Cảnh báo thói quen cạo râu không đúng
Mặc dù các đấng mày râu rất chú trọng trong việc lựa chọn dao cạo râu nhưng lại ít quan tâm đến việc phải dùng nó như thế nào cho đúng. Chính việc bỏ qua những lưu ý nhỏ trong khi cao râu là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương ở da mặt thường gặp.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các đấng mày râu khi cạo râu bằng dao là không sử dụng bọt cạo. Trong khi theo Ths. Đỗ Quân Khoát, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 198, khi cạo râu bắt buộc phải dùng bọt. Bọt cao râu giúp cho sợi râu mềm ra và những tế bào sừng trên da mặt cũng sẽ mềm khiến cho khi lưỡi dao cạo đi vào sẽ có cảm giác mềm mại. Bên cạnh đó, trong quá trình cạo thường có sự trầy xước da, những micro thường tổn thương rất nhỏ, nhiều khi người cạo chưa cảm thấy gì nhưng thực ra đã có xây xước, vì vậy bọt cao râu sẽ giúp giảm sự trầy xước.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, nhiều nam giới do không có thời gian nên thường bỏ qua bước rửa mặt bằng nước ấm trước khi cạo râu. Sau khi cạo xong cũng ít người có thói quen rửa lại mặt bằng nước lạnh. Mặc dù đây là 2 bước quan trọng để giúp tránh nhiễm khuẩn cho da.
Mục đích rửa lại bằng nước lạnh sau khi cạo râu là làm cho khít lỗ chân lông lại và làm sạch những bọt bẩn còn sót lại trong quá trình cạo râu, chống nhiễm khuẩn cho da.
Vệ sinh dao cạo cũng là nguyên tắc bắt buộc sau khi cạo râu nhưng cũng ít người chú ý. Việc này có thể dẫn đến nấm, vi khuẩn sinh sôi nảy nở do những tế bào sừng khi cạo râu còn nằm lại ở dao cạo. Đây là một nguy cơ rất nguy hiểm với sức khỏe khi dùng lại những con dao này.
Video đang HOT
Ngoài việc vệ sinh lưỡi dao hằng ngày sau khi sử dụng và sử dụng bọt cao râu, người dùng cũng nên quan tâm đến một vài lưu ý sau khi sử dụng dao cạo râu:
-Tuyệt đối không dùng chung lưỡi dao với người khác để tránh mắc bệnh khi trầy xước trong quá trình cạo râu.
-Nên thay lưỡi dao thường xuyên, khoảng 10 – 20 ngày thay một lần tuỷ theo sử dụng nhiều hay ít.
-Sau khi sử dụng dao cạo nên lau sạch và làm khô lưỡi dao để giúp mặt dao không bị ôxy hóa.
Theo TNO
Những điều cần biết về bệnh ung thư thực quản
Đây là một trong 10 dạng ung thư hay gặp nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ở lứa tuổi trên 50, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 2-5 lần nữ. Bệnh nhân ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị tử vong trong tình trạng suy kiệt do không ăn uống được.
Các yếu tố thuận lợi phát sinh ung thư thực quản bao gồm:
- Thói quen và chế độ ăn uống: Các loại thức ăn chứa nhiều chất Nitrosamin như rau ngâm dấm và thịt xông khói, các loại nước có cồn và thuốc lá đều có thể dẫn đến ung thư thực quản. Ở một số địa phương, thức ăn và nguồn nước uống thiếu các chất vi lượng như kẽm, molybeden... và đó cũng là tiền đề khiến bệnh này xuất hiện.
- Các tổn thương tiền ung thư của thực quản như co thắt tâm vị, viêm thực quản trào ngược, teo hẹp thực quản do bỏng...
- Một số bệnh có tính di truyền như Tylosis (với triệu chứng gây sừng hóa lòng bàn tay và bàn chân).
Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh này là nuốt khó, bắt đầu với các thức ăn cứng. Về sau, bệnh nhân thấy khó nuốt ngay cả với thức ăn lỏng và nước bọt. Sụt cân và mệt mỏi cũng là các triệu chứng thường gặp. Một số người bị viêm phổi, khàn tiếng, khó thở, sặc, ngạt... Các triệu chứng trở nên rõ ràng khi khối u ăn hết lòng của thực quản.
Khi có những dấu hiệu rối loạn về nuốt, bệnh nhân cần đi khám ngay ở một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc phẫu thuật lồng ngực và tim mạch. Bệnh nhân cần được nội soi thực quản, phế quản, chụp thực quản với thuốc cản quang, sinh thiết và giải phẫu bệnh để xác định chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, xác định được tiên lượng và chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chụp CT để có đủ thông số quyết định sẽ phẫu thuật triệt để, phẫu thuật nuôi ăn tạm thời hay chỉ điều trị nội khoa nâng đỡ những ngày cuối cùng cho bệnh nhân.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản.
Đối với ung thư thực quản, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu, bên cạnh các phương pháp hóa trị và xạ trị. Những phương pháp phẫu thuật chính được các bác sĩ ngoại khoa đề nghị là:
1. Phẫu thuật triệt để: Cắt bỏ toàn bộ thực quản và tái tạo thực quản mới bằng dạ dày. Đây là phương pháp tốt nhất giúp người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi ca mổ kéo dài 5-6 giờ vì vậy bệnh nhân phải được đánh giá thật kỹ xem có khả năng chịu đựng được cuộc mổ hay không.
2. Phẫu thuật tạo thực quản giả bằng đại tràng, không cắt bỏ khối ung thư: Với phương pháp này, tiên lượng bệnh không thay đổi vì không cắt bỏ được khối u. Việc phẫu thuật chỉ giúp bệnh nhân có thể ăn uống bằng đường miệng, nhưng cũng khó khăn. Hiện loại phẫu thuật này ít được sử dụng.
3. Mở thông ruột non hay dạ dày để nuôi ăn: Đây là biện pháp tạm thời, giúp bệnh nhân không bị chết đói. Các bác sĩ đưa một ống thông vào dạ dày hay ruột non để chuyển các loại thức ăn lỏng vào ống tiêu hóa. Loại phẫu thuật này được áp dụng cho những bệnh nhân có các dấu hiệu nặng, không thể tiến hành cuộc mổ triệt để:
- Có các biến chứng do u lan rộng như khàn tiếng, khó thở do liệt dây thần kinh quặt ngược, đau cột sống dai dẳng do di căn, liệt cơ hoành do tổn thương thần kinh, rò thực quản - khí quản và tràn dịch màng phổi ác tính.
- Khối u thực quản quá lớn (dài trên 8 cm), bệnh nhân sụt trên 20% cân nặng trong một tháng.
4. Đặt khung đỡ qua đường nội soi thực quản: Đây là kỹ thuật mới, được áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn không thể phẫu thuật triệt để được. Nó có tác dụng tạm thời, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống thêm vài ba tháng. Giá thành phẫu thuật này khá đắt so với mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam.
Theo SKDS
Phát hiện sớm ung thư thực quản Ung thư thực quản (UTTQ) là bệnh lý ác tính đứng hàng thứ tư sau các ung thư tiêu hóa là ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Phần lớn bệnh UTTQ xuất hiện ở người cao tuổi, thường trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Điều đặc biệt là triệu chứng của bệnh thường không xuất...