Cảnh báo “sắc lạnh” về sức mạnh hạt nhân Triều Tiên

Theo dõi VGT trên

Một chuyên gia từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm đã ước tính rằng Triều Tiên có thể tăng gấp đôi kho đầu đạn hạt nhân vào năm tới.

Chuyên gia Dan Smith thuộc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) dự đoán rằng Bình Nhưỡng sẽ có từ 30 đến 40 đầu đạn hạt nhân có thể sẵn sàng sử dụng vào năm 2020, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, trích dẫn bài phát biểu của ông tại dinh thự của Đại sứ Thụy Điển tại Seoul, Hàn Quốc.

Cảnh báo sắc lạnh về sức mạnh hạt nhân Triều Tiên - Hình 1

Các chuyên gia quốc tế vẫn hết sức lo ngại sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AP.

Báo cáo trước đây của SIPRI chỉ ra rằng Triều Tiên sở hữu 20 đến 30 đầu đạn trong kho vũ khí của mình, tăng từ con số 10-20 đầu đạn năm 2018. Do đó, ước tính của chuyên gia Smith cho thấy Bình Nhưỡng vẫn không ngừng phát triển vũ khí hạt nhân trong bối cảnh đang tiến hành các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ.

“Mặc dù vậy, thành thật mà nói, có rất nhiều điều không chắc chắn liên quan đến ước tính của chúng tôi về khả năng hạt nhân tiềm tàng của Triều Tiên. Và điều đó chủ yếu là do Triều Tiên không tiết lộ về năng lực của mình, chuyên gia của SIPRI, Shannon Kile, một trong những nhà phân tích hàng đầu thế giới về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, trước đó đã thừa nhận với đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT.

Về phần mình, chuyên gia Smith nói rằng Washington và Bình Nhưỡng trước hết cần phải nhất trí cách xác định các khái niệm. Định nghĩa về phi hạt nhân hóa là “một vấn đề lớn cần được giải quyết” bởi vì đây không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là “vấn đề chính trị lớn”, ông nói thêm. Theo Smith, “chìa khóa quyết định để mở khóa các vấn đề, không nằm trong tay Hàn Quốc, mà nằm trong tay người Mỹ”.

Trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có nhiều cuộc hội đàm với cá nhân ông Trump và cả hai bên đã đồng ý rằng phải phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, hai bên lại có cách tiếp cận khác nhau về quá trình này. Các quan chức Mỹ định nghĩa phi hạt nhân hóa là sự kết thúc của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, trong khi Triều Tiên định nghĩa phi hạt nhân hóa là việc quân đội Mỹ rời khỏi Bán đảo Triều Tiên.

Trong bối cảnh căng thẳng về hạt nhân của nước này, Triều Tiên đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ muốn hướng đến sự phát triển kinh tế. Triều Tiên hiện đang chịu lệnh trừng phạt toàn cầu nghiêm ngặt nhất trong lịch sử sau vụ thử vũ khí hạt nhân năm 2017.

Theo báo cáo gần đây của SIPRI, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ và Israel cũng đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân trong năm qua.

Quý Hoàng

Video đang HOT

Theo toquoc

Triều Tiên đang phải chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt quốc tế?

Biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Triều Tiên có nội dung chủ yếu là gì, có ảnh hưởng như thế nào đối với tiến trình phi hạt nhân hóa và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên hiện nay và trong tương lai?

Triều Tiên đang phải chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt quốc tế? - Hình 1

Ảnh minh họa (Nguồn: ABC News)

Từ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân lần 2 của Triều Tiên xuất hiện vào năm 2002 đến nay, vấn đề hạt nhân Triều Tiên dần dần đã vượt qua khuôn khổ giải quyết giữa các bên liên quan, ngày càng trở thành một vấn đề quốc tế mang tính nhạy cảm cao, đặc biệt là cùng với việc Triều Tiên không ngừng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Do e ngại từ việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân sẽ gây ảnh hưởng tới nền hòa bình trong khu vực, cũng như trên toàn thế giới. Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và đặc biệt là Mỹ đã có nhiều biện pháp trừng phạt, nhằm khiến Triều Tiên dần dần buông bỏ chương trình phát triển vũ khí của mình.

11 lệnh trừng phạt từ LHQ

HĐBA ngày 28/4/2004 đã thông qua Nghị quyết số 1540, là nghị quyết đầu tiên mà cơ quan này thông qua chỉ nhằm vào phòng ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và gia tăng công cụ vận chuyển loại vũ khí này.

Ngày 15/7/2006, vì Triều Tiên thử tên lửa gây ra tình hình căng thẳng, HĐBA đã thông qua Nghị quyết số 1695 và ra tuyên bố chủ tịch về vấn đề hạt nhân Triều Tiên vào ngày 6/10/2006. Nhưng xem xét về nội dung, có thể thấy những văn bản này chủ yếu là nhấn mạnh mối đe dọa phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt đối với hòa bình và an ninh khu vực, kêu gọi Triều Tiên ngừng các vụ thử có liên quan và quay trở lại đàm phán phi hạt nhân hóa, đồng thời còn có nội dung mang tính cảnh báo nhất định và không liên quan vấn đề trừng phạt Triều Tiên.

Triều Tiên đang phải chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt quốc tế? - Hình 2

Việc Triều Tiên liên tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa là lý do LHQ và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên nước này. (Nguồn: Reuters)

Ngày 9/10/2006, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Hành động này đã gây chấn động cộng đồng quốc tế, cùng với việc chỉ trích quyết liệt, HĐBA đã ra Nghị quyết số 1718 đối với Triều Tiên. Đây cũng là nghị quyết trừng phạt Triều Tiên đầu tiên mà HĐBA đưa ra kể từ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân lần 2 nổ ra, chủ yếu là cấm cung cấp, buôn bán, chuyển nhượng trực tiếp hoặc gián tiếp cho Triều Tiên các mặt hàng, vật liệu, thiết bị, hàng hóa, công nghệ, các mặt hàng xa xỉ... có thể giúp cho kế hoạch sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân, tên lửa..., đồng thời đưa các tổ chức và nhân viên có liên quan đến Tổng cục năng lượng nguyên tử Triều Tiên vào danh sách trừng phạt.

Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên cuối năm 2008 rơi vào tình trạng bế tắc lâu dài, Triều Tiên không ngừng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tháng 5/2009, Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân lần 2, HĐBA sau đó đã ra Nghị quyết số 1874, tăng cường hơn nữa trừng phạt Triều Tiên.

Sau đó, cùng với việc Triều Tiên không ngừng thử vũ khí hạt nhân, tên lửa..., HĐBA liên tục đưa ra các nghị quyết liên quan đến Triều Tiên như số 1887, 2087, 2094, 2270, 2321, 2356, 2371, 2375 và 2397, chủ yếu là chỉ trích gay gắt Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân và tên lửa, yêu cầu Triều Tiên lấy tiêu chuẩn CVID (phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược) để từ bỏ chương trình hạt nhân và phải lấy tiêu chuẩn tương đồng để từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo khác.

Xem xét về nội dung trừng phạt, có thể thấy mỗi nghị quyết đều là sự mở rộng phạm vi trừng phạt trên nền tảng nghị quyết trước đó, gia tăng mức độ trừng phạt. Các lệnh trừng phạt liên quan 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.

Các lệnh cấm vận thương mại bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt và quặng sắt (trừ các mặt hàng phục vụ cho sinh kế của người dân); cấm xuất khẩu kim loại quý; cấm nhập khẩu nhiên liệu hàng không và tên lửa (trừ sản phẩm phục vụ các chuyến bay thương mại).

Cùng với việc HĐBA đưa ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên, Mỹ cũng đưa ra hàng loạt biện pháp trừng phạt của riêng mình, trong đó biện pháp mạnh mẽ nhất là "trừng phạt thứ cấp", chủ yếu nhằm vào những quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ với Triều Tiên, trừng phạt toàn diện đối với bất kỳ cá nhân, thực thể nào cung cấp hoặc vận chuyển cho Triều Tiên công nghệ, dịch vụ, tài chính, sản phẩm liên quan đến sản xuất vũ khí hạt nhân hoặc buôn bán với Triều Tiên các vật tư, hàng hóa bị nghị quyết của HĐBA cấm và đóng băng tiền vốn và tài sản của những tổ chức và cá nhân này trong phạm vi quản lý về mặt tư pháp của Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ chủ đạo thúc đẩy biện pháp cấm bay đối với Triều Tiên, trong vòng 180 ngày không cho phép tàu Triều Tiên hoặc tàu nước ngoài đã từng đến Triều Tiên neo đậu ở các cảng biển của nước này, thậm chí liên kết với các nước hữu nghị với Mỹ thúc đẩy "sáng kiến an ninh phòng ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt" nhằm chặt đứt tối đa quan hệ đối ngoại của Triều Tiên.

Triều Tiên đang phải chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt quốc tế? - Hình 3

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Sau khi Nghị quyết số 1718 liên quan đến Triều Tiên có hiệu lực từ năm 2006, đến nay đã có tổng cộng 11 nghị quyết liên quan đến nước này. Những nghị quyết đó có thể điều chỉnh căn cứ vào tình hình tuân thủ quy định trong thực tế của Triều Tiên, xem xét cần tăng cường, sửa đổi, tạm ngừng hoặc xóa bỏ các biện pháp có liên quan, nếu Triều Tiên tiếp tục thử vũ khí hạt nhân hoặc phóng tên lửa, sẽ tăng cường thực hiện biện pháp quan trọng.

Về thực hiện nghị quyết, HĐBA thiết lập "Ủy ban trừng phạt Triều Tiên", giám sát thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc liên quan đến Triều Tiên. Ủy ban này yêu cầu tất cả nước thành viên sau thời gian nghị quyết có hiệu lực (thường là 90 ngày), khi nhận được yêu cầu của ủy ban này, phải báo cáo với HĐBA tình hình thực hiện quy định trong nghị quyết của họ, hỗ trợ biên soạn và đệ trình báo cáo có liên quan. Ngoài ra, Ủy ban trừng phạt Triều Tiên còn khởi động quy trình "miễn trừ", chủ yếu ứng dụng phù hợp liên quan đến lĩnh vực viện trợ nhân đạo đối với Triều Tiên và một số lĩnh vực đặc biệt.

Ảnh hưởng của lệnh trừng phạt tới người dân

Các biện pháp trừng phạt quốc tế không ngừng tăng đã tác động khá lớn đến kinh tế đất nước và đời sống nhân dân Triều Tiên, cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia láng giềng duy trì quan hệ thương mại và trao đổi nhân viên với Triều Tiên, thậm chí có dư luận cho rằng do trừng phạt mạnh mẽ của quốc tế, kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên đã giảm gần 90%.

Tuy những nghị quyết này nhấn mạnh không chĩa mục tiêu vào nhu cầu của nhân dân và viện trợ nhân đạo đối với Triều Tiên, nhưng do dòng tiền chảy về Triều Tiên bị cắt đứt, các nhân viên đến Triều Tiên và việc vận chuyển hàng hóa đến nước này phải gửi đơn xin miễn trừ trừng phạt và chấp nhận sự kiểm tra nghiêm ngặt, và rất nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, phi chính phủ lo ngại bị kiềm chế bởi biện pháp "trừng phạt thứ cấp" do đó đời sống nhân dân Triều Tiên đối mặt với thách thức lớn, vấn đề nhân đạo cũng ngày càng nổi cộm.

Bất đồng khó loại bỏ

Trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, hai bên đã triển khai cuộc đối đầu xung quanh vấn đề dỡ bỏ trừng phạt, nhưng vì bất đồng quá lớn nên không thể đạt được thỏa thuận mang tính xây dựng. Mỹ cho rằng Triều Tiên mong muốn xóa bỏ hoàn toàn trừng phạt, do đó không thể chấp nhận. Ngược lại, Triều Tiên phản bác rằng họ chỉ yêu cầu dỡ bỏ 5 lệnh trừng phạt mà họ cho là "nhắm vào cuộc sống của người dân và nền kinh tế" nước này.

Triều Tiên đang phải chịu bao nhiêu lệnh trừng phạt quốc tế? - Hình 4

Những cái bắt tay thiện chí chưa đem lại kết quả thiết thực. (Nguồn: AP)

5 nghị quyết trừng phạt mà Triều Tiên đưa ra là Nghị quyết số 2321 được công bố năm 2016 và số 2356, 2371, 2375, 2397 mà Chính quyền Trump thúc đẩy mạnh mẽ năm 2017, những nghị quyết này chủ yếu là hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu dầu mỏ, khoáng sản, nguyên liệu của Triều Tiên và đưa người lao động ra nước ngoài... Nội dung chủ yếu của 5 nghị quyết này chĩa mục tiêu vào ngành sản xuất then chốt của kinh tế Triều Tiên, đương nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, việc hạn chế Triều Tiên nhập khẩu dầu mỏ là một ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề tồn tại và phát triển của Triều Tiên lại mang tính hệ thống, đặc biệt là trên cơ sở lịch sử thù địch trong thời gian dài giữa Mỹ với Triều Tiên và thực tế chênh lệch về thực lực giữa hai nước. Căn cứ vào kết quả thực tế từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội, có thể thấy hai nước thực chất chưa đồng ý về bước đi và nguyên tắc để giải quyết vấn đề, nên rất khó giành được thành quả nào đó khi đàm phán chương trình nghị sự cụ thể.

Vậy cơ hội để phi hạt nhân hóa thể hiện từ đầu năm 2018 đến nay có thể kéo dài bao lâu, hiện rất khó dự báo. Do đó Mỹ và Triều Tiên cần nhanh chóng đạt được nhận thức chung về nguyên tắc và phương thức phi hạt nhân hóa, xác lập bước đi cơ bản của tiến trình phi hạt nhân hóa và xây dựng hòa bình bán đảo và trong mỗi giai đoạn, căn cứ vào biện pháp phi hạt nhân hóa mà Triều Tiên thực hiện, dỡ bỏ tương ứng các biện pháp trừng phạt và đưa ra bảo đảm tương ứng về an ninh.

(theo Tạp chí "Tri thức thế giới", Trung Quốc, số 7/2019)

Theo baoquocte

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ
08:05:15 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Sao nam hạng A như củ hành, càng bóc càng ra phốt: Hết keo kiệt với fan, còn hành hạ thú nuôi
07:24:34 20/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024

Tin mới nhất

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Tổng thống Ukraine cho biết chưa xem xét việc tổ chức tổng tuyển cử

12:49:39 20/11/2024
Ông Zelensky tuyên bố: "Trước tiên, Ukraine cần một nền hòa bình công bằng và sau đó người dân Ukraine sẽ tổ chức các cuộc bầu cử công bằng. Chúng ta phải ưu tiên lợi ích chung hơn bất kỳ mong muốn cá nhân nào".

Lạm phát - thách thức lớn đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump

12:47:58 20/11/2024
Trong cuộc khảo sát, các đảng viên Cộng hòa có xu hướng quan tâm nhất đến vấn đề di cư, với 56% người chọn lựa vấn đề này, so với chỉ 11% đảng viên Dân chủ.

UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em

12:23:53 20/11/2024
Ở một số quốc gia phát triển, trẻ em có thể chiếm chưa đến 10% dân số vào năm 2050, làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện và quyền của trẻ em trong các xã hội phải tập trung nguồn lực để chăm sóc bộ phận dân số già.

Đô đốc Mỹ: Xung đột Ukraine, Trung Đông 'ăn mòn' kho dự trữ phòng không

12:21:23 20/11/2024
Đô đốc Paparo đánh giá tình trạng tiêu hao phòng không gây tổn hại đến khả năng sẵn sàng của Mỹ trong ứng phó tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm ở vùng thủ đô Ấn Độ

12:13:00 20/11/2024
Giải thích về sự chênh lệch lớn này, ông Dipankar Saha, nguyên lãnh đạo phụ trách phòng thí nghiệm không khí của CPCB cho biết, thang đo AQI của Ấn Độ được giới hạn ở mức 500.

Điểm yếu chí mạng của Hải quân Mỹ

12:09:14 20/11/2024
Tỷ lệ sản xuất cao hơn đồng nghĩa với chi phí cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động lớn hơn. Việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng chịu hạn chế bởi số lượng khiêm tốn xưởng đóng, sữa chữa tàu của chính phủ.

Brazil hoàn thành năm Chủ tịch G20

11:47:41 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà Brazil đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary đoàn kết và hướng về quê hương

11:43:42 20/11/2024
Trong 16 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội đã thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động hiệu quả cho các chi hội thành viên, đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Hungary.

Kết quả bất ngờ về công dụng của thuốc Đông y nổi tiếng Trung Quốc trị xuất huyết não

11:43:31 20/11/2024
Nhóm điều trị bằng Zhongfeng Xingnao cũng không đạt tiến triển trong phục hồi chức năng, khả năng sinh tồn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

Năm anh em trai cùng tử trận và câu chuyện truyền cảm hứng cho nước Mỹ

11:33:39 20/11/2024
Kết quả sau 9 tháng nhập ngũ, tàu USS Juneau chở tất cả anh em nhà Sullivan đã bị trúng ngư lôi của quân đội Nhật Bản và phát nổ trong trận chiến Guadalcanal. Ba người tử vong ngay tại chỗ và hai người còn lại qua đời ngay sau đó.

Tổng thống Ukraine lên tiếng sau khi Nga cáo buộc Kiev tấn công bằng tên lửa tầm xa ATACMS

11:30:52 20/11/2024
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh Kiev sẽ sử dụng tất cả những vũ khí này , đồng thời cho rằng sau khi nghe những phát biểu gần đây về vũ khí hạt nhân, đã đến lúc Đức cần hỗ trợ khả năng tấn công tầm xa của Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .

Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?

Sao châu á

13:33:36 20/11/2024
Nữ người mẫu này đã tố cáo với cảnh sát về việc cô bị 1 doanh nhân trói người, đe dọa tính mạng để ép dùng ma túy.

Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ

Sao việt

13:30:48 20/11/2024
Mọi người cho rằng tôi mua nhà nhưng tôi chưa có duyên để mua nó. Tuy vậy, tôi sẽ ở căn nhà này tới khi nào không muốn ở nữa thì thôi.

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

Tin nổi bật

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Khoan hồng cho bị cáo vị thành niên

Pháp luật

12:31:18 20/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, do vô cớ bị đánh tới tấp nên Kh. lấy dao bấm đâm loạn xạ và gây thương tích cho nạn nhân 32%; lúc phạm tội, Kh. mới hơn 16 tuổi.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Ukraine thông qua ngân sách năm 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng

11:29:01 20/11/2024
Nhu cầu chi lớn thứ hai của ngân sách là hỗ trợ người dân. Các chương trình hỗ trợ xã hội sẽ được chi 421 tỷ hryvnia, chi cho giáo dục 199 tỷ hryvnia, y tế 217 tỷ hryvnia.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.