Cảnh báo những chứng bệnh dễ mắc khi trời nồm
Trời nồm khiến cho rất nhiều căn bệnh bùng phát và lây lan đấy!
Bệnh đường hô hấp
Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp thường tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp. Các căn bệnh hô hấp dễ mắc khi trời nồm thường gặp phải là dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp… Các căn bệnh này rất nguy hiểm bởi có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì thế, các bạn cần tự bảo vệ mình trước các tác nhân gây bệnh.
Để phòng tránh các căn bệnh đường hô hấp, các bạn cần giữ ấm cho cơ thể, đeo khẩu trang khi đi đường và đến chỗ đông người, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường uống nước để nâng cao sức đề kháng… Khi có biểu hiện mắc bệnh, các bạn cần gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Cúm gia cầm
Trời nồm của mùa xuân thường là thời điểm mà dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh hơn bao giờ hết. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết như vậy làm cho các virus gây bệnh dễ dàng phát triển và sinh sôi.
Khả năng lây lan của căn bệnh này là rất cao, thậm chí có thể trở thành dịch. Cúm gia cầm thường rất dễ mắc phải, nhất là những người có sức đề kháng yếu. Nó có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, chúng mình cần chú ý trong khâu phòng tránh bằng cách không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những nơi đang có dịch, bảo vệ cơ thể, giữ ấm, bổ sung dinh dưỡng để nâng cao khả năng kháng bệnh, đeo khẩu trang khi ra đường và đến chỗ đông người… Đặc biệt, nếu đang ở trong vùng dịch, các bạn nên khử trùng đồ đạc, nhà cửa bằng dung dịch chuyên dụng theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Bệnh về da
Trời nồm thường khiến cho làn da của chúng ta trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu hơn. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da, dị ứng, mụn bọc, mụn mủ, trứng cá…
Lời khuyên cho chúng ta là chú ý hơn tới việc làm sạch da, chăm sóc da mặt mỗi ngày để phòng tránh các căn bệnh này. Các bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống một cách lành mạnh với nhiều rau quả, tăng cường uống nước, hạn chế rượu bia, café và các chất kích thích để bảo vệ da tốt hơn.
Video đang HOT
Thủy đậu
Thủy đậu là một căn bệnh nguy hiểm do virus Varicella Zoster gây nên với biểu hiện là các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa, sau đó chuyển thành mụn nước và khô đi sau 5 – 7 ngày. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm ướt, khi chúng ta tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả qua đường hô hấp.
Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, chúng mình có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não… Cách tốt nhất là hãy phòng chống thủy đậu ngay từ đầu bằng biện pháp tiêm chủng ngừa bệnh và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả quần áo, đồ đạc… của người mắc bệnh.
Viêm nhiễm vùng kín
Độ ẩm cao khi trời nồm sẽ khiến cho quần áo luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nó tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, các vi khuẩn và virus gây bệnh gia tăng. Điều này dễ khiến chúng ta mắc phải các căn bệnh vùng kín, viêm nhiễm “cô bé” hoặc “cậu bé”.
Các căn bệnh viêm nhiễm này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, mà nó còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến vùng kín, thậm chí còn có thể dẫn tới vô sinh. Để phòng tránh, các bạn cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đồng thời phơi hoặc sấy khô quần áo, nhất là đồ lót để ngăn ngừa khả năng gây bệnh của vi khuẩn nhé!
Theo Kênh 14
Những điều quan trọng chị em cần biết về bệnh loãng xương
Có một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và có thể khiến cho chị em tăng khả năng bị loãng xương. Trong khi đó một số thực phẩm khác hoàn toàn có tác dụng ngược lại.
Loãng xương là gì?
Loãng xương là bệnh về xương phổ biến nhất ở người, và xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa số lượng xương mới hình thành và số lượng xương cũ bị phá vỡ.
Loãng xương xảy ra khi mật độ khoáng xương của một người (về cơ bản là cấu tạo bên trong xương) bị giảm đi và cấu trúc của xương bị thoái hóa làm tăng nguy cơ gãy xương.
Các dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương là gì?
Gãy xương là một dấu hiệu rõ ràng của chứng loãng xương. Nói chung, sau khi xương bị suy giảm nặng thì gãy xương rất dễ đột ngột xảy ra. Gãy xương cột sống có thể dẫn đến giảm chiều cao, đau lưng, và biến dạng cột sống. Gãy xương hông có thể phải nhập viện và phẫu thuật.
Ngoài ra còn có một số bệnh có thể tăng nguy cơ loãng xương, bao gồm HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, máu khó đông, bệnh viêm ruột, bệnh gan, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, và hội chứng kém hấp thu.
Một số yếu tố nguy cơ không đổi nhưng có liên quan đến loãng xương
Thật không may, có một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và có thể khiến cho một số người tăng nguy cơ bị loãng xương. Các yếu tố này bao gồm:
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao hơn gấp 4 lần so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ da trắng sau mãn kinh cũng dễ bị loãng xương.
Gen: Yếu tố gia đình là một nguy cơ đáng kể. Nếu trong gia đình bạn có người bị loãng xương, khả năng bạn cũng bị loãng xương là khó tránh khỏi.
Người có thân hình mỏng hoặc thanh mảnh: Người có thân hình, vóc dáng nhỏ sẽ càng có nhiều khả năng bị loãng xương dẫn đến gãy xương.
Chủng tộc: Loãng xương có thể xảy ra trong tất cả các chủng tộc, nhưng những dân tộc da trắng (đặc biệt là Bắc Âu) và dân tộc châu Á có nguy cơ loãng xương cao hơn so với các chủng tộc da đen và Latin.
Tuổi tác cao: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ phát triển bệnh loãng xương càng tăng. Đối với phụ nữ, nguy cơ loãng xương cao hơn bởi vì họ bị thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh.
Những yếu tố có thể làm thay đổi quá trình loãng xương
Mặc dù có một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rằng, các biện pháp có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi đầu của loãng xương là có tồn tại.
Bổ sung canxi và vitamin D
Vì xương bao gồm chủ yếu là canxi nên một lượng canxi đầy đủ là điều cần thiết cho sức khỏe của xương. Nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, sữa chua, pho mát, rau màu xanh đậm (ví dụ như bông cải xanh, bắp cải, cải Brussels...), cam, bột yến mạch, hạnh nhân, cá mòi và nghêu, hàu, cá hồi...
Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, hãy bổ sung từ sữa. Mỗi ngày, mỗi người trưởng thành cần bổ sung 1.200mg canxi và 800-1.000 IU vitamin D để làm giảm nguy cơ mất xương và gãy xương. Phụ nữ sau mãn kinh cần bổ sung 1.500mg canxi mỗi ngày.
Magiê và kali: Rất nhiều trái cây và rau quả có thể giảm nguy cơ loãng xương vì trong hoa quả có nhiều magiê và kali. Mỗi ngày bạn nên ăn 5 loại trái cây và rau quả để đảm bảo đủ lượng magiê và lượng kali cho cơ thể.
Muối: Khi lượng canxi trong cơ thể thấp, cơ thể sẽ hấp thu lượng natri thừa. Điều này có thể làm tăng sự bài tiết canxi. Do đó, nên hạn chế lượng muối ăn (không nên ăn mặn).
Caffeine: Đối với những người có nguy cơ loãng xương cao, lượng caffeine vào cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương. Vậy nên, không được uống quá 3 tách cà phê mỗi ngày, 5 phần nước lọc và các loại trà có chứa caffeine khác.
Vitamin C: Vitamin C tham gia vào việc sản xuất collagen, hỗ trợ một cấu trúc xương khỏe mạnh. Hãy chắc chắn rằng bạn đã bổ sung đủ vitamin C hàng ngày, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, ớt ngọt và cà chua.
Béo phì: Béo phì không tốt và một trong số những hậu quả của nó là loãng xương. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên duy trì một trọng lượng cơ thể trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, để giảm cân, hãy chắc chắn rằng bất kỳ chế độ ăn uống nào cũng phải bao gồm đầy đủ protein, vitamin, canxi và khoáng chất để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu chất.
Rượu: Uống nhiều rượu cũng làm cho mật độ, khối lượng xương thấp hơn. Ngoài ra, uống rượu quá mức thường được đi kèm với một chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, cộng với hút thuốc lá, điều này thực sự không tốt cho cơ thể. Hạn chế uống rượu bằng cách luôn ghi nhớ công thức sau: một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly mỗi ngày cho nam giới.
Hút thuốc lá: Khói thuốc ức chế hoạt động của các nguyên bào xương, tế bào xương chịu trách nhiệm xây dựng xương mới. Do vậy, hút thuốc sẽ hủy hoại xương là điều hoàn toàn rất dễ xảy ra.
Lười vận động: Một chế độ chăm chỉ vận động thể chất sẽ giúp xây dựng khối lượng xương. Các bài tập aerobic, đi bộ, chạy bộ... rất tốt cho xương. Tuy nhiên, tránh tập thể dục quá sức dẫn đến giảm quá mức hoặc nhanh chóng làm thiệt hại liên tục đến xương.
Theo VNE
Bệnh giang mai lây qua đường miệng có những biểu hiện gì? Bệnh giang mai lây qua đường miệng thường gặp ở người có vấn đề răng miệng (chảy máu nướu, lở miệng, viêm nha chu, trầy xước miệng...). Xin hỏi bác sĩ, Hôm trước em đọc báo thấy có chị bị đau, khi đi khám thì bị bệnh giang mai lây qua đường miệng, vậy triệu chứng của bệnh giang mai lây qua đường...