Cảnh báo phổi mắc bệnh từ triệu chứng ho khạc đờm
Bệnh nhân 63 tuổi, đến bệnh viện khám khi thấy ho khạc đờm, không có bất thường như sốt hay sụt cân.
Bệnh nhân gần đây ho, đờm màu trắng vàng, mệt mỏi nhiều, cảm giác đau ngực phải khi hít sâu. Ông vẫn ăn uống bình thường, ở nhà chưa dùng thuốc gì, đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám, ngày 9/10.
Kết quả chụp CT ngực phổi cho thấy đám tổn thương thùy giữa phổi phải, xẹp phổi nhỏ dưới màng đáy phổi trái. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, chưa loại trừ u phổi, nhập viện điều trị.
Một bệnh nhân khác, mới 16 tuổi, cách đây 6 tháng ho nhiều kèm đờm, mỗi đợt kéo dài 2-3 tuần. Một tháng gần đây, bệnh nhân nổi hạch vùng cổ lớn dần. Bệnh nhân đi khám, được chẩn đoán viêm hạch – viêm phổi trái, kê đơn thuốc kháng sinh uống 5 ngày. Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân sốt về chiều tối, sụt khoảng 3 kg.
Sau đó hạch vùng cổ sưng đau, ho húng hắng, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám. Kết quả siêu âm có nhiều hạch bất thường vùng cổ trái, chọc hạch và lấy đờm làm xét nghiệm kết quả dương tính với vi khuẩn lao.
Lá phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Ảnh: Drug Target
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, chuyên khoa Hô hấp, cho biết những bệnh lý về phổi như viêm phổi, lao phổi… nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng, khó điều trị, nguy cơ tử vong.
Viêm phổi là bệnh lý hay gặp, thường do nhiễm trùng phổi khiến các tổ chức tại phổi bị viêm, ảnh hưởng tới hoạt động chức năng. Viêm phổi gồm nhiều mức độ, từ viêm phổi nhẹcho tới nặng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Video đang HOT
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB). Bệnh có thể lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hay khạc nhổ đờm ra môi trường bên ngoài. Vi khuẩn lao có khả năng thông qua đường máu hay bạch huyết di chuyển tới các bộ phận khác của cơ thể và gây ra bệnh lao tại đó.
Ngoài viêm phổi, lao phổi, có nhiều bệnh về phổi khác như viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, phù phổi, ung thư phổi… Chuyên gia nhận định, các bệnh về phổi trong giai đoạn đầu, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn. Với ung thư phổi, sau chẩn đoán, tỷ lệ sống trung bình của bệnh nhân quá 5 năm trên thế giới chỉ khoảng 15%.
Lá phổi là cơ quan quan trọng, thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang carbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Phổi góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.
Bác sĩ Tuấn nhận định rất nhiều yếu tố gây bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là tác nhân virus, vi khuẩn, thuốc lá, ô nhiễm không khí, di truyền…
“Cách duy nhất để biết lá phổi có khỏe hay không là kiểm tra định kỳ hàng năm”, bác sĩ cho biết. Nam giới trên 40 tuổi (không loại trừ trẻ tuổi), nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả… khi xuất hiện biểu hiện bất thường cần đi khám ngay.
Bác sĩ khuyến cáo, để giữ phổi khỏe, nên uống nhiều nước, duy trì hoạt động thể chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp nâng cao sức đề kháng. Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc chủ động và bị động.
Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết ngày càng có nhiều người bị bệnh ung thư phổi vì thế việc thăm khám, kiểm tra phổi thường xuyên để biết sức khoẻ lá phổi của mình như thế nào rất quan trọng.
Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất (Ảnh minh họa)
Nhiều bệnh lý nếu bỏ qua dấu hiệu nhỏ
Bệnh nhân L.Q (63 tuổi, Nam, ở Hà Nội) đến khám vì lý do khạc đờm và mệt mỏi. Ông Q. cho biết gần đây xuất hiện ho, khạc đờm, đờm màu trắng vàng, kèm theo mệt mỏi nhiều, cảm giác đau ngực phải khi hít sâu. Bệnh nhân không có biểu hiện bất thường về sốt, khó thở, gầy sụt cân và ăn uống bình thường, ở nhà chưa dùng thuốc gì nên đi khám.
Khi khám, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, hạch ngoại vi không sờ thấy, phổi không có rales nên được chỉ định làm các xét nghiệm, nội soi tai mũi họng, CT ngực phổi có tiêm thuốc cản quang.
Trên hình ảnh chụp CT lồng ngực có tiêm cản quang của bệnh nhân cho thấy đám tổn thương ngoại vi thùy giữa phổi phải hướng đến tổn thương viêm phổi đang áp-xe hóa, di chứng dày dính màng phổi đáy phổi hai bên và xẹp phổi nhỏ dưới màng phổi đáy phổi trái.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi chưa loại trừ u phổi nên được hướng dẫn nhập viện điều trị nội trú kịp thời.
Tương tự trường hợp bệnh nhân Q, bệnh nhân P. M. K (16 tuổi, Hà Nội) đến khám vì thấy xuất hiện hạch vùng cổ và bất ngờ chẩn đoán bị lao hạch.
BSCKI. Nguyễn Thanh Tuấn - Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết cách đây 6 tháng, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều, ho có ít đờm mỗi đợt kéo dài 2 -3 tuần. Cách 1 tháng gần đây, xuất hiện nổi hạch vùng cổ, hạch tăng kích thước dần theo thời gian nên khám tại một bệnh viện được chẩn đoán theo dõi viêm hạch - viêm phổi trái và kê đơn thuốc kháng sinh uống 05 ngày.
Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân xuất hiện sốt về chiều tối, nhiệt độ cơ thể 37,5- 38,5 độ C, kèm theo sụt khoảng 3kg. Khoảng 3 ngày trước khi vào khám, thấy hạch vùng cổ sưng đau, không sốt, kèm ho húng hắng.
Bệnh nhân K. có ông ngoại mất vì bị lao hạch nên bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra.
Kết quả siêu âm có nhiều hạch bất thường vùng cổ trái, hạch lớn kích thước 13x8mm, sau đó có chỉ định chụp CT lồng ngực 128 dãy để chẩn đoán tổn thương phổi và kết luận theo dõi lao phổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn lao và được chuyên gia kê đơn điều trị lao.
"Làm sạch" phổi bằng cách nào?
Bác sĩ Tuấn cho biết phổi là một cơ quan quan trọng thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang carbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố gây các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là những tác nhân virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các yếu tố khác như thuốc lá, ô nhiễm không khí, di truyền,... cũng là những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi - bệnh nguy hiểm thứ 2 trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở nước ta.
Theo BS Tuấn để lá phổi được giữ khỏe, người dân nên làm những việc làm bắt buộc như:
Nên uống nhiều nước, duy trì hoạt động thể chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh hô hấp. Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc chủ động và bị động.
Đồng thời, bác sĩ chia sẻ cách duy nhất để biết lá phổi có khỏe hay không là người dân cần định kỳ kiểm tra định kỳ hàng năm.
Những dấu hiệu gợi ý của bệnh là nam giới từ trên 40 tuổi (nhưng không loại trừ người trẻ tuổi như trường hợp của bệnh nhân K phát hiện khi mới 16 tuổi), nghiện thuốc lá/thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả,... khi thấy xuất hiện biểu hiện bất thường này cần đi khám ngay.
Để phòng các bệnh về phổi trong đó có ung thư phổi, bác sĩ Tuấn cho biết cần tăng cường vận động. Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Trong chế độ ăn, nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam... Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành...
Dấu hiệu '1 dày, 2 đen, 3 đau' cảnh báo người mắc bệnh phổi Nếu có các dấu hiệu như lưỡi đen, tức ngực, đau vai... bạn cần đi bệnh viện để chiếu chụp phổi. Phổi là cơ quan nhạy cảm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Khi phổi có vấn đề, các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Các bác sĩ tổng kết 3 dấu hiệu của người...