Cảnh báo tiêm vaccine ngừa COVID-19 chậm là rủi ro lớn nhất với nền kinh tế
Sự chậm trễ trong việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 là rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Mohammedia, Maroc, ngày 13/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là cảnh báo của ông Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đưa ra ngày 13/4.
Phát biểu tại một hội nghị trực truyến do Viện Kinh tế quốc tế Peterson tổ chức, ông Gopinath cho rằng việc tiếp cận tiêm chủng không công bằng đang là một thách thức lớn. Trước tình trạng này, ông kêu gọi các nước giàu hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 và coi việc đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao là “ưu tiên hàng đầu”.
Video đang HOT
Tuần trước, IMF đã công bố một báo cáo cập nhật trong đó dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2021 và 4,4% trong năm 2022, cao hơn các mức dự báo đưa ra trước đó. Tuy nhiên, IMF cảnh báo vẫn còn nguy cơ bất ổn, đồng thời nhận định kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng mạnh hơn nếu các chiến dịch tiêm chủng được tăng tốc. Giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á Jihad Azour cho rằng đà phục hồi của các nền kinh tế khác nhau tùy theo tiến độ của chiến dịch tiêm phòng ở từng nước, giữa những nước nhanh chóng đạt miễn dịch cộng đồng (ít nhất 75% dân được tiêm phòng) với những nước chậm hơn trong cuộc đua này.
Hiện các chương trình triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy nhanh trên toàn cầu nhưng gặp không ít trở ngại. Ngày 13/4, giới chức y tế Mỹ đã khuyến nghị tạm dừng sử dụng vaccine của Johnson & Johnson do lo ngại tình trạng một số ca xáy ra hiện tượng đông máu sau khi tiêm. Nhà chức trách châu Âu cũng đang nghiên cứu sự liên quan giữa hiện tượng đông máu và việc tiêm vaccine của AstraZeneca (Anh) sau khi nhiều nước dừng sử dụng vaccine này.
UAE, Maroc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm (Trung Quốc)
Ngày 9/12, Bộ Y tế Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho biết vaccine tiềm năng phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của công ty dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc) được thử nghiệm tại UAE đạt hiệu quả đến 86%.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc). Ảnh: Yicai Global/TTXVN
Trong tuyên bố do hãng thông tấn nhà nước WAM đăng tải, Bộ Y tế UAE thông báo kết quả trên, viện dẫn báo cáo phân tích giữa kỳ cuộc thử nghiệm lâm sàng vaccine ở giai đoạn 3, tức là giai đoạn cuối trước khi chính thức được cấp phép sử dụng. Báo cáo cho thấy không có mối lo ngại nghiêm trọng về độ an toàn, song không nêu rõ liệu các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm có gặp tác dụng phụ hay không. Hiện chưa rõ thông báo trên chỉ bao gồm kết quả thử nghiệm tại UAE hay cả ở Trung Quốc và những nước khác. Bộ Y tế UAE cũng cho biết đã chính thức đăng ký vaccine nói trên, nhưng không cho biết thêm chi tiết về việc này.
Tháng 7 vừa qua, UAE đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm loại vaccine bất hoạt của Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) - công ty con của Sinopharm, với sự tham gia của 31.000 tình nguyện viên đến từ 125 nước. Các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 - 60 tuổi đã được tiêm 2 liều vaccine trong cuộc thử nghiệm này. Vaccine của Sinopharm đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại một vài nước trong khi công ty vẫn đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đối với vaccine này tại những nước khác.
* Trong khi đó, chính quyền Maroc đang xúc tiến chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 bắt đầu từ tháng 12 này với mục tiêu tiêm phòng cho 80% số người trưởng thành và chủ yếu sử dụng vaccine của Sinopharm. Ngày 8/12, Hoàng cung Maroc thông báo Quốc vương Mohammed VI đã chỉ thị rằng tất cả công dân nước này sẽ được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 miễn phí.
Thủ tướng Saad Dine El Otmani hồi tháng trước cho biết Maroc dự kiến đưa vào sử dụng vaccine của Sinopharm trong những tuần tới, ngay khi giai đoạn 3 thử nghiệm kết thúc. Theo ông, Maroc cũng đã đặt hàng các liều vaccine từ hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cũng như đang đàm phán với các hãng sản xuất vaccine khác.
* Cùng ngày 8/12, Giám đốc Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh Gamaleya, Alexander Gintzburg cho biết Nga dự kiến sản xuất ít nhất 6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi tháng bắt đầu từ tháng 1/2021. Trung tâm Gamaleya đã phát triển vaccine Sputnik-V, vaccine phòng COVID-19 đầu tiên trên thế giới được cơ quan y tế quốc gia phê duyệt.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) cùng ngày thông báo RDIF và Trung tâm nghiên cứu Gamaleya đã chuẩn bị sẵn sàng để sản xuất vaccine Sputnik V tại Ukraine. Tuyên bố viết: "RDIF và Trung tâm nghiên cứu Gamaleya đã sẵn sàng sản xuất vaccine ở Ukraine và nộp các giấy tờ để được cơ quan quản lý nhà nước (Ukraine) cấp phép".
* Trả lời phỏng vấn của truyền thông Italy ngày 9/12 khi được hỏi về các vaccine của Nga và Trung Quốc, Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) Emer Cooke cho biết hai nước chưa đề nghị cơ quan này cấp phép cho các vaccine của họ và nếu hai nước đề nghị cấp phép vaccine, EMA sẽ nghiên cứu cũng như xem xét các dữ liệu. Bên cạnh đó, bà Cooke cũng tuyên bố không chịu bất cứ sức ép để đẩy nhanh các thủ tục cấp phép cho vaccine của các hãng dược phẩm lớn trên thế giới như Moderna hay Pfizer.
Hàn Quốc bắt đầu sản xuất vaccine của hãng Novavax Ngày 12/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết từ tháng 4 này vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Novavax (Mỹ) bắt đầu được sản xuất tại Hàn Quốc và có đủ nguyên liệu cần thiết sản xuất trong nửa đầu năm nay. Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 của Novavax. Ảnh: AFP/TTXVN Dự kiến, vaccine Novavax sẽ ra mắt vào...