Cảnh báo nguy cơ trẻ em nhập viện vì nắng nóng kéo dài
Thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài khiến nhiều trẻ em phải nhập viện trong những ngày qua tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Với nhiệt độ ngoài trời gần 40C, khiến trẻ em và người lớn đều vật vã với nắng nóng. Những ngày gần đây, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đông nghẹt người vì rất nhiều gia đình đưa con em đến khám bệnh.
Tại Khoa Nhi nội tổng hợp (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi) sáng ngày 25-4, đã tiếp nhận 36 bệnh nhi, hiện tại tổng số bệnh nhi tại Khoa đã đến 178 bệnh nhi. Trong khi đó, Khoa chỉ có 22 phòng bệnh với 120 giường, do vậy, các bệnh nhi phải nằm chung giường với nhau, tiếp nhận điều trị.
Các bệnh nhi được cha mẹ đưa đến Khoa Nhi sáng 25-4. Ảnh: NGUYỄN TRANG
BS. Trà Thị Thanh Vân, Trưởng Khoa Nhi nội tổng hợp cho biết: “Số bệnh nhi nhập viện trong ngày nắng nóng tăng 30-40% so với ngày thường. Các bệnh chủ yếu là tiêu hóa, hô hấp. Nắng nóng kéo dài còn cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng trở lại”.
Theo BS. Vân, trẻ em có sức đề kháng thấp, mức độ giữ thân nhiệt thấp hơn, do vậy, khi trẻ tiếp xúc nắng nóng trong thời gian dài hoặc ra ngoài trong nhiệt độ cao thường dẫn đến các bệnh tiêu hóa, hô hấp. Trẻ có biểu hiện sốt cao, nôn, sổ mũi…phải lập tức đưa đến bệnh viện điều trị.
Video đang HOT
Do lượng bệnh nhi lớn, trong khi đó giường bệnh không đủ đáp ứng, do vậy, khi hoàn thành điều trị 3-5 ngày, các bệnh nhi được xuất viện về nhà, điều trị tại nhà.
Đối với một số bệnh như tiêu chảy, hô hấp thì phải cách ly để tránh lây lan trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
Người nhà các bệnh nhi túc trực phía ngoài phòng bệnh. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, các nguy cơ về bệnh tay chân miệng là rất cao. Trong sáng 25-4, có 21 bệnh nhi nhập viện tại Khoa Nhiệt đới, trước đó ngày 24-4 có 20 bệnh nhi nhập viện.
BS. Đỗ Duy Thanh cho biết: “Bệnh tay chân miệng thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 và từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm. Tuy nhiên với tình trạng nắng nóng kéo dài, thời tiết thay đổi, có thể dẫn đến tăng nguy cơ virus đường ruột phát triển, EV71,…gây ra các bệnh tay chân miệng”.
Các em nhỏ khi chơi đùa với nhau có thể lây lẫn nhau, khi phát hiện các em có biểu hiện bóng nước lòng bàn tay, chân, nổi hạch miệng, đầu gối, mông,…Các biểu hiện khác như sốt cao, nôn, giật mình,…cần lập tức đưa đến bệnh viện điều trị.
BS. Thanh cho biết, đa phần các em nhỏ dưới 6 tuổi, hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao hơn, do vậy, các em phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, để tránh mắc các bệnh về da.
Để giúp trẻ hạn chế mắc bệnh vào nắng nóng, các bác sĩ khuyên, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho trẻ em đi ra đường vào thời điểm nắng gắt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cung cấp nước, đề phòng mất nước ở trẻ nhỏ.
NGUYỄN TRANG
Theo SGGP
Quảng Ngãi: Bệnh viện "cháy" giường vì bệnh tay chân miệng
Số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến cơ sở y tế này gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân.
Sáng 12.10, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin diễn biến về tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Đại diện Sở Y tế và ngành liên quan cung cấp tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh cho các phóng viên.
Ông Phạm Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã phát hiện trên 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng từ tháng 8 đến nay, tổng số ca mắc bệnh đã phát hiện trên 900 trường hợp. Địa phương có số ca bệnh nhiều nhất là TP.Quảng Ngãi (445 ca), huyện Bình Sơn (215 ca), huyện Tư Nghĩa (200 ca)... Rất may chưa có trường hợp tử vong nào. Nhưng điều đáng lo ngại là qua kết quả xét nghiệm 25 mẫu bệnh phẩm, có đến 22/25 mẫu, chiếm tỷ lệ 56% dương tính với Enterovrus 71 (EV 71) - chủng vi rút có khả năng gây biến chứng nặng và tử vong.
Ông Nguyễn Đình Tuyến - Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi cho biết: "Số ca bệnh tay chân miệng điều trị tại đây có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân. Sắp đến, bệnh viện sẽ cho mua thêm giường, bố trí chỗ nằm cho bệnh nhân ở khu vực điều trị bệnh này".
Ông Nguyễn Đình Tuyến - Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi bày tỏ: "Để tránh lây lan cho trẻ khác trong quá trình điều trị tại đây, bệnh viện đã tổ chức một khu cách ly tuyệt đối. Tuy nhiên, số ca bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân. Sắp đến bệnh viện sẽ cho mua thêm giường, bố trí chỗ nằm cho bệnh nhân ở khu vực điều trị bệnh này".
Không riêng gì Quảng Ngãi, hiện tình hình bệnh tay chân miệng tại nhiều tỉnh thành tăng quá cao, dẫn đến nhiều cơ sở y tế, bệnh viện gặp khó khăn vì thiếu giường nằm. (Ảnh nguồn Facebook Nguyên Hoàng, TP.HCM)
Trước diễn biến ngày càng phức tạp với số ca bệnh chưa có dấu hiệu giảm, cùng với chỉ đạo của các cấp ngành trực thuộc, ông Phạm Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi khuyến cáo: "Người dân, đặc biệt là các trường học cần thực hiện tốt việc cho trẻ ăn chín, uống sôi và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ học tập... hàng ngày cho trẻ. Báo cáo ngay cho cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện có trường hợp trẻ mắc bệnh để được hướng dẫn, xử lý kịp thời".
Theo Danviet
Con ốm vì dùng máy lạnh còn thêm quạt máy Trong những ngày vừa qua, nhiều bệnh nhi được đưa đến khám phần lớn là viêm đường hô hấp. Khi hỏi bệnh sử, nhiều phụ huynh cho biết đã cài đặt nhiệt độ máy điều hòa nhiệt độ (thường gọi là máy lạnh) 29-30 độ C khi cho bé ngủ. Một số gia đình vừa sử dụng máy lạnh lại vừa dùng thêm...