Cảnh báo tác động của lượng tuyết thấp trên dãy Himalaya
Hàng triệu người phụ thuộc vào tuyết tan trên dãy Himalaya để lấy nước đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước “rất nghiêm trọng” trong năm nay, sau khi ghi nhận tỷ lệ tuyết rơi thấp nhất.
Đây là cảnh báo được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Quốc tế về Phát triển Miền núi Tích hợp (ICIMOD) đưa ra trong ngày 17/6.
Tuyết tích tụ ít hơn và mức độ tuyết thay đổi thất thường gây ra nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo cho biết tuyết tan là nguồn cung cấp khoảng 25% tổng lưu lượng nước của 12 lưu vực sông lớn, bắt nguồn từ vùng cao trong khu vực. Trong khi đó, tuyết và băng trên dãy Himalaya là nguồn nước quan trọng cho khoảng 240 triệu người sống tại khu vực miền núi, cũng như đối với 1,65 tỷ người ở các thung lũng sông bên dưới. Do đó, tuyết tích tụ ít hơn và mức độ tuyết thay đổi thất thường gây ra nguy cơ thiếu nước rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong năm nay.
Các nhà nghiên cứu đã đo lượng tuyết tích tụ trên mặt đất. Kết quả cho thấy lượng tuyết này đã giảm gần 20% so với mức bình thường trên khắp khu vực Hindu Kush và Himalaya rộng lớn hơn.
Video đang HOT
Tác giả báo cáo Sher Muhammad, thuộc ICIMOD, có trụ sở tại Nepal, cho biết lượng tuyết tích tụ trên mặt đất thấp hơn 18,5% so với bình thường – mức thấp thứ 2 trong 22 năm qua, gần kỷ lục 19% trong năm 2018. Ông Muhammad nhấn mạnh” “Đây là lời cảnh tỉnh đối với các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và cộng đồng ở hạ lưu”.
Báo cáo còn cho thấy lưu vực sông Hằng – con sông chảy qua Ấn Độ, có lượng tuyết tích tụ thấp nhất, ít hơn trung bình 17%, cao hơn cả mức 15% ghi nhận năm 2018. Lưu vực sông Helmand ở Afghanistan ghi nhận lượng tuyết tích tụ thấp thứ 2, ít hơn bình thường 32%.
Bà Miriam Jackson, chuyên giao cấp cao của ICIMOD, kêu gọi các chính quyền có biện pháp chủ động để ứng phó với tình trạng hạn hán có thể xảy ra.
Lở đất ở vùng núi Himalaya, ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng ngàn người mắc kẹt
Theo các quan chức địa phương, ít nhất 10 người đã thiệt mạng vì lũ lụt và lở đất trên khắp các vùng thuộc dãy Himalaya của Ấn Độ và Nepal sau trận mưa lớn hôm 13/6.
Trong khi đó, khoảng 2.400 khách du lịch cũng bị mắc kẹt ở bang Sikkim phía Đông Bắc Ấn Độ.
Bang Sikkim của Ấn Độ rất dễ xảy ra tình trạng lở đất. Ảnh: GoS
CNN ngày 14/6 dẫn các nguồn thạo tin cho biết, sáu người thiệt mạng vì lũ lụt ở bang Sikkim (Ấn Độ) và bốn người khác chết vì lở đất ở tỉnh Koshi (Nepal). Chia sẻ với CNN, một quan chức thuộc bang Sikkim cho hay: "Trời mưa liên tục trong vòng 36 giờ qua. Chúng tôi đã tìm thấy các thi thể nạn nhân và bàn giao cho thân nhân của họ".
Cũng theo quan chức này, khoảng 2.400 khách du lịch bị mắc kẹt tại nhiều địa điểm khác nhau trong bang Sikkim, sau khi lở đất bao trùm các con đường và mưa lớn làm hư hỏng một số cây cầu.
Lở đất và mưa lớn tàn phá bang Sikkim. Ảnh: GoS
Quận Kalimpong ở Tây Bengal cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Ảnh: Reuters/ANI
Chính quyền địa phương đã làm việc với các khách sạn để giữ du khách trong phòng cho đến khi thời tiết cải thiện. Lực lượng ứng phó thảm họa của bang đang triển khai công tác dọn đường và dự kiến có thể khôi phục giao thông trong vòng một tuần.
Cục Khí tượng Ấn Độ cho biết, những đợt mưa dữ dội thường xuyên sẽ tiếp tục xảy ra ở Sikkim. Ngoài ra, bang Tây Bengal lân cận cũng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong những ngày gần đây, khiến cây cối bật gốc, nhà cửa bị hư hại và mực nước sông Teesta dâng cao.
Được biết, bang Sikkim của Ấn Độ nằm giáp ranh giữa Bhutan và Nepal, nổi tiếng bởi phong cảnh tuyệt đẹp với 28 đỉnh núi, 21 sông băng và hơn 200 hồ. Tuy vậy, khu vực này dễ xảy ra lũ quét và lở đất chết người. Năm ngoái, hàng chục người đã thiệt mạng sau khi một hồ băng ở bang này vỡ tung sau trận mưa xối xả.
Trong khi miền Bắc phải vật lộn với những trận mưa lớn thì nhiều khu vực khác của Ấn Độ lại phải chịu một đợt nắng nóng kỷ lục. Hồi tháng trước, một số khu vực ở Thủ đô Delhi ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay là 49,9 độ C.
Các nhà khoa học cảnh báo, thời tiết khắc nghiệt sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn khi cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra ngày càng nghiêm trọng.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya. Các nhà leo núi chinh phục đỉnh Everest tại Nepal...