Cảnh báo phản ứng có hại của thuốc trị loãng xương
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khuyến cáo về việc sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Strontium Ranelate.
Tại VN, thuốc chứa Strontium Ranelate đã được cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc Protelos (số đăng ký VN-5007-07 do Công ty Les Laboratories Servier Industrie, Pháp sản xuất). Cục đề nghị các Sở Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh theo dõi, xử trí các phản ứng có hại của thuốc. Cục Quản lý dược cũng cho biết, Cơ quan Quản lý dược châu Âu đã kết luận, các thuốc có chứa hoạt chất Strontium Ranelate vẫn là thuốc chỉ định điều trị cho bệnh nhân nữ bị loãng xương nhưng cần phải bổ sung thêm chống chỉ định và sửa lại cảnh báo để kiểm soát tốt hơn các nguy cơ của thuốc. Theo đó, không nên kê đơn 2 loại thuốc Protelos và Osseor (hoạt chất Strontium Ranelate) trị loãng xương cho bệnh nhân đang bị huyết khối tĩnh mạch hoặc có tiền sử huyết khối tĩnh mạch.
Khuyến cáo trên được đưa ra sau khi một nghiên cứu tại Pháp công bố gần 200 trường hợp gặp phản ứng khi dùng các thuốc này. Nhiều bệnh nhân đã có các phản ứng nặng trên da, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc…
Theo VNE
Các chuyên gia nói gì về "thuốc thịt người"?
Trước thông tin về loại "thuốc thịt người" thẩm lậu qua biên giới Trung- Hàn. Chúng tôi đã gặp gỡ các chuyên gia để giải đáp vấn đề này dưới góc độ chuyên môn.
Video đang HOT
Ngày 9/5/2012, Cục quản lý Dược - Bộ Y tế đã có Công văn số 6616/QLD - TT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thông tin sản phẩm "thuốc thịt người" với nội dung chính:
- Cục Quản lý Dược khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành sản phẩm "thuốc thịt người" nêu trên tại Việt Nam.
- Ðể đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Ban chỉ đạo 127 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.
PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Ðức - Khoa Dược Trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: Nguy cơ rất lớn cho người sử dụng...
Hiện nay đang có thông tin về thuốc thẩm lậu qua biên giới Trung Quốc vào Hàn Quốc, qua kiểm nghiệm, Hàn Quốc phát hiện trong thành phần viên thuốc có chứa thịt người (ADN của người). Như vậy, nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc ở đây được cho là thi thể của trẻ sơ sinh, thai nhi hoặc là nhau thai...
Trước nay người ta hay có quan niệm "ăn gì bổ nấy", vì vậy có thể người ta nghĩ rằng thịt người cũng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nên đã dùng làm thuốc để tăng cường, hỗ trợ sức khỏe... Thế nhưng thực chất thịt người cũng giống như thịt bò, thịt heo, thành phần của nó là axit amin.
Nếu sử dụng thịt người làm thuốc thì sẽ có nguy cơ rất lớn cho người sử dụng, vì nó luôn luôn có nguy cơ chứa các mầm bệnh như viêm gan B, C, HIV và nhiều bệnh khác... Đối với thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, quy trình sản xuất không thể kiểm soát được nên nguy cơ mang bệnh cho người sử dụng là rất lớn. Và phải khẳng định một điều là cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được là thịt người có tác dụng chữa bệnh.
Cũng với quan niệm "ăn gì bổ nấy" nên trước đây người ta đã dùng cao gan (chiết tinh gan) của bò, lợn... để làm thuốc bổ gan nhưng khi tiêm cao gan vào cơ thể, bổ dưỡng chẳng thấy đâu mà nguy cơ dị ứng thì rất lớn. Hơn nữa, khi dùng các sản phẩm từ động vật như thịt bò hay thịt lợn để ăn thì bắt buộc phải xác định nguồn gốc thực phẩm và đảm bảo chắc chắn là không mắc bệnh.
Và cho đến nay, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh được tác dụng bổ dưỡng của cao gan nên hiện đã bỏ không dùng sản phẩm này. Và về mặt đạo đức, không ai dùng thịt đồng loại để làm thuốc chữa bệnh.
TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch Hội Ðông y Việt Nam: Sách y thuật Trung Quốc có ghi nhưng không được kiểm chứng trên thực tế...
Trước hết, phải khẳng định tử hà sa (là nhau thai của sản phụ) hay "bào nhân" (thai đã được nạo ra để làm thuốc) hay "cuống rốn" của trẻ sơ sinh đều là "thịt người". Trong các bài thuốc cổ phương ở Trung Quốc thì trong thành phần đều có "nhau thai" hay "bào nhân", trong đó, một số bài thuốc như Hà sa đại bổ tạo hoàn điều trị chứng hư lao, đau ê ẩm nhức mỏi ở người già...
Bài thuốc Hỗn Nguyên Đan trong sách Trương Cảnh Nhạc toàn thư của Trương Giới Tân chữa trị một số bệnh về đường tiêu hóa..., ngoài ra "nhau thai" cũng là thành phần của một số bài thuốc chữa bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt, an thai và cũng theo sách này thì tại tỉnh An Huy (TQ), người ta hay sử dụng "bào nhân" để làm thuốc chữa bệnh...
Tuy sách vở của Trung Quốc ghi lại như vậy nhưng thực tế có tác dụng chữa bệnh hay không thì chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn và cho đến nay cũng chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của "bào nhân", "nhau thai"... Xét về góc độ văn hóa, đạo đức, ở Việt Nam không có chuyện này và trong các bài thuốc của Việt Nam cũng có nhắc đến thành phần này, nhưng hầu như các thầy thuốc Việt Nam không dùng bởi thảo dược của chúng ta không thiếu để chữa các bệnh lý kể trên.
Trước thông tin nhiều người "lùng" mua "bào nhân" về "ngâm rượu với mục đích bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương, tăng cường hormon sinh lý..., BS. Hướng cũng khẳng định, ông đã đọc hơn 1.700 bài thuốc của Trung Quốc và cả các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông..., chưa có tài liệu nào khẳng định "thịt người" có tác dụng "bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Do đó, không nên dùng thứ thuốc được bào chế từ "bào nhân" hay "nhau thai", thậm chí là cả "cuống rốn" của trẻ sơ sinh vì sẽ "tiền mất tật mang" và nó còn vi phạm đến đạo đức, văn hóa.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Việt Nam chưa từng cho nhập "thuốc thịt người" Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế hôm qua (9/5) khẳng định, Cục chưa từng cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành sản phẩm "thuốc thịt người" tại Việt Nam. Thuốc làm từ thịt thai nhi có nguồn gốc từ Trung Quốc được phát hiện tại Hàn Quốc. Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản...