Cảnh báo tính trạng a xít hóa đại dương có thể khiến nhiều loài tuyệt chủng
Các nhà địa chất Đức cảnh bảo về tình trạng a xít hóa các đại dương hiện nay khi thu được bằng chứng trực tiếp khẳng định sự tuyệt chủng từng có trong kỷ Phấn trắng – Paleogen, xảy ra cách đây 66 triệu năm, trùng khớp với tình trạng a xít hóa mạnh mẽ của đại dương.
Loài người có nguy cơ đối mặt với thảm hoạ sinh thái do biển bị axit hoá hơn vì hấp thụ khí thải carbon từ việc đốt than, dầu và khí đốt – Ảnh: iStockphoto
Theo The Guardian, các nhà khoa học đã liên kết trực tiếp các sự kiện đó với nhau và cố gắng dự đoán mức độ a xít hóa, có thể xảy ra trong tương lai, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự sống của của các loài động vật biển. Một trong những tác động chính của biến đổi khí hậu là các đại dương bị oxy hóa do chúng hấp thụ khí thải carbon từ việc đốt than, dầu và khí đốt. Họ cho rằng những công trình nghiên cứu gần đây là một cảnh báo rằng nhân loại có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa sinh thái tiềm tàng liên quan đến các đại dương.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã phân tích những mảnh vỏ sò nhỏ trong trầm tích hình thành ngay sau khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất, tiêu diệt loài khủng long và 3/4 các loài sinh vật biển. Phân tích hóa học cho thấy sự giảm 0,25 độ pH ở các đại dương trong suốt một thế kỷ. Tuy nhiên, ngay cả tỷ lệ như vậy cũng có thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của động vật.
Video đang HOT
Phải mất vài triệu năm để khôi phục môi trường trước khi chu trình carbon đạt đến trạng thái cân bằng và các sinh vật biển có vỏ (bao gồm các loài nhuyễn thể có vỏ, giáp xác và da gai) có thể một lần nữa lan rộng khắp hành tinh.
Nhà nghiên cứu Phil Williamson tại Đại học East Anglia bình luận rằng sự tương đồng giữa các sự kiện lịch sử và hiện đại là rõ ràng, nhưng các giả định về điều này nên được đưa ra một cách thận trọng. Ông lưu ý rằng nồng độ CO2 tại thời điểm đó đã cao hơn nhiều so với hiện nay và nồng độ pH thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu này là một cảnh báo bổ sung rằng những thay đổi toàn cầu trong hóa học đại dương mà chúng ta hiện đang quan sát có thể gây ra thiệt hại không thể đảo ngược đối với các đại dương.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Axit tràn khắp các đại dương vì tiểu hành tinh 10 km đâm vào trái đất
Một sự kiện bi thảm chưa từng được biết đến đã xảy ra với các loài động vật biển trên trái đất vào cái ngày mà tiểu hành tinh Chicxulub - "sát thủ khủng long" đâm vào trái đất.
Một nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences đã đưa ra bằng chứng về cuộc thảm sát khác mà Chicxulub, một tiểu hành tinh bề rộng ít nhất10 km đã gây ra với hệ sinh thái trái đất. Có nghiên cứu còn khẳng định tiểu hành tinh này đường kính trên 80 km.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã vẽ nên bức tranh thảm khốc trên khắp các lục địa ngày mà Chicxulub va chạm: ánh mặt trời bị những đám mây mù độc hại che phủ, cháy rừng khắp nơi, siêu sóng thần tàn phá... Cú va chạm đã kiến loài khủng long hoàn toàn tuyệt diệt sau khi làm bá chủ hầu hết 3 kỷ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng.
Ảnh đồ họa mô phỏng thảm họa 66 triệu năm trước do tiểu hành tinh diết khủng long gây ra - ảnh: D. VAN RAVENSWAAY/SPL
Nhưng "tội lỗi" của Chicxulub chưa dùng lại ở đó. Trong nghiên cứu mới này, tiến sĩ Michael Henehan từ Đại học Yale (Mỹ) và các cộng sự đã tìm được bằng chứng về hiện tượng "axit hóa trong nháy mắt" của các đại dương thời tiền sử vào thời điểm Chicxulub đâm vào trái đất.
Cách các đại dương trở nên chết chóc đơn giản đến thảm khốc: cú va chạm đã khởi động hàng loạt trận mưa axit cực lớn trên khắp trái đất, trút axit vào đại dương và đem tử thần đến cho hàng loạt sinh vật đang phát triển mạnh mẽ thời kỳ đó.
Bằng chứng sống động nhất cho thảm cảnh này là hóa thạch kỳ dị của một số sinh vật thời kỳ đó. Nhóm gnhiên cứu đã tìm thấy hàng loạt tàn tích của các sinh vật phù du cổ đại gọi là foraminifera hay forams. Vỏ của chúng bảo tồn một lượng lớn boron, một nguyên tố hóa học rất ít gặp trong các hóa thạch khác. Chất này cho thấy chúng đã phải hứng chịu một môi trường xung quanh với mức axit cao khủng khiếp.
Đối chiếu tỉ lệ boron trong các hóa thạch cùng loại trước đó, các nhà khoa học đã xác định được sự thay đổi đột ngột đúng vào thời điểm xảy ra vụ va cham tiểu hành tinh. Sự thay đổi diễn ra trong 100 đến 1.000 năm đầu tiên sau tác động - một thời gian có vẻ dài với đời người nhưng so với "cuộc đời" của trái đất, có thể nói các đại dương đã hóa biển axit chỉ trong một đêm!
Quá trình gây tàn phá nặng nề, phá vỡ các chuỗi thức ăn nên thậm chí nhiều sinh vật sống được trong môi trường giàu axit cũng có thể bị tuyệt diệt vì đói. Phát hiện mới này đã đưa ra được mảnh ghép còn thiếu trong quá trình tuyệt chủng lan rộng khắp các đại dương trái đất sau thảm họa tiểu hành tinh.
Chicxulub đã để lại một "vết sẹo" khủng khiếp trên bề mặt trái đất bên dưới bán đảo Yucatan (Mexico): một miệng hố đường kính ước tính khoảng 150-180 km, sâu đến 20 km.
A. Thư
Theo nld.com.vn/The New York Times
Lạnh gáy nhìn thẳng vào hàm cá mập đầy chết chóc Để chụp được những bức ảnh ấn tượng này, nhiếp ảnh gia Euan Rannachan đã mạo hiểm, tiếp xúc gần gũi với cá mập khi lặn xuống dưới biển sâu. Khi cá mập khổng lồ há miệng bắt mồi, anh mới chớp thời cơ, cố gắng ghi lại những hình ảnh độc đáo. Mới đây, nhiếp ảnh gia Euan Rannachan, 34 tuổi, quyết...