Cảnh báo thiếu máu cơ tim xuất hiện ở tuổi teen
Liệu thiếu máu cơ tim có phải là bệnh di truyền không nhỉ?
Chào bác sĩ,
Cách đây gần 1 tháng, em bỗng nhiên bị đau dữ dội ở ngực. Ban đầu là đau cả 2 bên rồi lan ra sau lưng nhưng dần dần cơn đau chỉ tập trung nhói mạnh vào khu vực ngực bên trái. Từ đó đến nay, em đã bị như vậy thêm vài lần nữa rồi, lần nào triệu chứng cũng như thế và cơn đau kéo dài chừng gần 30′. Bác ruột em từng bị thiếu máu cơ tim với biểu hiện đau ngực gần giống em, vì vậy em đang rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Mong bác sĩ giải đáp liệu có phải em đã mắc bệnh về tim và nó có nguy hiểm không ạ? Em xin cảm ơn! (tamha…@yahoo.com.vn).
Trả lời:
Chào em,
Tuy rằng triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim là đau ngực nhưng không phải tất cả các trường hợp đau ngực đều do thiếu máu cơ tim.
Đau ngực có thể do đau ở thành ngực vì bị chấn thương, viêm dây thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn… Đau ngực cũng có thể do đau ở phổi hoặc màng phổi, đau ở thực quản, tâm vị dạ dày, đau do bóc tách động mạch chủ…
Với trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim, còn gọi là cơn đau thắt ngực, thông thường sẽ bắt đầu ở vùng giữa ngực sau xương ức, lan lên hàm, vai và cánh tay trái. Trong cơn đau bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt, có thể kèm theo vã mồ hôi, cảm giác buồn nôn…
Video đang HOT
Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức thể lực hoặc khi xúc động. Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Chúng sẽ giảm khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch vành.
Nếu cơn đau kéo dài hơn 20 phút thì nguy cơ nhồi máu cơ tim rất cao. Trong một số trường hợp không điển hình, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt từng cơn mà không đau hoặc đau ít.
Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim đòi hỏi phải tiến hành nhiều xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu khác nhau, chẳng hạn như: đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành…
Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh thiếu máu cơ tim, bác sĩ Mèo khuyên em nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự đoán bệnh và mua thuốc uống tại nhà.
Để điều trị thiếu máu cơ tim có rất nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đó là điều trị nội khoa với Betaloc. Thuốc này ức chế thụ cảm thể beta giao cảm, do vậy có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim, gây giãn động mạch vành. Tuy nhiên, khi đã dùng các thuốc nhóm ức chế beta, một điều đặc biệt cần chú ý là không nên dừng thuốc đột ngột, vì có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng thiếu máu cơ tim, thường là nặng hơn, thậm chí có thể gây đột tử. Trong những trường hợp phải ngừng thuốc thì cần giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn.
Ngoài ra, cần kết hợp với những biện pháp tích cực sau để cải thiện sức khỏe hệ tim mạch:
- Xây dựng chế độ ăn thích hợp: ít mỡ, ít đường, giảm muối, tăng cường ăn rau và những thức ăn chứa chất xơ, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, ăn ít thịt mà thay thịt bằng cá, tránh dùng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê…).
- Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể lực).
- Tránh xa stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo TNO
Những thay đổi cơ thể khi mang thai
Mang thai là điều kỳ diệu đối với phụ nữ, nhưng cũng có nhiều thay đổi cơ thể khiến không ít người bị sốc. Dưới đây là những thay đổi phổ biến của phụ nữ mang thai, theo news.com.au.
Đau ngực: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai là đau ngực. Thai phụ nên thay đổi kích thước áo ngực lớn hơn để phù hợp với kích cỡ ngực lúc này.
Nhạy cảm hơn: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể hoạt động mạnh khiến phụ nữ nhạy cảm hơn với những thứ diễn ra xung quanh, chẳng hạn như dễ khóc trước sự việc nào đó.
Thai phụ có thể tập các bài tập sàn chậu để kiểm soát tiểu tiện - Ảnh: Shutterstock
Ốm nghén: Một số phụ nữ bị ốm nghén gây nôn mửa, nhưng số khác lại không.
Giãn tĩnh mạch: Thai phụ thường bị phồng tĩnh mạch ở chân do áp lực mang thai và một số loại hormone. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu tình trạng nặng hơn.
Bệnh về da: Một số thai phụ bị mụn trứng cá, phát ban, rối loạn sắc tố trên mặt, cổ và ngực. Đừng lo, mọi thứ sẽ ổn sau khi bé chào đời.
Giữ nước: Mắt cá chân, ngón tay và khuôn mặt sưng lên do cơ thể giữ nước quá mức. Tránh dùng muối, đường và uống nhiều nước sẽ có ích trong trường hợp này.
Đi tiểu nhiều hơn: Khi mang thai, phụ nữ sẽ thường xuyên đi vệ sinh, đặc biệt là trong ba tháng cuối. Thai phụ có thể tập các bài tập sàn chậu để giảm thiểu tình trạng này.
Táo bón: Tình trạng táo bón thường xảy ra ở thai phụ có dùng thuốc bổ sung sắt. Bí quyết trong trường hợp này là tăng cường trái cây, rau quả, chất xơ và nước.
Thèm ăn: Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao phụ nữ mang thai thèm ăn những thứ linh tinh. Nhưng thèm ăn một món gì đó khi mang thai là chuyện bình thường.
Vết rạn da: Rạn da ở bụng, đùi và ngực là do cơ thể của thai phụ mập ra quá nhanh trong thời gian rất ngắn. Không có cách để ngăn chặn ngoài việc dùng kem chuyên dụng.
Theo TNO
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theo Health24. Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học tại châu Âu sau khi theo dõi 23.000 người. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Oncology, nhóm nghiên cứu nhận thấy, nếu người thân...