Cảnh báo nợ công toàn cầu vượt GDP
Nợ công toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 100 nghìn tỷ USD trong năm 2024, khiến triển vọng tài chính của nhiều quốc gia thậm chí “tệ hơn dự kiến”.
Đây là cảnh báo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra ngày 15/10.
Biểu tượng Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) tại Washington DC., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo mới nhất, IMF cho biết nợ công toàn cầu sẽ tương đương 93% GDP toàn cầu trong năm nay và lên gần 100% GDP vào năm 2030, cao hơn 10% so với năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Era Dabla-Norris, Phó Giám đốc Bộ phận Tài chính của IMF cảnh báo gánh nặng nợ này dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai bởi áp lực chi tiêu để giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, dự báo nợ quá lạc quan và nguy cơ về một lượng lớn nợ không xác định. Theo đó trong trường hợp xấu nhất, nợ công toàn cầu có thể vượt GDP, tăng lên mức 115% GDP vào năm 2026.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng “các yếu tố toàn cầu ngày càng thúc đẩy sự biến động trong chi phí vay của các chính phủ”, cho thấy mức nợ cao ở các quốc gia chủ chốt có thể “làm tăng biến động của lợi suất trái phiếu chính phủ và rủi ro nợ” đối với các quốc gia khác. IMF cho biết việc điều tiết lạm phát và cắt giảm lãi suất ở nhiều nền kinh tế có nghĩa là hiện tại là thời điểm “thích hợp” để các quốc gia xây dựng lại bộ đệm tài chính của mình.
Chờ đợi số liệu từ kinh tế Mỹ, giá vàng thế giới đi lên
Nhà đầu tư đang chú ý đến các số liệu kinh tế Mỹ để tìm hiểu về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.
Trang sức vàng được bày bán tại tiệm kim hoàn ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong phiên giao dịch ngày 24/7, giá vàng thế giới đi lên, khi đồng USD xuống giá và các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào số liệu mới từ kinh tế Mỹ để có thêm thông tin về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất.
Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 2.411,50 USD/ounce vào lúc 0h47 phút sáng ngày 25/7 (giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng giao dịch kỳ hạn tăng 0,3% lên đóng cửa ở mức 2.415,70 USD/ounce.
Nhà phân tích Jim Wyckoff tại chuyên trang về vàng Kitco Metals, nhận định đà giảm của chỉ số USD, chứng khoán Mỹ cùng với sự tăng giá của dầu thô đang hỗ trợ nhu cầu mua các kim loại quý như vàng và bạc.
Phiên này, chỉ số USD giảm 0,2%. Đồng USD yếu hơn khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác. Cùng phiên, chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều ở mức thấp nhất trong nhiều tuần.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý II/2024, dự kiến công bố ngày 25/7 và số liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng Sáu dự kiến công bố ngày 26/7 để tìm kiếm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.
Ông Chris Gaffney, quan chức cấp cao tại ngân hàng EverBank, cho rằng kỳ vọng của thị trường về khả năng Fed có thể quyết định cắt giảm lãi suất sớm hơn tháng Chín chính là nhân tố hỗ trợ đà tăng cho giá vàng hiện nay. Theo công cụ CME FedWatch Tool, thị trường dự đoán có 100% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Chín.
Bên cạnh đó, ông Gaffney lưu ý thêm, việc Ấn Độ cắt giảm thuế nhập khẩu vàng và bạc cũng sẽ làm tăng nhu cầu. Ấn Độ đã cắt giảm thuế nhập khẩu vàng và bạc từ 15% xuống 6%.
Bên cạnh số liệu kinh tế, các nhà đầu tư cũng đang theo dõi diễn biến của chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, khi Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris dự kiến là ứng cử viên của đảng Dân chủ và sẽ đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Tại thị trường trong nước chiều 24/7, giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 77,5-79,5 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt Doanh số bán lẻ của Mỹ phục hồi ít hơn dự kiến trong tháng Hai. Điều này cho thấy chi tiêu tiêu dùng chậm lại trong quý I/2023 giữa bối cảnh lạm phát gia tăng và chi phí vay vẫn cao. Khách hàng chọn mua đồ trong siêu thị ở Millbrae, Mỹ ngày 13/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN Các dấu hiệu cho thấy hoạt động...