Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấ.n côn.g trái đất
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck (Đức), các nhà khoa học cảnh báo trái đất đang đối mặt với một siêu bão mặt trời có sức tàn phá hơn hàng tỉ quả bom nguyên tử, đ.e dọ.a sự sống còn của nhân loại.
Theo The Independent dẫn lại nghiên cứu, những siêu bão mặt trời này có thể bùng phát cực mạnh khoảng 100 năm một lần, thường xuyên hơn nhiều so với dự đoán trước đây của giới khoa học. Trước đó, các nghiên cứu cho rằng khoảng thời gian giữa các siêu bão mặt trời trung bình là 1.000 hoặc 10.000 năm.
Giải thích về kết luận nghiên cứu, tiến sĩ Sami Solanki – đồng tác giả nghiên cứu cho hay: “Chúng tôi không thể quan sát mặt trời trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, thay vào đó, chúng tôi có thể theo dõi hành vi của hàng ngàn ngôi sao rất giống với mặt trời trong thời gian ngắn”.
Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấ.n côn.g trái đất
Dữ liệu được các nhà khoa học ghi lại từ 56.450 ngôi sao giống trái đất được kính viễn vọng Kepler của NASA quan sát từ năm 2009 – 2014. Trong quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu phát hiện 2.889 siêu bão trên 2.527 ngôi sao được quan sát, từ đó đưa ra kết luận tần suất xảy ra khoảng một lần mỗi thế kỷ.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi các ngôi sao giống mặt trời lại dễ xảy ra siêu bão thường xuyên như vậy”, tiến sĩ Valeriy Vasilyev, một tác giả của nghiên cứu trên.
Ảnh minh họa về một siêu bão mặt trời. ẢNH: NASA
Một siêu bão mặt trời có thể chứa sức tàn phá hơn hàng tỉ quả bom nguyên tử. Nó có thể giải phóng năng lượng lên tới 1 octillion (một tỉ tỉ tỉ) Jun. Mức năng lượng này mạnh gấp 100 lần so với sự kiệnCarrington năm 1859, từng khiến các trạm điện báo phát tia lửa và bốc cháy.
Nếu một siêu bão tương tự xảy ra trong thời đại ngày nay, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nhiều do sự phụ thuộc ngày càng tăng của chúng ta vào mạng lưới thông tin vệ tinh. Nguy cơ đợt bùng phát siêu bão mặt trời tiềm tàng có thể khiến lưới điện quá tải, vệ tinh bị đẩy ra khỏi quỹ đạo, mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu bị tê liệt và loạt máy bay trên toàn thế giới buộc ngừng hoạt động.
Tiến sĩ Natalie Krivova từ Viện Max Planck nhận định: “Dữ liệu mới này là một lời nhắc nhở đáng báo động rằng ngay cả những hiện tượng cực đoan nhất cũng nằm trong danh mục hoạt động tự nhiên của mặt trời”.
Trước nguy cơ trên, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) dự kiến phóng vệ tinh Vigil vào năm 2031. Vệ tinh này sẽ được đặt ở góc 60 độ so với mặt trời để cảnh báo sớm về các cơn bão mặt trời trước khi chúng tấ.n côn.g trái đất.
Cột mốc báo động: chỉ 3 năm nữa Bắc Băng Dương sẽ không còn băng
Nghiên cứu mới vừa gióng hồi chuông báo động: Với tình trạng phát thải khí nhà kính như hiện nay, Bắc Băng Dương sẽ có ngày đầu tiên không có băng vào năm 2027.
Một con gấu Bắc Cực đang đứng trên tảng băng nổi trên mặt biển. Loài gấu cần có băng để di chuyển tìm kiếm thức ăn (Ảnh: Sepp Friedhuber/ Getty Images).
Băng trên biển Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ chưa từng có, hơn 12% mỗi thập kỷ, có nghĩa là chúng ta đang chạy đua tới ngày gần như toàn bộ băng ở đây biến mất.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 vừa qua trên tạp chí Nature Communications cho biết cột mốc đáng lo ngại cho cả hành tinh sẽ xảy ra trong vòng 9 đến 20 năm nữa kể từ năm 2023, bất kể con người thay đổi hành vi phát thải khí nhà kính như thế nào. Còn với tốc độ phát thải như hiện nay thì chỉ 3 năm nữa điều đó sẽ xảy ra.
Băng biển trên Trái Đất được lập biểu đồ hàng năm bằng dữ liệu vệ tinh, dữ liệu này đã đo lường sự dao động của băng ở cả hai cực kể từ năm 1979.
Băng biển trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ đại dương và không khí, duy trì môi trường sống ở biển, cung cấp năng lượng cho các dòng hải lưu vận chuyển nhiệt và chất dinh dưỡng trên toàn cầu.
Bề mặt băng biển cũng phản chiếu một phần năng lượng của Mặt Trời trở lại không gian trong một quá trình được gọi là hiệu ứng phản chiếu. Hiệu ứng này cũng có thể hoạt động ngược lại - khi băng biển tan chảy để lộ ra vùng nước sẫm màu hơn hấp thụ nhiều tia nắng mặt trời hơn.
Điều này có nghĩa là khi hành tinh của chúng ta ấm lên, trong đó Bắc Cực đang nóng lên nhanh hơn bốn lần so với phần còn lại của thế giới.
Sự nóng lên nhanh chóng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng và rõ rệt. Phạm vi băng biển cực bắc của hành tinh, từng trải rộng trung bình 6,85 triệu km2 từ năm 1979 đến năm 1992, đã giảm mạnh xuống còn 4,28 triệu km2 trong năm nay.
Sự suy giảm liên tục đó có nghĩa là những biến động khí hậu trong tương lai ngày càng có khả năng đẩy băng vượt quá giới hạn 1 triệu km vuông, mà dưới mức đó khu vực này được coi là "không có băng".
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cảnh báo rằng ngày này có thể đến sau ba đến sáu năm nữa và chắc chắn không thể tránh khỏi vào những năm 2030.
Tuy nhiên, càng giảm được nhiều phát thải CO2 thì cú sốc do mất băng Bắc Cực càng đỡ nặng nề và bất kỳ mức cắt giảm phát thải nào cũng đều mang lại lợi ích lùi thời gian hành tinh của chúng ta mất băng.
Sứ mệnh chưa từng có để tạo ra 'nhật thực toàn phần' Hôm (5.12), Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã phóng thành công Proba-3, sứ mệnh chưa từng có cho phép tái hiện phiên bản nhân tạo của nhật thực toàn phần trên quỹ đạo địa cầu. Mô phỏng chuyển động của bộ đôi sứ mệnh Proba-3. ẢNH: ESA Mục tiêu của sứ mệnh Proba-3 là nghiên cứu thêm về vành nhật hoa...