Cảnh báo tác động của con người đối với Nam cực ngày càng lớn
Các nhà khoa học ngày 15/7 đã đưa ra cảnh báo rằng tác động của con người đối với vùng đất rộng lớn ở Nam cực ngày càng gia tăng cả về phạm vi và cường độ, ngoài hoạt động của các trạm nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái dọc vùng cực Nam của Trái Đất.
Đốm tảo xanh xuất hiện dày đặc tại vùng tuyết trắng Nam Cực. Ảnh: AFP
Theo hầu hết mọi định nghĩa, châu Nam cực đến nay vẫn là lục địa nguyên sơ và ít ô nhiễm nhất trên hành tinh vì không có thành thị, hoạt động nông nghiệp hay công nghiệp.
Ông Steven Chown, Giáo sư tại Đại học Monash ở Melbourne (Australia), đồng thời là tác giả một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, cho biết kể từ khi lần đầu tiên đặt chân đến các bờ biển đóng băng ở Nam cực cách đây 200 năm, các nhà thám hiểm và nhà khoa học đã vượt qua dải băng dày hàng km che khuất địa hình thực sự của nó, và có mặt ở khắp mọi nơi. Những chuyến thám hiểm này thường rất ngắn và đến những nơi được bao phủ trong băng tuyết và tác động gây cho những khu vực này thường là rất nhỏ, không đáng kể. Ngay cả những khu vực chứng kiến hoạt động xây dựng các trạm nghiên cứu và lượng du khách ngày càng tăng, tổn hại cũng chỉ hạn chế ở mức dưới 0,5% lãnh thổ của lục địa.
Video đang HOT
Theo Nghị định thư 1991 về bảo vệ môi trường gắn liền với Hiệp ước Nam cực, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đều bị cấm. Tuy nhiên, theo ông Chown, người sử dụng các kỹ thuật về Dữ liệu lớn để phân tích 2,7 triệu hồ sơ ghi chép lại hoạt động của con người tại Nam cực trong hơn 2 thập kỷ, điều này không có nghĩa là không có hoạt động gây tổn hại nào, thậm chí còn gây tác động lớn.
Ông Chown, người cũng là Chủ tịch Ủy ban khoa học về Nghiên cứu Nam cực, lấy dẫn chứng là trong số những khu vực bảo tồn chim quan trọng ở Nam cực, chỉ có 16% loài an toàn trong các khu vực mà ông Chown và các đồng nghiệp xác định là những khu vực chịu tác động không đáng kể.
Theo ông Chown, đa dạng sinh học là nền tảng cho toàn bộ sự sống, đặc biệt đa dạng sinh học ở Nam cực giúp con người hiểu được cuộc sống sẽ như thế nào ở những nơi khác trong vũ trụ. Theo nghiên cứu trước đây, các khu vực bảo vệ đặc biệt chiếm ít hơn 2% diện tích Nam cực nhưng bao gồm 44% các loài đã được xác định như chim biển, các loài thực vật, động vật không xương sống. Hiện có hơn 2.000 loài sinh vật tại Nam cực đã được xác định nhưng danh sách này có thể dài hơn nữa.
Phát hiện 'vua bọ cạp' to hơn con người, móng vuốt khủng long
Vua bọ cạp hơn 500 triệu tuổi dài tới 2,5 m, có móng vuốt như khủng long và hoành hành ở vùng biển quái thú cạnh siêu lục địa đã mất Pangaea.
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Gondwana Research đã tái hiện chân dung của "ông tổ" loài bọ cạp: một "quái thú" có chiều dài gấp rưỡi chiều cao một người trưởng thành, lang thang ở vùng biển gần khu vực sau này sẽ tách ra thành châu Đại Dương của siêu lục địa Pangaea.
Cận cảnh hóa thạch các bọ cạp biển "quái thú" cổ đại - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Sinh vật thuộc đại Cổ Sinh này được gọi là bọ cạp biển Jaekelopterus rhenaniae, đã xuất hiện trên trái đất vào 541 triệu năm trước, tuyệt chủng khoảng 252 triệu năm trước, gần thời điểm các con khủng long đầu tiên manh nha xuất hiện trên trái đất.
"Vua bọ cạp" này sở hữu những móng vuốt sắc nhọn đến đáng sợ để săn những con mồi cũng thuộc hàng "quái thú" của biển khơi cổ đại. Với thể hình vượt trội và khả năng "sát thủ", các nhà khoa học cho rằng nó xếp ngang hàng với cá mập trắng lớn hiện đại trong chuỗi thức ăn của đại dương.
Một người đàn ông cao to được đem so sánh với "vua bọ cạp" và các bọ cạp quái thú khác thuộc đại Cổ Sinh - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Russell Dean Christopher Bicknell từ Đại học New England (Úc) cho biết một số bọ cạp đại Cổ Sinh khác cũng được phát hiện, có phần nhỏ hơn "vua bọ cạp" nhưng vẫn lớn và nguy hiểm đến không tưởng so với mọi động vật chân đốt hiện đại.
Siêu lục địa Pangaea, nơi sở hữu vùng biển quái thú cổ đại chính là tiền thân của các châu lục ngày nay. Trong kỷ Jura, nó tách ra thành siêu lục địa phía Bắc Laurasia và siêu lục địa phía Nam Gondwana, sau đó tiếp tục phân nhỏ như ngày nay.
Theo các nghiên cứu trước đó, hoạt động kiến tạo mảng của trái đất sẽ liên tục khiến các lục địa "khắc nhập" và "khắc xuất". Ít nhất các châu lục đã hợp thành siêu lục địa và tan rã 3 lần trong lịch sử địa cầu. Trong một tương lai xa, các châu lục ngày nay sẽ được hợp nhất thành siêu lục địa giả thuyết Pangaea Proxima.
Sẽ ra sao nếu thả hòn đá xuống hố sâu hơn 137 m ở châu Nam Cực? Năm 2018, Peter Neff cùng 2 nhà khoa học tiến hành thí nghiệm ở Tây Nam Cực, khi khoan một lỗ sâu 137 m rồi thả hòn đá vào để quan sát. Vậy hiện tượng kỳ lạ gì sẽ xảy ra sau đó?