản phẩm không bị phân hủy, cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụng, dẫn đến tình trạng vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn cho phép hoặc nhà sản xuất sử dụng những chất cấm, sẽ gây nên các nguy cơ đối với người dùng.
Một nghiên cứu mới cho thấy chất kháng khuẩn và chất bảo quản trong các sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, về lâm sàng, xem xét theo nguyên tắc nguyên nhân và hậu quả, rất khó xác định một người nào đó bị dị ứng chất bảo quản, hay nói cách khác, chỉ có thể nhận định chung là dị ứng mỹ phẩm thay vì chỉ ra nguyên nhân do chất bảo quản nào có trong sản phẩm.
Không phải sản phẩm dài hạn là tốt
Đối với thực phẩm chức năng bổ sung bằng đường uống, giới thiệu công dụng làm đẹp, chống lão hóa da, làm trắng, xóa nám, tàn nhang, trị mụn… nếu bị ngộ độc, dị ứng chất bảo quản sẽ nguy hiểm hơn so với bôi mỹ phẩm bên ngoài, vì người dùng uống trực tiếp vào cơ thể.
Theo các chuyên gia, chất bảo quản trong thực phẩm chức năng thường có 3 nhóm: Các chất sát khuẩn, chất kháng sinh và chất chống ô xy hóa, như: axit benzoic, axit boric, salicylic, anhydride sunfure, natri nitrat, nitrit…được sử dụng làm chất sát khuẩn, chống men, mốc, phân hủy, giữ màu. Chất bảo quản thường gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh. Ví dụ, axit benzoic khi vào cơ thể tác dụng với glycocol chuyển thành axit hippuric không thải độc ra ngoài, ảnh hưởng gan, thận. Với axit boric, một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy hiện tượng teo tinh hoàn, gây vô sinh với liều lượng 100mg Bo, có thể gây ung thư ở người…
Đối với mỹ phẩm bôi trực tiếp ngoài da, có một số chất bảo quản đã được nghiên cứu và đánh giá tác hại, hệ lụy đến người tiêu dùng. Trước đây, chất bảo quản paraben, phenoxyethanol, methylisothiazolinone (MIT) chiếm hầu hết trong các mỹ phẩm, do có tác dụng chống nấm và vi khuẩn. Tuy nhiên, từ 11/8/2015 các chất này đã bị cấm sử dụng. Các nghiên cứu chỉ rõ, paraben có liên quan đến các nguy cơ sức khỏe đối với con người, đặc biệt là phụ nữ.
Video đang HOT
Để sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng an toàn, các chuyên gia khuyến cáo, nên mua các sản phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Bởi, thương hiệu được xem là “giấy bảo đảm chất lượng” cho chính sản phẩm của họ khi đưa ra thị trường. Tuy vậy, giải pháp an toàn nhất là nên lựa chọn sản phẩm không chứa chất bảo quản và sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Cách nhận biết những sản phẩm này là chúng có thời hạn sử dụng ngắn nên không thể lưu giữ được lâu, hạn tối đa chỉ khoảng 1 năm. Trái ngược với những sản phẩm dùng chất bảo quản, có thời hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm.
Biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng:
- Viêm da tiếp xúc: Do tiếp xúc nhiều lần với hoá chất, khởi đầu có ban sẩn phù màu đỏ, sau đó sẫm màu hơn, 2 – 3 ngày sau xuất hiện mụn nước nhỏ li ti toàn thân. Ngứa, chảy nước sau đó tạo thành mảng thâm tím. - Mày đay: Xuất hiện sau vài phút, chậm có thể vài ngày, người bệnh có cảm giác nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban sẩn phù. Sẩn có màu hồng, xung quanh có viền đỏ, hình tròn hoặc bầu dục, to bằng hạt đậu, đồng xu, có thể liên kết với nhau thành từng mảng, càng gãi càng tiến triển nhanh và lan rộng. Trường hợp nặng sẽ khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao. - Phù Quincke: Là một dạng mày đay khổng lồ, đỏ da, phù, có mụn nước, sốt, ngứa, thường xuất hiện nhanh sau khi tiếp xúc với dị nguyên có trong mỹ phẩm tại vùng da mỏng, môi, cổ, quanh mắt, bụng, chi, bộ phận sinh dục… Trường hợp ở họng, thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở, đau bụng, đau đầu.
Theo BĐT Người đưa tin
Nguy cơ ung thư từ chất bảo quản trong các sản phẩm làm đẹp
Theo cảnh báo của các chuyên gia, hiện nay có những chất bảo quản trong các sản phẩm làm đẹp có thể gây nên các bệnh mãn tính, thậm chí ung thư cho người sử dụng.
Hiểm họa từ chất bảo quản trong các sản phẩm làm đẹp
Theo các chuyên gia, dị ứng với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chất bảo quản. Chất này được sử dụng nhằm ức chế, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn, giúp sản phẩm không bị phân hủy, cũng như kéo dài thời gian sử dụng, nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc sử dụng chất cấm sẽ rất nguy hiểm đối với người dùng.
Nghiên cứu mới cho thấy chất kháng khuẩn và chất bảo quản trong các sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, về lâm sàng xem xét theo nguyên tắc nguyên nhân và hậu quả rất khó xác định một người nào đó bị dị ứng chất bảo quản, hay nói cách khác chỉ có thể nhận định chung là dị ứng mỹ phẩm thay vì chỉ ra nguyên nhân do chất bảo quản nào có trong sản phẩm.
Một trường hợp bị dị ứng do mỹ phẩm
Nếu những sản phẩm bôi ngoài da sử dụng chất bảo quản quá liều hoặc bị cấm thì ảnh hưởng trực tiếp đến da, nhưng nếu là thực phẩm chức năng được giới thiệu có công dụng làm đẹp, chống lão hóa da, làm trắng, xóa nám, tàn nhang, trị mụn... sử dụng bằng đường uống, nếu ngộ độc, dị ứng chất bảo quản sẽ rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, chất bảo quản trong thực phẩm chức năng thường có 3 nhóm: các chất sát khuẩn, chất kháng sinh và chất chống ôxy hóa, như: acid benzoic, acid boric, salicylic, anhydride sunfure, natri nitrat, nitrit... được sử dụng làm chất sát khuẩn, chống men, mốc, phân hủy, giữ màu.
Chất bảo quản thường gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh, như acid benzoic khi vào cơ thể tác dụng với glycocol chuyển thành acid hippuric không thải độc ra ngoài, ảnh hưởng đến gan, thận. Với acid boric, một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy hiện tượng teo tinh hoàn, gây vô sinh với liều lượng 100mg Bo, có thể dẫn đến ung thư ở người...
Mới đây, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Tất Đạt vừa có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc kể từ 31-7 tới đối với gần 2.100 loại mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất paraben.
Paraben sở hữu những đặc tính giống như estrogen, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Trong danh sách này có những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu của các thương hiệu nổi tiếng thế giới, như: Christian Dior, Olay, Elizabeth Arden, The Face Shop, Kose, Lancôme Paris, Vichy, Olay... cùng nhiều sản phẩm của các công ty trong nước: Yến Phương, LaCosmé, V-Day, Nasca, Thorakao, Raole, Victory, Mắt Ngọc...
Các sản phẩm thu hồi rất đa dạng, từ sữa rửa mặt, tế bào gốc tái tạo phục hồi da, serum cho vùng mắt, kem dưỡng trắng sáng da, dầu gội cho đến sữa tắm, kem chống nắng, kem ngừa mụn, lăn khử mùi, kem cạo râu, dung dịch phụ khoa, gel săn chắc da, kem ngừa nám, kem ủ tóc... Các sản phẩm này đều chứa 5 loại paraben gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben.
15 hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm cần phải tránh
Dưới đây là một số loại chất có hại thường thấy trong mỹ phẩm và cần tránh mua các sản phẩm có chứa chúng:
1. Paraben (methy paraben/ propyl paraben/ butyl paraben/ ethyl paraben/ isobutyl paraben/ propyl parahydroxybenzoate) thường có trong mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm hoặc dầu gội.
2. Phthalate: Thường được che giấu trên thành phần ghi ở nhãn mác dưới cái tên "fragrance" (hương liệu).
3. Imidazolidinyl Urea & DMDM hydantoin: Các dẫn xuất của formaldehyde, thường được dùng cho các sản phẩm dưỡng da, cơ thể và chăm sóc tóc, sơn móng tay...
4. Fragrance: Hương tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đây là một trong những hóa chất được đánh giá độc hại nhất. Chúng thường có trong dầu gội, kem chống nắng, kem dưỡng da và các sản phẩm dưỡng thể.
5. Triclosan: Được so sánh độc hại ngang chất độc màu da cam, hóa chất này có trong các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh, kem đánh răng và các sản phẩm gia dụng.
6. Sodium Laureth/ Lauryl Sulfate (SLS): SLS là chất tạo bọt phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ giá thành rất rẻ. Bạn có thể bắt gặp SLS trong rất nhiều sản phẩm tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, kem đánh răng... Tác động của nó có thể gây kích ứng da, rụng tóc, bào mòn da... Khi dùng nhiều cho trẻ em, có thể gây ra đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác.
Các chị em cần đọc kỹ thành phần của mỹ phẩm trước khi mua về sử dụng
7. Formaldehyde/ Quaternium - 15: Được sử dụng như chất bảo quản trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc.
8. Polylene Glycol: Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, thường gặp ở kem dưỡng da, phấn má, mắt dạng kem, xịt khoáng... Chất này cũng được dùng để làm mát phanh xe và tủ lạnh trong công nghiệp. Nó có thể gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trong thời gian dài, sẽ gây kích ứng da, khiến da lão hóa nhanh hơn.
9. PEG (Polyethylene glycol): Thường được đưa vào trong thành phần của các chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm chăm sóc da, tóc...
10. Mineral Oil (Dầu khoáng): Được chiết xuất từ dầu thô, đây là chất thường gặp trong hầu hết loại kem dưỡng ẩm. Mineral oil có thể gây kích ứng da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn, thậm chí ung thư. Gần như 100% sản phẩm dành cho trẻ em đều có chứa mineral oil.
11. Talc: Đây là thành phần chính trong nhiều loại phấn rôm dành cho trẻ em, các loại phấn trang điểm dạng bột như phấn phủ, má, mắt... Talc là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư buồng trứng và da. Dù FDA của Mỹ cho phép sử dụng talc trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, các công ty phải xử lý loại bỏ asbetos, một tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên, khó có thể quản lý quy trình sản xuất và kiểm nghiệm thành phần mỹ phẩm của các công ty.
12. DEA (Diethanolamine), MEA (Monoethanolamine), TEA (Triethanolamine): Đây là những chất tạo bọt, có trong hầu hết dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa... Khi cả DEA, MEA và TEA đều có trong thành phần mỹ phẩm, chúng sẽ tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư.
13. Petrolatum: Đây cũng là một dạng của dầu khoáng, nó có chứa hai chất gây ung thư nổi tiếng: Benzo-A-pyrene và Benzo-B-Fluroanthene.
14. Boric Acid: Thường có trong thành phần của các loại kem chống hăm.
15. Bronopol: Thường có trong các loại khăn ướt.
Theo Alobacsi
Những công dụng từ chất nhầy của ốc sên với làm đẹp Bạn có quan tâm người Hàn Quốc đã sử dụng những loại mỹ phẩm làm đẹp da được chiết xuất từ dịch nhầy của ốc sên như thế nào không? Ốc sên được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới như một "vị cứu tinh" đặc biệt của làn da bởi loài vật này sẽ tiết ra chất nhầy giúp tái sinh...