Cảnh báo tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê
Nhiều gia đình trình báo việc con em họ xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để lao động làm thuê, nhưng bị bắt cóc rồi tống tiền.
Theo thông tin từ Bộ Công an, trong tháng 10/2019, Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nhận được trình báo của một số gia đình về việc con, em họ sau khi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê đã bị một số đối tượng người Việt Nam sinh sống tại Trung Quốc khống chế, bắt giữ sau đó gọi điện cho gia đình các nạn nhân để đòi tiền chuộc.
Qua đơn thư trình báo của người dân, Công an huyện Cao Lộc đã triển khai điều tra xác minh làm rõ sự việc. Đáng chú ý, nhóm đối tượng bắt cóc nhằm mục đích tống tiền lại chính là những người Việt Nam đang sinh sống tại Trung Quốc.
Nạn nhân là những cô gái trẻ trong độ tuổi từ 15-30, đều xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Công an huyện Cao Lộc đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Ba Sơn, chính quyền địa phương xã xuống địa bàn để tuyên truyền đến người dân về những rủi ro, hậu quả đáng tiếc xảy ra khi xuất cảnh lao động trái phép.
Lực lượng công an, biên phòng đến các gia đình tuyên truyền những rủi ro, hậu quả đáng tiếc xảy ra khi xuất cảnh lao động trái phép. (Ảnh: P.P)
Thủ đoạn của các đối tượng là tìm cách bắt cóc, sau đó gọi điện cho gia đình nạn nhân để tống tiền; hoặc thông qua việc biết nạn nhân bị mất tích, mặc dù không biết nạn nhân hiện đang ở đâu nhưng do có số điện thoại của gia đình nạn nhân nên đã chủ động gọi điện yêu cầu chuyển cho chúng số tiền chuộc lớn. Một số gia đình nóng lòng, sợ hãi nên đã vội vã gửi tiền và bị chúng chiếm đoạt.
Điển hình, ngày 1/10/2019, ông Vy Văn Toán (ở xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc) đến trình báo về việc con ông là Vy Thị Nhít cùng 1 người bạn khi đang ở Trung Quốc lao động làm thuê và bị 1 nhóm đối tượng bắt cóc.
Video đang HOT
Các đối tượng sử dụng số điện thoại Trung Quốc gọi yêu cầu mỗi gia đình phải chuyển cho bọn chúng 20 triệu đồng. Nếu không làm theo, con ông sẽ bị đánh đập và bán Nhít vào sâu trong nội địa Trung Quốc…
Qua vụ việc trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không nên xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê, đây vừa là hành vi vi phạm pháp luật, vừa đem lại rủi ro cho bản thân.
Vì vậy, người dân có nhu cầu xuất cảnh sang Trung Quốc thì cần tiến hành làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và phải đăng ký với chính quyền địa phương địa chỉ nơi đến lao động, tránh đi lại ở những nơi vắng vẻ và gặp gỡ những người lạ mặt khả nghi.
Đồng thời nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với hành vi bắt cóc tống tiền của các đối tượng; phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng trong công tác truy tìm đối tượng bắt cóc, tống tiền.
Theo laodongthudo
Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển: Lo ngại mất an ninh trật tự
Chính phủ đề xuất miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển với một số điều kiện, nhiều đại biểu lo ngại tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự.
Chiều 29/10, Bộ trưởng Tô Lâm trình bày với Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Dự Luật này bổ sung quy định miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển (hiện cả nước có 18 khu, bao gồm hai huyện đảo Phú Quốc, Vân Đồn); giao Chính phủ quyết định khu kinh tế ven biển nào được miễn thị thực nếu đáp ứng đủ bốn điều kiện.
Theo đó, điều kiện được nêu ra là khu kinh tế ven biển phải có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, được cách biệt với lãnh thổ bên ngoài; có sân bay quốc tế; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt. (Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội)
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt cho hay, một số đại biểu đề nghị chỉ các khu kinh tế ven biển thuộc huyện đảo như Phú Quốc (hiện đã được áp dụng miễn thị thực 30 ngày), Vân Đồn mới cần quy định rõ điều kiện như nêu trên; còn lại 16 khu kinh tế ven biển trong đất liền cần được áp dụng chính sách miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh tương tự như đối với các khu kinh tế cửa khẩu (không phải kèm theo bốn điều kiện).
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng An ninh cho rằng, Việt Nam có rất nhiều khu kinh tế ven biển trong đất liền, diện tích rộng, trải dài theo chiều dọc của đất nước, cách xa sân bay và nhiều nơi ở vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh. Vì vậy, nếu tất cả đều miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh sẽ tiềm ẩn các nguy cơ, gây khó khăn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và quản lý hoạt động của người nước ngoài.
Ông Việt giải thích, sở dĩ quy định hiện hành cho phép các khu kinh tế cửa khẩu miễn thị thực vì có vị trí giáp biên giới, phạm vi hẹp, gần cửa khẩu nên quản lý người nước ngoài nhập cảnh vào khu vực này thuận lợi hơn.
"Việc miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào các khu kinh tế ven biển phải kèm theo các điều kiện chặt chẽ, giao Chính phủ quyết định danh sách cụ thể là bảo đảm sự linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay", ông Việt nhấn mạnh.
Đại biểu Vũ Trọng Kim. (Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội)
Góp ý kiến, đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng, quy định người nước ngoài vào khu vực kinh tế ven biển không cần thị thực là "khó chấp nhận, rất nguy hiểm".
Ông Kim phân tích, đường biển không có đường mòn như trên bộ nên không biết họ vào theo hướng nào, biển cũng không có cửa khẩu kiểm soát; nếu như miễn thị thực thì các lực lượng sẽ giám sát, kiểm soát như thế nào. "Vào khu kinh tế ven biển mà không cần thị thực thì khác nào mở toang phên dậu? Tôi cho rằng quy định như vậy là vô lý, không thể chấp nhận", ông Kim nói.
Chung ý kiến, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói cần phải có những quy định chặt chẽ và "không lo chặt thì người nước ngoài không vào". Theo ông, không quản lý tốt việc nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài mới dẫn đến các hệ luỵ không mong muốn.
" Người ta đi du lịch thường muốn đến một nước ổn định. Nếu từ khâu đầu vào quản lý không tốt, nay bị tấn công, mai bị cướp của thì mới làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam", ông nói.
Ông Nhưỡng cho rằng, cùng với việc thắt chặt xuất nhập cảnh, công tác quản lý người nước ngoài ở các địa phương cần làm tốt hơn, tránh trường hợp như Hải phòng, người Trung Quốc thành lập Our City, mấy trăm người cư trú, vi phạm pháp luật ở đó mà cơ quan quản lý không biết.
Đây là lần đầu tiên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được trình Quốc hội xin ý kiến. Ngày 14/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường, dự kiến thông qua Luật này vào ngày 25/11.
Nguồn: VnExpress
"Người có hành vi tham nhũng khi bị thanh tra rất hay bỏ trốn" "Để phòng ngừa bỏ trốn sau khi kiểm tra, thanh tra nên quy định vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn hoặc xét thấy cần thiết ngăn chặn thì quyết định tạm hoãn xuất cảnh ngay không cần phải là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng", đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Y Nhàn (đoàn Kon Tum) đề nghị. ĐBQH...