Cảnh báo thịt bò khô chế từ thịt lợn ướp hương liệu
Không chỉ có thịt bò khô xé nhỏ, loại nguyên miếng cũng có thể làm từ thịt lợn chỉ cần thêm ít hương liệu là ra thịt bò khô.
Trong khi giá thịt bò tươi tại các chợ đều tăng vọt thì mặt hàng thịt bò khô lại giữ giá một cách khá chuẩn. Giá một cân thịt bò khô chỉ ngang bằng một cân thịt bò tươi.
Chế từ thịt lợn
Trong vai một người đi mua thịt bò khô về cho nhà hàng, với tiêu chí vừa rẻ vừa ngon. Dạo một vòng quanh các quầy hàng đồ khô tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội mặt hàng thịt bò khô luôn được bày bán khá nhiều và chiếm một vị trí khá đẹp, dễ bắt khách nhất.
Tại cửa hàng H.M chuyên kinh doanh các loại thực phẩm khô, đóng sẵn… Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua thịt bò khô về bán ở quán bia cỏ chị niềm nở giới thiệu. Túi thịt bò khô khoảng 2kg với giá 160 nghìn đồng/kg được chị mang ra chào hàng.
Đến thời điểm này, giá các mặt hàng thực phẩm đều lên nên thịt bò khô cũng lên nhiều, trước giá từ 90 đến 130 nghìn/kg. Giá bây giờ không còn ở mức đó. Băn khoăn về giá cả chỉ bằng 1kg bò tươi chị buột miệng “làm gì có thịt bò xịn hả em, chỉ là thịt lợn thôi, thịt bò khô xịn bây giờ phải lên 350 nghìn đồng/kg”.
Tương tự, tại quầy đồ khô S.L, chị bán hàng thao thao tay gỡ thịt bò từ túi to, miệng không quên quảng cáo loại thịt này chị nhập từ miền Trung. Giá có đủ loại, rẻ nhất là 150 nghìn đồng. Chị thành thật với giá đó thì không 100% thịt bò được. Người sản xuất vẫn phải pha thêm thịt lợn. Tùy vào mức tiền người mua hàng sẽ được ăn bò khô hay lợn khô.
Chị này còn bật mí thêm, không chỉ có thịt bò khô xé nhỏ, loại nguyên miếng cũng có thể làm từ thịt lợn chỉ cần thêm ít hương liệu là ra thịt bò khô. Bản thân chị là người buôn bán nhưng cũng rất khó phân biệt, chỉ là chỗ kinh doanh to nhỏ với nhau.
Tại quầy hàng đồ thực phẩm K.C, với những túi thịt bò khô từ 500 gram đến 1 kg được bày bán la liệt. Ban đầu chị chủ bán hàng còn khăng khăng hàng bò xịn. Sau một hồi nói chuyện về “nghề nghiệp” chị cũng bộc bạch nhiều hơn. Chị cho biết thịt bò tươi đắt nên họ có thể pha thêm thịt lợn. Nhưng đối với hàng bò miếng giá 300 nghìn đồng/kg thì ít hơn.
Chị Hương (Kim Giang, Hà Nội) – một người chuyên bán buôn, bán lẻ các loại thịt bò khô từ Quảng Ngãi chính hiệu không khỏi bức xúc và làm thử phép tính 1kg thịt bò tươi nguyên chất đã có giá 160k/1kg, mà 2kg tươi mới được 1kg khô. Nếu 1 kg bò khô chưa kể nguyên liệu được bán với giá đó thì người làm bán nhà đi để sản xuất tiếp.
Video đang HOT
Chị Hương cho biết, bằng cảm quan rất khó để phân biệt thịt bò nguyên chất hay thịt lợn khô vì chỉ cần tẩm các hương liệu là giống y như thật. Khi ăn, thịt bò có vị đằm hơn và giai hơn thịt lợn khô. Một lạng thịt bò khô chị bán lẻ đã lên tới 33 đến 38 nghìn đồng.
Mập mờ chuyện nhãn mác
Theo quan sát của chúng tôi, nhưng túi bò khô phần lớn đều dựng trong một túi “đặc chủng” trắng tinh không có nhãn mác. Bên ngoài chỉ ghi riêng hai chữ “bò khô” để quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Tại cửa hàng T.M, khi chúng tôi thắc mắc về tem nhãn mác chị mới lấy vội trong túi ra cái nhãn mác bằng bàn tay và giới thiệu là sản phẩm của công ty này.
Một cửa hàng bên cạnh, túi thịt bò 20kg đang được người bán hàng tay không xé nhỏ ra để cho vào túi đóng 1kg. Nhìn đôi tay trần của chị bốc đủ các loại hàng từ giá cao xuống giá thấp, sau đó chị lại trực tiếp ngồi xé bò khô mà không có gang tay hay rửa tay qua.
Chị cho biết đặt hàng ở một chỗ nên không cần phải tem nhãn. Túi này không có ghi tem nhãn sản phẩm nhưng thực ra là hàng tốt. Một kg bò khô này chị bán với giá 150 nghìn/kg, làm nhà hàng chỉ lấy loại này thôi, loại xịn 290 nghìn đồng/kg thì làm gì còn lãi.
Chị K, một người bán bò khô trong chợ này cho biết những cái nhãn mác đó cũng đơn giản. Nếu khách cần người ta chỉ cần photo là có ngay. Buôn bán chất lượng là chính. Thịt bò khô hàng chợ giá rẻ bao giờ cũng dễ bán hơn nên khá nhiều chủ quầy mua về bán.
Anh Định Công Hải (Nghĩa Tân, Hà Nội) kể vài hôm trước vợ anh đặt mua một túi thịt bò khô từ trên mạng với giá 170 nghìn đồng/kg được mang đến tận nhà. Khi hàng đến, anh quan sát không có một tem nhãn mác. Vợ chồng anh thắc mắc thì được người giao hàng cho biết là hàng mua từng bao tải về đóng nhỏ thành túi. Nhưng giá rẻ bất ngờ, anh nghĩ chủ thớt sẽ phải pha khá nhiều thịt lợn ốm
Theo Bee
Làm bò khô cạnh... nhà vệ sinh
Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh.
Làm bò khô cạnh... nhà vệ sinh!
Hình minh họa
Ngày Tết, bò khô là món ăn được ưa chuộng tại Đà Nẵng. Chúng tôi đặt chân đến "lò" làm bò khô nằm trong một con hẻm trên đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu).
Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh.
Em Ngọc Lan (sinh viên Trường ĐH Duy Tân) xin làm thêm tại đây cho biết, khô bò được để trên sàn hay dùng thau chứa là đã qua công đoạn tẩm gia vị, còn trước lúc xé nhỏ, từng tảng thịt to vừa được sấy khô được để đầy dưới nền nhà. Qua lại, nhiều người còn lấy chân gạt ngang để lấy chỗ bước đi.
"Có đi làm thế này em mới biết, thức ăn mà mọi người hay dùng trong dịp Tết bẩn đến mức nào. Từ bây giờ, em chẳng dám nghĩ tới chuyện ăn bò khô nữa"- Lan rụt cổ nói.
Một điều đáng ngạc nhiên là cơ sở này có đủ mọi thứ giấy tờ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được chủ cơ sở dán trên tường để khách hàng tới mua nhìn thấy.
Phơi bí làm mứt ngay trên đường Xuân La (Hà Nội)
"Công nghệ" bẩn sản xuất mứt
Cư xá Đường Sắt, Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3 (TP.HCM) từ lâu vang tiếng là lò mứt của nhiều chợ trên địa bàn thành phố như An Đông, Bình Tây, Phạm Thế Hiển...
Những ngày đầu tháng Chạp, cả cư xá như một công trường hỗn loạn. Ngay con hẻm đối diện chùa Đại Hành, xe chở mứt thành phẩm đi ra, xe nguyên liệu đi vào liên tục. Sâu trong hẻm, gần 20 thanh niên ở trần, mồ hôi nhễ nhại đang dùng tay khuấy đều những thùng nhựa chứa đầy me, bí, cà rốt, dừa, khoai...
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Mão, các lò mứt, chả giò, hạt dưa... đang vào mùa cao điểm sản xuất. Bất chấp sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành chức năng, "công nghệ" sản xuất bẩn vẫn ngang nhiên tồn tại.
Hàng chục nồi nước đường sôi sùng sục, người thợ lấy nước trong thùng cạnh đó đổ thêm vào nồi, mặc dù vừa mới... rửa tay trong đó. Cảnh sơ chế nguyên liệu trái cây cũng vô cùng kinh khủng.
Trái cây được rửa qua ở một thùng nước lớn, sau khi gọt vỏ, rửa lại một lần nữa cũng ngay thùng nước đó rồi đem phơi. Từng bao tải trái cây chờ sơ chế bày tràn lan ra lòng đường. Nước bẩn từ ống cống bốc mùi hôi thối nồng nặc, người qua lại vô tư giẫm lên.
Một cơ sở sản xuất mứt Tết khác ở khu phố 1, xã Bình Hưng, Bình Chánh cũng đang hối hả sản xuất. Vẫn theo quy trình y hệt bên cư xá Đường Sắt, nhưng mứt ở đây sản xuất ngay trong những nhà chòi cắm chân trên kênh Tập Đoàn.
Đây là con kênh nổi tiếng ô nhiễm. Giữa tháng 12-2010, bé Nguyễn Hồng San ở tổ 58, ấp 1A đã tử vong vì nhiễm khuẩn tả do vô tình uống phải nước kênh này. Vậy mà công nhân vẫn vô tư rửa dọn nguyên liệu, đồ dùng làm mứt Tết.
Tại Hà Nội, làng mứt Tết Xuân Đỉnh cũng rộn rã vào mùa, và cảnh "muôn năm cũ" vẫn diễn ra. Dọc theo tuyến đường Xuân La để vào làng mứt Xuân Đỉnh, mứt được phơi trắng phau dọc hai bên vỉa hè.
Các loại mứt sau khi luộc được đem phơi ngay trên mặt đất, trên tấm bạt và không có bất cứ thứ gì che đậy. Bụi bặm, rác rưởi lẫn vào mứt. Vào đến làng, đập vào mắt chúng tôi là cảnh công nhân tay đen sì thái bí, trộn đường, bốc mứt trên nền đất nhớp nháp.
Ông chủ xởi lởi cho xem rất nhiều đơn đặt hàng đến từ rất nhiều nơi, chủ yếu là các vùng quê ở ngoại thành Hà Nội. Nhưng khi được hỏi về giấy chứng nhận, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ông này lảng sang chuyện khác sau khi buông một câu gọn lọn: "Chưa kịp làm".
Theo Dân Việt
Tương ớt trôi nổi, người bán hàng lắc đầu về nguồn gốc Không chỉ bán những lọ tương không có nguồn gốc, không mẫu giấy bảo quản mà chính những người bán cũng không biết hàng này từ đâu ra. Lên chợ Đồng Xuân mà hỏi nguồn gốc Trong vai một người muốn buôn tương ớt về dưới tỉnh lẻ bán, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu vể nguồn gốc của những can tương...