Cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm khi dùng smartphone mà ai cũng có thể mắc phải
Ngoài những tai nạn do việc mải nhìn vào smart phone khi đang làm việc khác thì các căn bệnh do lạm dụng nó đang khiến nhiều người phải đau đầu.
Chấn thương do mải xem điện thoại
Theo một nghiên cứu cho biết, kể từ năm 2007, sau khi iPhone ra mắt, số lượng chấn thương đầu liên quan đến smart phone tăng mạnh
“Chiếc điện thoại không đơn thuần là điện thoại nữa mà đã trở thành nền tảng di động. Nó khiến mọi người không còn chú ý đến những gì xung quanh”, Boris Parkshover, nhà phẫu thuật đầu và cổ tại trường y khoa Rutsgers, New Jersey, tác giả của nghiên cứu cho biết.
Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra do việc vừa đi vừa nhìn điện thoại.
Các số liệu từ 1998-2017 liên quan đến những chấn thương do sử dụng điện thoại, được thống kê tại khoảng 100 bệnh viện trên toàn nước Mỹ cho thấy có 2.501 vụ chấn thương liên quan tới điện thoại. Khoảng 40% trong số này thuộc về người trẻ (13-29 tuổi), và chấn thương phổ biến nhất là vết cắt.
Chấn thương do sử dụng điện thoại có thể đến trực tiếp từ chiếc điện thoại như khi người dùng đánh rơi điện thoại vào mặt, hoặc gián tiếp gây ra vì mất tập trung. Trẻ em dưới 13 tuổi là đối tượng bị chấn thương trực tiếp nhiều nhất, trong khi người trên 50 tuổi thường bị gián tiếp.
Ông Parkshover nhận định các chấn thương gián tiếp, do mất tập trung khi sử dụng điện thoại là đáng lo ngại nhất. Nạn nhân có thể gặp họa khi dùng điện thoại trong lúc đi bộ hoặc lái xe. Trong số các tai nạn, có tới 90 trường hợp người dùng mất tập trung vì chơi Pokemon Go.
Video đang HOT
Tai biến về mắt
Đã có nhiều trường hợp những người trẻ tuổi phải nhập viện do bị tai biến về mắt như mù màu, suy giảm thị lực, mắt lé… chỉ vì sử dụng điện thoại di động quá nhiều.
Tai biến về mắt tăng nhiều do việc sử dụng smart phone quá nhiều- Ảnh minh hoạ.
Trường hợp điển hình là một cô gái họ Liu 16 tuổi ở Đài Loan đã bị mù màu sau kỳ nghỉ hè. Bệnh nhân cho biết cô đã dành hơn 10h mỗi ngày để sử dụng smart phone. Vào kỳ nghỉ cô thậm chí còn thường nghịch điện thoại trắng đêm.
Một bé gái 4 tuổi khác ở Thái Lan còn bị bệnh mắt lười (suy giảm thị lực), hai mắt không hoạt động cùng nhau và bị lé do được bố mẹ cho xem điện thoại di động từ năm 2 tuổi.
Các bác sĩ khuyên mọi người nên sử dụng điện thoại ít hơn 5h mỗi ngày và cho mắt nghỉ ngơi 10 phút sau mỗi 30 phút sử dụng. Không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi các thiết bị điện tử. Bởi nếu tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử, trẻ sẽ dễ dàng sa đà vào đó, khó từ bỏ và phải đối mặt với nhiều hậu quả về lâu dài.
Đau khớp xương
Sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên trong một tư thế không tốt sẽ gây nên các triệu chứng cơ xương khớp.
Tư thế điển hình khi sử dụng điện thoại thông minh (hoặc các thiết bị cầm tay màn hình cảm ứng khác) thường là tư thế không tốt: Chúng ta thường giữ công cụ bằng một hoặc hai tay dưới tầm mắt, cúi nhìn xuống thiết bị và sử dụng ngón tay cái để chạm vào màn hình. Kiểu sử dụng này khiến người dùng ở một tư thế khó chịu như cúi cổ về phía trước trong thời gian dài.
Việc sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên, cũng như chuyển động lặp đi lặp lại của các ngón tay trong một tư thế không tốt, đã được chứng minh là các yếu tố chính gây nên các triệu chứng cơ xương khớp. Các triệu chứng cơ xương khớp ban đầu xuất hiện chỉ là cảm giác mỏi, khó chịu, nếu nặng hơn có thể xuất hiện những cơn đau thoáng qua ít khi ta để ý đến, dần dần sẽ trở thành đau mạn tính, giảm chức năng vận động của gân cơ. Các vị trí tổn thương không chỉ xảy ra ở cổ gáy mà còn ở các khu vực khác của cơ thể bao gồm vai, khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay cái.
Minh Khôi (T/h)
Theo ĐS&PL
Món ăn thuốc dành cho người mắt kém
Suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ, cận thị hay quáng gà là những bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi, trẻ em, người làm việc và học tập bằng trí óc và đôi mắt liên tục, căng thẳng...
Xin giới thiệu một số món ăn thuốc có tác dụng bổ dưỡng can thận, ích khí dưỡng huyết giúp tăng cường thị lực để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Gan lợn 60g, táo đỏ 10 trái, hoài sơn 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Gan lợn rửa sạch, cắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ, hoài sơn rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị ăn trong bữa cơm. Công dụng: Bổ can, bổ tỳ, dưỡng huyết, làm sáng mắt.
Bài 2: Hoa cúc trắng 15g, thảo quyết minh 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách làm: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần. Mỗi liệu trình 7 ngày. Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thích hợp với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Người bị tiêu chảy không nên dùng.
Bài 3: Rau chân vịt 150g, gan lợn 100g, gừng, gia vị vừa đủ. Cách làm: Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc; gan lợn rửa sạch, thái mỏng, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan, rau vào, gan chín là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. Công dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.
Bài 4: Gan dê 100g, gạo tẻ, hành, muối vừa đủ. Cách làm: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị là được. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Công dụng: Dưỡng can, sáng mắt, hỗ trợ điều trị cận thị, quáng gà, hoa mắt.
Bài 5: Cà rốt 60g, hoa cúc 20g, gạo tẻ 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho hoa cúc vào nồi thêm 500ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu cùng thành cháo, thêm gia vị, ăn vào lúc đói bụng. Công dụng: Thanh nhiệt, sáng mắt, thích hợp dùng cho người thị lực suy giảm, sốt nóng, nhức đầu.
Bài 6: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn. Cách làm: Rửa sạch câu kỷ, dâu tằm, rồi nấu cùng gạo nếp thành cháo, khi ăn thêm chút đường phèn. Công dụng: Bổ can thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, dùng tốt cho người suy giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ.
Theo BS. Thanh Xuân/Sức khỏe và Đời sống
Phật thủ - quả tâm linh vị thuốc Quả phật thủ có thể nấu thành rượu, chè, cháo, siro... tác dụng chữa ho đờm, viêm khí quản, đầy hơi, tức ngực, giảm thị lực... Quả phật thủ hay còn gọi là tay Phật, là loại giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh, giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam....