Cảnh báo sốc: Bệnh chảy máu mắt nguy cơ thành đại dịch giống Ebola
Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng căn bệnh “ chảy máu mắt” đang lan rộng ở Uganda có thể gây nhiễm cho các bác sĩ và lan rộng khắp lục địa châu Phi giống như cuộc khủng hoảng Ebola.
Sự bùng phát của hai dòng sốt xuất huyết do virus (VHF) gây ra đã được xác nhận bởi chính quyền Uganda và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo Bộ Y tế Uganda, có 4 trường hợp sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF) và 5 trường hợp sốt Rift Valley Fever (RVF), 4 trong số đó tử vong, được xác nhận từ tháng 8.2017. Các ca bệnh mới nhất được báo cáo vào ngày 19.1.2018.
Sốt xuất huyết Crimean-Congo là một căn bệnh gây ra bởi một loại virus RNA phổ biến rộng rãi nhất tại Châu Phi và các nước vùng Balkans, Trung Đông và Châu Á. Virus CCHF được truyền từ động vật sang người – chủ yếu từ các loài gia súc – qua vết cắn của những con bọ ve ký sinh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với động vật mang bệnh.
CCHF lan truyền qua loài bọ Hyalomma marginatum – sống ký sinh trên gia súc. Người mắc bệnh do virus CCHF gây ra sẽ gặp những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường trong 1-7 ngày. Nhưng sau đó sẽ có dấu hiệu của rối loạn tâm thần và cổ họng chấm xuất huyết. Những triệu chứng tiếp theo sẽ là chảy máu mắt, mũi, ói mửa và phân có màu đen.
Tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách, thường thì người bệnh sẽ thiệt mạng trong 7 – 14 ngày. Tỉ lệ tử vong của bệnh gây ra do virus CCHF là khoảng 30%.
Đầu tháng 1.2018, Tiến sĩ Diana Atwine, Bộ trưởng Bộ Y tế Uganda đã phủ nhận có một đợt bùng phát dịch bệnh do virus gây ra, và khuyên công chúng nên bỏ qua các báo cáo về các ca bệnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cuối cùng Bộ Y tế Uganda buộc phải khẳng định bùng phát dịch bệnh sau khi một cô gái 9 tuổi từ một ngôi làng ở quận Nakaseke đã thử nghiệm dương tính với CCHF. WHO đã đưa ra một cuộc điều tra về sự bùng phát của căn bệnh này với sự cộng tác của Bộ Y tế Uganda.
Trong một cuộc họp báo tuần này, Tiến sĩ Atwine đã báo cáo thêm trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng, có thể khiến các nạn nhân bị chảy máu từ lỗ mũi, mắt, miệng.
Đại dịch Ebola thứ 2?
Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư về các bệnh nhiễm trùng tại Trường Y thuộc Đại học Vanderbilt, nói rằng cách ly bệnh nhân là rất quan trọng để khoanh vùng virus đang ngày càng trở nên truyền nhiễm hơn. Dịch bệnh này đang khiến giới chuyên gia lo ngại sẽ bùng phát trên diện rộng như virus Ebola.
Phát biểu với tờ Daily Star Online, ông William Schaffner cho biết các quan chức y tế có nguy cơ mắc bệnh nếu bệnh nhân không bị cách ly trong vòng vài ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Khi được hỏi nếu vụ bộc phát có thể là bước mở đầu cho cuộc khủng hoảng Ebola tiếp theo, ông đã minh hoạ cách mà căn bệnh truyền nhiễm lan rộng ra khắp sáu quốc gia, bao gồm Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria, Mỹ và Mali vào năm 2014. Dịch bệnh Ebola chủ yếu được ghi nhận ở các khu vực đô thị hóa ở các quốc gia bị ảnh hưởng, nơi mà mật độ đông đảo người dân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Tiến sĩ Schaffner cũng cho biết điều tương tự có thể xảy ra ở Uganda nếu các biện pháp không được thực hiện để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Trong khi đó, Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới Tarik Jasarevic cho biết WHO đang làm việc với Bộ Y tế Uganda để theo dõi sự bùng phát và hỗ trợ kỹ thuật. Theo đó, 100 thiết bị bảo vệ cá nhân đã được gửi đến các cơ quan chính phủ Uganda để hỗ trợ các cơ sở y tế giải quyết vấn đề bùng phát.
Ông Schaffner nói: “WHO đang làm việc với các cơ quan Uganda trong việc ứng phó với cơn sốt xuất huyết Crimean-Congo đã xác nhận các trường hợp và trong giám sát và điều tra. Các bác sĩ của Hiệp hội Y khoa Uganda cáo buộc Bộ Y tế đã không kiểm soát được cơn sốt xuất huyết Crimean-Congo ở quận Nakaseke.
Theo Danviet
Triều Tiên thắt chặt quan hệ với Cuba giữa vòng vây cấm vận
Ngoại trưởng Ri Yong Ho ngày 17/11 đã dẫn dầu phái đoàn Triều Tiên tới thăm Cuba trong nỗ lực nhằm thắt chặt quan hệ với quốc đảo Caribe sau một loạt lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đón tiếp Phó chủ tịch thứ nhất Cuba Miguel Diaz-Canel tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9/2015 (Ảnh: Reuters)
"Phái đoàn chính phủ Triều TIên do Ngoại trưởng Ri Yong Ho dẫn đầu đã rời khỏi Triều Tiên để bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Cuba", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin ngày 17/11.
Theo Washington Post, chuyến thăm tới Cuba của phái đoàn Triều Tiên dường như không xuất phát từ lý do kinh tế vì Cuba không nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng. Thay vào đó, mối quan hệ giữa Cuba và Triều Tiên được cho là liên quan tới quan hệ ngoại giao trong bối cảnh cả 2 nước đều chịu sự trừng phạt của Mỹ.
Washington Post nhận định các quan chức Cuba và Triều Tiên có thể sẽ cùng nhau bàn cách để đối phó tình hình căng thẳng ngoại giao với Mỹ, cũng như trao đổi cách thức để thúc đẩy hợp tác song phương trong bối cảnh cùng bị cấm vận và cô lập.
Đây không phải lần đầu tiên Cuba và Triều Tiên thắt chặt quan hệ song phương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, người anh hùng của Cách mạng Cuba Ernesto Che Guevara từng tới thăm Triều Tiên vào năm 1960 và ca ngợi chính quyền của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành "là hình mẫu để Cuba noi theo".
Một tàu Triều Tiên chở vũ khí cũ không khai báo của Cuba bị Panama bắt giữ năm 2013 (Ảnh: AP)
Sau đó, khi hai nước cùng phải hứng chịu các lệnh trừng phạt về kinh tế, Triều Tiên và Cuba cũng hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Năm 2013, một con tàu mang cờ Triều Tiên đã bị chính quyền Panama bắt giữ sau khi phát hiện các máy bay chiến đấu và vũ khí không khai báo của Cuba được giấu bên dưới các bao tải đường trên con tàu này.
Triều Tiên ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn sau khi các đối tác thương mại lớn lần lượt thông báo tạm dừng quan hệ, trong đó có Singapore - đối tác thương mại lớn thứ 7 và Philippines - đối tác thương mại lớn thứ 5 của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, Sudan ngày 17/11 cũng thông báo nước này sẽ cắt quan hệ thương mại và quân sự với Triều Tiên.
Trước đó, hồi tháng 9, một loạt quốc gia gồm Ai Cập, Uganda, Mexico, Peru, Philippines, Kuwait, Tây Ban Nha đã lần lượt trục xuất các nhà ngoại giao Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Bình Nhưỡng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gần đây cũng kêu gọi các nước châu Phi cắt quan hệ với Triều Tiên để trừng phạt nước này vì không từ bỏ chương trình vũ khí gây tranh cãi.
Thành Đạt
Theo Dantri
Bộ lạc châu Phi uống sữa trực tiếp từ vú bò Bộ lạc Karamajong tại châu Phi đi bộ 10 giờ mỗi ngày để tìm nước uống và uống sữa trực tiếp từ vú bò. Tháng 2/2017, Sumy Sadurni, nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, đi tới phía bắc Uganda để tìm hiểu cuộc sống của bộ lạc du mục Karamajong, một trong những cộng đồng bản địa chính ở Masai, Kenya, theo...