Cảnh báo thương nhân Hongkong lừa đảo
Thương vụ Việt Nam tại Hongkong vừa cảnh báo hiện tượng một số doanh nghiệp Việt Nam mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đối tác Hongkong đã bị phía đối tác Hongkong lừa đảo, không trả tiền, chiếm đoạt tiền.
Nguyên nhân do các DN Việt Nam phần lớn không tìm hiểu kỹ về đối tác, thường không trực tiếp gặp mặt mà chỉ giao dịch qua email, điện thoại, fax nên không có khả năng kiểm chứng tính xác thực của đối tác. Đối tác thường chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh toán, giao hàng thuận lợi nên DN Việt Nam nhanh chóng ký hợp đồng mà vẫn sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền, trả trước, đặt cọc, tạm ứng một tỷ lệ phần trăm khá cao so với giá trị lô hàng.
Ngoài ra, thủ đoạn gần đây các đối tượng thường áp dụng là sử dụng một email gần giống hoặc trùng với email của đối tác, yêu cầu phía Việt Nam chuyển tiền vào tài khoản khác, sau khi chiếm đoạt được tiền sẽ cho đóng tài khoản nên rất khó thu hồi. Đối tượng cũng có thể thanh toán sòng phẳng một số giao dịch ban đầu để tạo lòng tin cho phía Việt Nam, sau đó mới tiến hành lừa đảo với các thương vụ lớn.
Theo Mai Hương
Dân Việt
Video đang HOT
Dùng "con nuôi" đưa hàng tỷ đồng tiền giả qua biên giới bằng... đế dép
Một người đàn bà bí ẩn đã được tôn lên hàng"bà trùm" bởi những mánh khóe tinh vi vận chuyển trót lọt hàng tỷ đồng tiền giả về Việt Nam để tiêu thụ trên khắp cả nước.
Chưa dừng lại ở đó, "bà trùm" còn xây dựng những "đường dây" chặt chẽ, thu nạp đối tượng thành "con nuôi" để dễ bề điều khiển. Sau nhiều năm trốn tránh pháp luật, "bà trùm" đã bị bắt khi "mò" về nước đón mẹ già và con gái sang Trung Quốc.Vận chuyển tiền giả bằng... đế dép
Bùi Thanh Bình (SN 1991) còn có tên gọi khác là Bình "cóc", sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Bình thích lêu lổng, chơi bời nên 15 tuổi đã bỏ học ở nhà. Sau đó, Bình được cha mẹ cho đi học nghề nhưng cũng chẳng đến đầu đến đũa vì bỏ ngang. Không nghề nghiệp, túng tiền tiêu, Bình kiếm tiền bằng cách đi buôn... pháo nổ. Mò mẫm sang chợ Pò Chài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tìm mua pháo Bình "cóc" đã gặp và làm quen với một người đàn bà trung tuổi xa lạ. Người đàn bà ấy đã đưa Bình về nhà rồi tạo điều kiện cho Bình mua được 2 thùng pháo diêm. Sau khi giao dịch người đàn bà này cho Bình số điện thoại kèm lời dặn: "Khi nào có việc cần cứ liên hệ". Trở về Vĩnh Phúc, Bình "cóc" đem số pháo mua được đi tiêu thụ và bị bắt giữ. Vì phạm tội lần đầu và được gia đình bảo lãnh nên Bình đã may mắn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở nhà một thời gian dài, ngứa ngáy chân tay, Bình nhớ đến lời dặn của người đàn bà đã gặp ở chợ Pò Chài nên quyết định bỏ nhà trốn sang Trung Quốc xem có "cửa" nào để kiếm tiền. Những ngày sống ở đây Bình được người đàn bà xa lạ nọ nhận làm "con nuôi". Được "mẹ nuôi" cho ăn mặc, được cung cấp tiền tiêu, một thời gian sau Bình mới biết được lý do của sự thoải mái ấy. "Mẹ nuôi" muốn Bình trở thành một mắt xích trong đường dây kiếm tiền của bà. Nhiệm vụ của Bình sẽ là vận chuyển tiền giả về Việt Nam tiêu thụ. Để tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, "mẹ nuôi" đã mua nhiều đôi dép tông dạng xốp, sau đó hướng dẫn Bình dùng dao nhọn khoét rỗng trong đế dép theo kích cỡ từng loại mệnh giá tiền giả. Khi có khách hàng đặt mua, "mẹ nuôi" dùng sợi chỉ buộc số tiền giả lại giấu vào phần đế dép đã được khoét rỗng rồi dùng keo con voi dán lại. Công việc của Bình đơn giản chỉ là đi dép vào chân rồi trở về Việt Nam, khi gặp đối tượng mua - nhận hàng thì 2 người đổi dép cho nhau...
Cứ như vậy, Bình trở thành một "mắt xích" quan trọng cho "mẹ nuôi", mỗi phi vụ lớn trót lọt Bình lại được "mẹ nuôi" trả công hậu hĩnh, có lần lên tới tới gần 30 triệu đồng như vụ chuyển hàng trăm triệu đồng tiền giả cho đối tượng Nguyễn Mạnh Hà (SN 1978), ở xóm Ấp Lớn, xã Lý Văn Lân; đối tượng Đặng Thành Tài (SN 1976), ở 451 Nguyễn Trãi, khóm 4, phường 9, đều ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau...
Thấy kiếm tiền dễ, Bình lao vào đem tiền giả đi tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong nước như một con thiêu thân với số lượng ngày một nhiều hơn. "Đi đêm lắm" cho đến một ngày phải vận chuyển tiền giả với số lượng lớn, nhét tiền giả vào đế dép chẳng đủ, Bình buộc "hàng" vào bắp chân nên đã bị Đội biên phòng Đồng Đăng, Lạng Sơn phát hiện. Tính đến thời điểm bị bắt, Bình "cóc" đã vận chuyển tiền giả tổng cộng 16 lần cho "mẹ nuôi" vào Việt Nam tới các địa điểm tiêu thụ với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Từ Bình CQĐT đã khám phá ra một đường dây buôn bán tiền giả và lật mặt "bà trùm" tiền giả xuyên biên giới.
Đối tượng Bùi Thanh Bình và vật chứng vận chuyển tiền giả
Màn sương mờ ảo về "bà trùm"
Sau khi Bình bị bắt, hàng loạt đối tượng liên quan đến đường dây vận chuyển tiền giả trong nước đã bị CQĐT giăng bẫy, đánh sập và truy bắt được nhiều đối tượng là chân rết của "bà trùm" vận chuyển tiền giả về Việt Nam. Các đối tượng này đều khai nhận đã nhận tiền giả trực tiếp hoặc gián tiếp từ một người đàn bà trung tuổi thông qua hệ thống phân phối chính là Bình. Tuy nhiên các đối tượng này đều không xác định được người đàn bà xa lạ ấy là ai, ở đâu. Trong khi đó tại CQĐT, Bình "cóc" nhất định không khai và đồng thời phủ nhận mọi quan hệ với người đàn bà chính là "mẹ nuôi" của mình, y chỉ thú nhận rằng mình nhận tiền từ một người tên là Minh. Một nhiệm vụ quan trọng đối với công tác phá án lúc này là phải lật mặt được "bà trùm" tiền giả bí ẩn này.
Được xác định là đầu mối cung cấp tiền giả cho các đối tượng người Việt Nam, tuy nhiên những dấu vết của "bà trùm" lại hết sức mờ ảo khiến CQĐT gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, "bà trùm" chỉ hoạt động tại bên kia biên giới, ít khi trở về nước và đặc biệt là sau khi gã "con nuôi" Bùi Thanh Bình bị bắt, "bà trùm" đã chuyển vào hoạt động bí mật và hạn chế tiếp xúc người lạ. Liên tiếp trong một thời gian dài sau đó, các trinh sát hình sự đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để dò hỏi về tung tích nhưng vẫn không thể tìm ra dấu vết của "bà trùm". Tuy nhiên một dấu hiệu bất thường mà CQĐT nắm được, đó là tuy những mắt xích quan trọng trong đường dây vận chuyển tiền giả của "bà trùm" đã bị chặn đứt, "bà trùm" cũng biến mất một cách đầy bí ẩn nhưng số lượng tiền giả tuồn vào Việt Nam vẫn không giảm chứng tỏ "bà trùm" này không hề "quy ẩn" mà vẫn đang ẩn nấp ở đâu đó để điều khiển toàn bộ đường dây mua bán, vận chuyển tiền giả của mình.
Hàng loạt những biện pháp nghiệp vụ tiếp tục được triển khai nhưng một lần nữa tung tích của "bà trùm" vẫn là một dấu hỏi lớn. Đã có những lúc vụ án tưởng như bế tắc thì Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn bất ngờ nhận được tin từ trinh sát báo về việc phát hiện có nhiều tờ tiền polyme giả mệnh giá 200.000 đồng đang được tiêu thụ tại chợ Giếng Vuông, TP Lạng Sơn. Tại trụ sở công an, 3 đứa trẻ đã kể lại việc được chú mình đưa tiền mệnh giá 200.000 đồng giả để đi mua quà rồi còn tiền thừa đem về cho chú. Ngay lập tức, người chú này bị triệu tập. Y khai tên Lộc Văn Trường, từng có một tiền án vì tổ chức vượt biên và đưa người ra nước ngoài trái phép. Lộc Văn Trường vừa mãn hạn tù và được trả về địa phương. Qua đấu tranh khai thác, đối tượng khai nhận vì không có tiền tiêu nên đã tìm gặp "người yêu cũ" và được cho 2 triệu đồng tiền giả với lời căn dặn "tiêu cho khéo". Từ đây, chắp nối những thông tin trong những vụ án cũ, cộng thêm thông tin "người yêu cũ" cung cấp, toàn bộ chân dung "bà trùm" tiền giả ma mãnh đã được các trinh sát hình sự Công an tỉnh Lang Sơn dựng lên đầy đủ để lên kế hoạch bắt giữ.
Chân dung "bà trùm" buôn tiền giả
"Mẹ nuôi" của Bùi Thanh Bình, cũng chính là "bà trùm" buôn tiền giả với cái bóng bao phủ đối với dân vùng biên tên thật là Phùng Thị Liễu (SN 1965), đăng ký HKTT ở thôn Tân Trung 1, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Năm 2004, Liễu sang Lũng Nghịu, thị xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc làm ăn sinh sống. Liễu đã từng có 1 tiền án về việc buôn bán người và bị kết án 3 năm tù giam. Trước đó, Liễu học hết cấp II rồi nghỉ ở nhà phụ mẹ chạy chợ kiếm tiền nuôi 5 người em ăn học. Sau này, Liễu bị người yêu bỏ rơi cùng với đứa con gái trong bụng sau được đặt tên theo họ mẹ là Phùng Thị M. (SN 1994). Khi con gái vẫn còn ẵm ngửa, Liễu để con cho mẹ mình nuôi rồi thông qua một số mối quen biết đi buôn hàng lậu từ Trung Quốc về Bắc Giang bán lại cho các đầu mối với "mạng lưới" hàng lậu "vươn" ra cả Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Hòa Bình...
Thời gian sau đó, Liễu sinh thêm 2 người con gái nữa là Phùng Thị N. (SN 1996) và Phùng Thị H. (SN 1998) và không ai biết cha của 2 đứa trẻ là ai. Đầu năm 2004, Liễu đưa 2 con gái là Phùng Thị N. và Phùng Thị H. sang Lũng Nghịu, Trung Quốc sống như vợ chồng với 1 người đàn ông Trung Quốc. Biết "gã chồng hờ" có mối lấy tiền Việt Nam giả, Liễu liền móc nối với một số đối tượng để đưa tiền giả về nước bán kiếm chênh lệch. Rất nhanh, Liễu trở thành "bà trùm" khu vực Pò Chài trong việc buôn cả tiền thật lẫn tiền giả. Chung sống với "gã chồng hờ" người Trung Quốc, Liễu sinh thêm 1 cô con gái nữa vào năm 2008. Công việc buôn tiền giả thuận lợi dần giúp Liễu có cuộc sống sung túc trên đất khách quê người, thế nhưng "bà trùm" này vẫn canh cánh trong lòng vì cô con gái đầu lòng và người mẹ già ở quê nhà đang phải sống trong nghèo khó.
Phát hiện được điểm yếu này, CQĐT đã dùng biện pháp "câu nhử" Liễu vượt biên về nước với "kịch bản" đi thẳng về Bắc Giang đón con gái và mẹ rồi quay trở lại ngay Trung Quốc. Trong đêm 1 ngày tiết trời rét tê tái của mùa đông xứ Lạng xuất hiện 1 người phụ nữ lấm lét vượt biên vào trong nước đã bị lực lượng tuần tra biên phòng Cửa khẩu Tân Thanh phát hiện. Qua xem xét các giấy tờ tùy thân, người phụ nữ tự xưng mình tên Hoa và nói tiếng Trung rất trôi chảy. Hoa cho biết mình đang đi tìm con gái bị lạc. Thấy bộ dạng lấm lét, hoảng hốt các chiến sĩ biên phòng đã yêu cầu chị ta về đồn để lập biên bản sự việc. Tuy nhiên ngay sau đó chân tướng của người phụ nữ tên Hoa đã được làm rõ chính là "bà trùm" buôn tiền giả Phùng Thị Liễu mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đang truy tìm. Cuối năm 2011, "Bà trùm" Phùng Thị Liễu đã bị Hội đồng xét xử TAND tỉnh Lạng Sơn đã tuyên phạt 20 năm tù giam về hành vi lưu hành tiền giả.
Theo An ninh thủ đô
Tự dựng "kịch bản" bị bắt cóc để tống tiền chồng ngoại quốc Không có tiền ăn xài và trả nợ cờ bạc, bà N. đã tự dựng chuyện bị bắt cóc, doạ giết để tống tiền người chồng mang quốc tịch Đài Loan của mình. Chiều 3/4, công an quận 7 đang tạm giữ Hoàng Như N. (43 tuổi, người địa phương) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bà...