Cảnh báo thịt bẩn mùa dịch cúm
Lực lượng thú y TPHCM liên tục phá các lò thịt bẩn. Trong khi đó gia cầm, gia súc trôi nổi vẫn hằng ngày đưa vào TP, gây lo ngại lây lan dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Một vụ giết mổ lậu, bơm bã đậu vào gia cầm trôi nổi bị Trạm thú y Bình Chánh phát hiện, xử lý
Tính từ đầu năm đến đầu tháng 2, riêng Trạm thú y H.Bình Chánh phát hiện, xử lý 135 vụ vi phạm về kinh doanh, giết mổ lậu gia súc, gia cầm tang vật thu giữ gồm 42 con heo sống, 4.198 con gia cầm, 17.669 quả trứng gia cầm, 2.366 kg thịt gia súc, gia cầm.
Riêng ngày 8/2, Trạm thú y Bình Chánh phát hiện 15 vụ vi phạm kinh doanh, giết mổ lậu gia cầm, tịch thu 3.600 quả trứng gia cầm, 72 con gia cầm trôi nổi.
Video đang HOT
Trước đó, chỉ trong rạng sáng ngày 4/2, tổ kiểm tra liên ngành đã phát hiện 7 trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, thịt, trứng gia cầm trôi nổi. Mới đây, ngày 16.2, tổ liên ngành thú y H.Bình Chánh kiểm tra tại địa chỉ F1/38R tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, phát hiện bà Nguyễn Thị Thúy thu gom, phân phối gia cầm trái phép, tạm giữ hơn 1,8 tấn gia cầm.
Thịt gia súc bệnh cũng đã được phát hiện. Ngày 13/2, lực lượng thú y H.Bình Chánh phối hợp với UBND xã Vĩnh Lộc B kiểm tra nhà không số địa chỉ tổ 3, ấp 6, xã Vĩnh Lộc B, phát hiện bà Lê Thị Tới (ngụ Q.8) chế biến heo quay “chui”. Tại hiện trường có 20 con heo đã giết mổ với trọng lượng gần nửa tấn thịt, chế biến trên nền đất, heo không qua kiểm soát giết mổ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đáng báo động vì số heo này bị xuất huyết toàn thân, có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm.
Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm thú y H.Bình Chánh, nói: “Nếu không phát hiện, xử lý kịp thời thì số thịt heo bệnh này sẽ đưa ra thị trường, người dân ăn nhằm thịt heo bệnh rất nguy hiểm”. Cũng theo ông Nguyên, trước đó cán bộ của trạm phối hợp với lực lượng chức năng cũng đã phát hiện trên địa bàn huyện trường hợp tương tự, heo bị xuất huyết được đối tượng thu mua giá rẻ từ các vùng dịch, lén lút đưa về lò giết mổ để chế biến, đưa ra thị trường.
Theo bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, chỉ trong 3 ngày từ 16-18.2, tổ liên ngành của trạm đã phát hiện, xử lý 6 vụ vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Trong đó, tang vật vi phạm rất phong phú, từ thịt heo, gà vịt, phụ phẩm trâu bò cho đến… thịt chó. Hình thức vận chuyển cũng đa dạng, thịt bẩn chứa trong khoang hành lý, hành khách của xe khách đường dài, vận chuyển bằng xe máy đối tượng thường chạy lòng vòng né tránh trạm kiểm dịch, tìm cách đưa vào TP tiêu thụ.
Ngoài thịt bẩn, người tiêu dùng còn có nguy cơ bị “móc túi”. Hiện nay có hiện tượng gian lận trọng lượng là bơm nước vào thịt gia súc. Ngày 16/2, tổ liên ngành H.Bình Chánh kiểm tra tại địa chỉ C13/19 KP.3, thị trấn Tân Túc phát hiện bà Võ Thị Kim Phượng tổ chức giết mổ gia cầm trái phép, thu giữ 197 con gia cầm, dụng cụ bơm nước, bơm bã đậu vào gia cầm để gian lận trọng lượng.
Ông Huỳnh Văn Hiếu, cán bộ Trạm thú y Bình Chánh cảnh báo hiện tượng trà trộn thịt bẩn vào thịt sạch. Theo đó, đối tượng giết mổ lậu mua một ít thịt sạch, có dấu kiểm dịch ở các chợ đầu mối để che mắt cán bộ thú y, khi người tiêu dùng mua hàng thì họ giao thịt bẩn.
Theo Hoàng Việt
Thanh niên
Món ăn giúp phòng bệnh cúm
Thời gian gần đây, số bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 nhập viện đang tăng trở lại sau nhiều tháng tạm lắng và trong các ca có biến chứng nặng, đã có trường hợp tử vong. Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa dịch cúm, xin giới thiệu một số món ăn, thức uống và cách chế biến đơn giản, dễ làm.
Hạt sen là món ăn giúp tăng cường sức đề kháng.
- Nước sả - gừng - mật ong: Củ sả tươi 10 - 30g, gừng tươi 8 - 20g, mật ong 10 - 30g. Củ sả, gừng bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, giã nát, hòa với nước, lọc lấy 100 - 200ml nước. Cho vào nồi cùng với mật ong, trộn đều, đun nhỏ lửa đến khi sôi. Chia 2 - 3 lần, uống khi còn ấm, trước bữa ăn.- Canh cải cúc thịt nạc: Rau cải cúc 500g; thịt nạc dăm 200g; 2 củ hành tím băm nhỏ; nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu. Rau cải cúc rửa sạch, để ráo, cắt khúc. Thịt nạc dăm rửa sạch, cắt lát rồi băm nhuyễn, ướp với dầu ăn, hành, nước mắm, muối, hạt tiêu, mì chính. Đun sôi nước, cho thịt băm đã ướp, viên lại thành viên nhỏ vào, nêm lại vừa ăn, cho cải cúc vào đảo nhẹ rồi bắc xuống ngay. Rắc hạt tiêu, ăn lúc nóng.
- Chân giò hầm hạt sen, hoài sơn: Chân giò 600g cạo rửa sạch, chặt thành miếng, ướp muối. Hạt sen khô 100g, ngâm nước khoảng 1 giờ, đem luộc sơ với nước sôi, vớt ra rổ, để ráo. Hoài sơn 20g rửa sạch để ráo. Trần bì (vỏ quít khô) 6g, ngâm nước cho mềm, cạo bỏ phần trắng ở trong, cắt sợi nhỏ. Táo đỏ 20g rửa sạch. Gừng tươi 10g, giã nát. Cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập để hầm. Đun lửa to cho sôi mạnh, vớt sạch bọt rồi để lửa nhỏ, cho thêm ít muối. Hầm đến khi chân giò và hạt sen chín mềm. Nếu có hạt sen tươi và hoài sơn tươi thì cho 2 vị này vào khi thịt đã chín mềm, hầm đến khi hạt sen nở. Múc ra bát dùng nóng. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, mạnh gân cốt, an thần, tăng sức đề kháng của cơ thể. Thích hợp với những người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, đau lưng, nhức mỏi, tay chân nặng nề, cử động khó khăn.
Để phòng ngừa dịch cúm, ngoài việc giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường cần đóng kín các cửa sổ, đổ khoảng 5ml giấm ăn và một ít nước vào 1 bát sứ rồi đun cách thủy để hơi giấm bốc lên tỏa khắp phòng. Có thể cho hỗn hợp giấm và nước vào 1 nồi đất hoặc nồi thủy tinh, nồi inox, đặt trên một bếp điện để nấu cho bốc hơi. Ngày làm 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Cách phòng ngừa này gọi là thực thố huân chưng, dễ làm mà hiệu quả.
Ngoài ra, cũng có thể dùng một trong những dược liệu sau: quả bồ kết khô, lá sả tươi, lá tràm tươi để đốt xông nhà thường xuyên.
BS. Thanh Lan
Theo SK&ĐS
Phòng ngừa viêm phổi do phế cầu cho trẻ Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực với trẻ em dưới 2 tuổi. Chính vì thế vấn đề để phòng bệnh cho trẻ vẫn là quan trọng nhất. Tỉ lệ mắc tăng cao nếu có kết hợp với dịch cúm Tác nhân của bệnh viêm...