Cảnh báo suy và cường giáp
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh của giới nữ cao hơn giới nam gấp 5 – 8 lần.
Ảnh: iStock
Yếu tố nguy cơ
Tuyến giáp là cơ quan có chức năng vừa sản xuất, vừa dự trữ và cung cấp 2 loại hormone đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine).
Khi nó hoạt động bình thường thì quá trình chuyển hóa của các bộ phận cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách trật tự, ổn định và bình thường. Khi nó “lâm bệnh”, các bất thường về chuyển hóa ngay lập tức xảy ra. Tùy theo mức độ bệnh mà các dấu hiệu lộ diện bên ngoài nhiều hay ít, rõ ràng hoặc còn mơ hồ.
Các yếu tố nguy cơ làm cho một người dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn, bao gồm:
- Gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
- Người cao tuổi, nhất là giới nữ.
- Nghiện thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng.
- Dùng các loại thuốc mà thành phần chứa nhiều iode hay lithium.
- Từng bị chấn thương tuyến giáp, điều trị bệnh tuyến giáp hoặc ung thư.
- Người đang mắc một trong các bệnh sau đây: Đái tháo đường type I, bệnh suy thượng thận nguyên phát, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh viêm khớp dạng thấp…
Các bệnh lý tuyến giáp thường gây rối loạn quá trình sản xuất hormone. Nếu việc sản xuất hormone của tuyến giáp bị giảm sút sẽ tạo ra bệnh cảnh suy giáp. Trái lại, nếu việc sản xuất hormone của tuyến giáp dư thừa sẽ tạo ra bệnh cảnh cường giáp. Tuy nhiên, cũng có những bệnh như ung thư và u nhân giáp lại không gây rối loạn quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp.
Nguyên nhân gây suy giáp:
- Thiếu iode trong chế độ ăn (thường gặp nhất trong bệnh lý tuyến giáp).
- Loại viêm tuyến giáp gây giảm sản xuất hormone tuyến giáp, viêm tuyến giáp sau sinh (tỉ lệ mắc
5 – 9%), viêm tuyến giáp tự miễn (bệnh Hashimoto).
- Sau phẫu thuật hoặc sau điều trị cường giáp bằng iode phóng xạ.
- Suy tuyến giáp bẩm sinh (tỉ lệ mắc 1/4.000).
- Sau các xạ trị điều trị bệnh ung thư.
Video đang HOT
- Bệnh lý của tuyến yên (tuyến chủ) gây tác động.
Nguyên nhân gây cường giáp:
- Thừa iode: Lượng iode đưa vào cơ thể dư thừa khiến cho tuyến giáp gia tăng sản xuất hormone.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch gây sản xuất hormone tuyến giáp quá mức (bệnh Graves).
- Viêm tuyến giáp loại gây tăng sản xuất hormone tuyến giáp.
- Khối u tuyến yên (tuyến chủ) gây ảnh hưởng lên tuyến giáp.
Ảnh minh họa: ITN
Nhận biết và phòng ngừa
Hormone của tuyến giáp sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể nên bất kỳ sự dư thừa hoặc thiếu hụt nào cũng đều gây tác động đến sức khỏe của người bệnh. Cho nên, việc phát hiện bệnh của tuyến giáp càng sớm thì điều trị càng có kết quả tốt hơn. Sau đây là những dấu hiệu thường thấy ở một người mắc bệnh:
Dấu hiệu nghi ngờ cường giáp:
- Luôn có cảm giác nóng, ra nhiều mồ hôi.
- Luôn lo lắng hay cáu gắt và mất ngủ.
- Giảm cân nặng cơ thể không rõ nguyên nhân.
- Tay run, nhịp tim nhanh.
- Tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
Dấu hiệu nghi ngờ suy giáp:
- Luôn có cảm giác mệt mỏi và lạnh.
- Tăng trọng lượng cơ thể không có chủ ý.
- Da khô, móng tay giòn, tóc giòn dễ gãy.
- Táo bón, trầm cảm.
- Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng sinh sản.
- Tuyến giáp phì đại nên to ra.
Để phòng ngừa bệnh cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nhất là không để quá thiếu hoặc quá thừa thành phần iode trong thức ăn.
Các nghiên cứu cho thấy, thiếu iode trong chế độ ăn là nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh lý tuyến giáp và gây suy giáp. Các chuyên gia về dinh dưỡng đưa ra một số thực phẩm lựa chọn sau đây:
- Thực phẩm giàu iode: Các loại hải sản, rong biển, tảo bẹ… Người bị cường giáp chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
- Trái cây các loại và rau xanh như rau muống, mồng tơi, diếp cá… giúp cải thiện tình trạng mỏi mệt, đau cơ và điều hòa nhịp tim.
- Sữa chua ít chất béo chứa nhiều iode và vitamin D rất tốt cho tuyến giáp.
- Các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân giàu protein thực vật, magne, vitamin E, B1… và một số chất khoáng cần cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả nhất.
Lời khuyên: Một người, có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thì cần đi khám và làm các xét nghiệm càng sớm càng tốt. Việc xác định chẩn đoán bệnh lý của tuyến giáp càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, vì lúc này các rối loạn do bệnh lý tuyến giáp gây ra chưa để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các bộ phận khác trong cơ thể từ vai trò điều phối và tác động mạnh mẽ của tuyến giáp.
Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp.
Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.
1. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp là do tuyến giáp bị tấn công gây viêm và làm hỏng các tế bào tuyến giáp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào thể loại viêm.
Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể thay vì bảo vệ. Các kháng thể tấn công tuyến giáp gây ra hầu hết các loại viêm tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp Hashimoto là loại viêm tuyến giáp phổ biến nhất. Trong bệnh Hashimoto, hệ thống miễn dịch coi tuyến giáp là bất thường và sản sinh ra kháng thể chống lại tuyến giáp.
Các yếu tố môi trường như ô nhiễm, lối sống ít vận động, căng thẳng, thuốc men, thói quen ăn uống không lành mạnh và nhiễm trùng là tác nhân gây ra nhiều bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto.
Nhiều nghiên cứu đã điều tra lợi ích của chế độ ăn uống đối với các bệnh tự miễn. Trọng tâm thường là tránh các loại thực phẩm góp phần gây viêm và ăn những thực phẩm giúp làm giảm tình trạng viêm.
Thực phẩm gây viêm có hại cho chức năng tuyến giáp.
Khi cơ thể bị viêm, nhiều kháng thể được tạo ra hơn, dẫn đến hoạt động của bệnh tự miễn tăng lên. Tình trạng viêm kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng viêm có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto. Một số chất dinh dưỡng hoặc thói quen ăn kiêng có thể làm thay đổi mức độ tự kháng thể trong viêm tuyến giáp Hashimoto.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm gây viêm có thể gây mất cân bằng đường ruột, vi khuẩn phát triển quá mức, tăng tính thấm của ruột và stress oxy hóa, đồng thời phản ứng viêm này sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của viêm tuyến giáp Hashimoto.
Để ngăn ngừa suy giáp hiệu quả hơn ở bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto, việc kiểm soát tình trạng viêm trong chế độ ăn uống là điều cần thiết.
2. Người bệnh viêm tuyến giáp cần tránh thực phẩm gây viêm
Bên cạnh những loại thực phẩm giúp chống viêm thì cũng có một số loại thực phẩm khác được biết là góp phần gây viêm và thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể như: thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, đường tinh luyện, thức ăn chiên rán...
Theo ThS.BS. Nguyễn Xuân Tuấn, Giảng viên Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, người mắc bệnh viêm tuyến giáp nên kiêng ăn đường tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều chất béo... bởi các loại thực phẩm này có thể gây viêm, làm trầm trọng thêm các triệu chứng tự miễn dịch.
Nên kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa. Một số bệnh nhân Hashimoto kèm theo bệnh tự miễn có thể không dung nạp đường sữa hoặc nhạy cảm với sữa (lactose).
Cần hạn chế tiêu thụ cà phê và rượu bia, bởi vì caffeine trong cà phê làm giảm nồng độ tuyến giáp tự do trong máu. Còn rượu bia tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.
Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu iốt như hải sản, rong biển... Việc hấp thụ quá nhiều iốt có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tuyến giáp ở bệnh nhân Hashimoto. Tuy nhiên cũng không nên loại bỏ iốt hoàn toàn tránh gây mất cân bằng chức năng tuyến giáp.
Tránh tiêu thụ quá nhiều các loại rau họ cải như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng... bởi rau họ cải có chứa hợp chất goitrogen có thể cản trở chức năng tuyến giáp bằng cách ức chế sự hấp thụ iốt. Nên nấu chín trước khi ăn...
Người bệnh viêm tuyến giáp nên tránh ăn đồ ngọt.
3. Danh sách thực phẩm có hại đối với người bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto
Đường bổ sung và đồ ngọt: Đường tinh luyện, soda, nước tăng lực, bánh ngọt, bánh quy, kem, kẹo, ngũ cốc có đường...
Thức ăn nhanh và đồ chiên rán: Khoai tây chiên, xúc xích, gà rán, đồ nướng nhiều chất béo.
Ngũ cốc tinh chế: Bột mì trắng, bánh mì trắng, mì trắng, bánh mì tròn...
Thực phẩm và thịt chế biến kỹ: Thực phẩm đông lạnh, bơ thực vật, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích...
Các loại ngũ cốc và thực phẩm có chứa gluten: Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, bánh quy, bánh mì.
Trái cây có chỉ số đường huyết cao: xoài, nhãn, vải, dứa, nho...
Đồ uống: Sữa, rượu, bia, đồ uống có cồn...
Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với...