Cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn vì dung dịch sát khuẩn để trong ô tô
Nguy cơ cháy xe vì dung dịch sát khuẩn để trong ô tô là hoàn toàn có thật, và thực tế đã ghi nhận những trường hợp cháy xe trên thế giới. Vậy vào mùa hè nắng nóng, cùng với dung dịch sát khuẩn, những vật dụng nào không nên để trong xe?
Với nhiệt độ bốc lên từ mặt đường với ảnh hưởng từ ánh nắng trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 – 40 độ C, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 60 độ C hoặc cao hơn. Khi đó, rất nhiều vật dụng để trong xe có nguy cơ phát nổ, và bốc cháy tăng cao. Do vậy, bạn nên lưu ý khi để lại một số vật dụng sau trong xe trong thời tiết nắng nóng.
Vụ hoả hoạn tại Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất vì bình dung dịch sát khuẩn phát nổ và bốc cháy trong xe
Dung dịch sát khuẩn
Những ngày này, Hà Nội và những tỉnh phía Bắc đang trải qua một đợt nắng nóng khủng khiếp, với nhiệt độ ngoài trời đo trên nắp ca-pô có thể lên tới gần 50 o C, và đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy xe nếu chẳng may người dùng để quên dung dịch sát khuẩn trong xe.
Các dung dịch sát khuẩn có chứa thành phần cồn dễ cháy, với 70% là ethanol (cồn) – một chất dễ bốc hơi, dễ cháy. Vào những ngày trời nắng, dưới tác dụng của sức nóng do mặt trời chiếu vào, các bình chứa này có thể bị vỡ do áp suất tăng và trở nên vô cùng nhạy cảm với một nguồn cháy nào đó để gây ra một vụ hoả hoạn.
Video đang HOT
Ngoài ra cũng nên lưu ý việc tiếp xúc với nguồn lửa khi vừa rửa tay xong, trường hợp cháy xe vừa qua tại Mỹ là một ví dụ; Tài xế vừa rửa tay cồn sát khuẩn đã bật lửa hút thuốc và hậu quả là mất nguyên chiếc xe.
Khắc phục: Bạn có thể dùng loại chai nhựa, có dung tích nhỏ và để tránh ánh nắng trực tiếp, gầm ghế ngồi là một ví dụ.
Chiếc ô tô bốc cháy nghi ngút tại bãi đỗ xe tại bang Maryland (Mỹ) cuói tháng 5 vừa qua khiến một người lái xe bị bỏng nặng, nguyên nhân là do người đàn ông hút thuốc khi vừa rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
Đồ điện tử: máy tính, máy tính bảng, và cả điện thoại.
Các thiết bị này phần lớn đều được làm từ kim loại, dẫn nhiệt nhanh nên nhiệt độ cao sẽ làm các vi mạch điện tử, điện trở nóng lên bất thường, từ đó làm giảm tuổi thọ hoặc nặng hơn là có thể không sử dụng được.
Khắc phục: Trong trường hợp bắt buộc phải để lại xe, hãy cất các vật dụng này trong túi, balô hoặc bao đựng kín, tránh tiếp xúc với không khí nóng trong xe hoặc ánh nắng trực tiếp từ cửa kính.
Các loại đồ đóng hộp kín
Các loại đồ đóng hộp kín, các loại đồ dung môi dễ cháy như bật lửa ga, bình cứu hỏa, sơn xịt, các loại nước giải khát đóng lon/chai… Thực tế đã ghi nhận một số trường hợp bật lửa hay bình cứu hỏa phát nổ khi để trong xe dưới nhiệt độ cao, làm hư hỏng và gây lo lắng cho người sử dụng.
Khắc phục: Bình cứu hỏa là vật thực sự cần thiết cho mỗi chiếc xe, nhưng khi để bên trong xe dưới trời nắng, nên đảm bảo vừa dễ lấy khi cần kíp và tìm chỗ tránh nắng trực tiếp hoặc có thể bỏ tạm vào bên trong chiếc hộp kín mà bạn vẫn hay dùng để đựng nước khi đi xe. Đối với các loại pin dự phòng điện thoại, pin nhiên liệu, nên cất vào chỗ kín, tránh tiếp xúc với ánh nắng cũng như hấp thụ nhiệt từ không khí. Nếu không thực sự cần thiết, hay cất ở nhà để đảm bảo an toàn.
Chai soda phát nổ trong xe khi để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
Đồ mỹ phẩm, đồ ăn uống, thuốc kem…
Đồ mỹ phẩm, đồ ăn uống, thuốc kem, hóa chất tẩy trang, chất tẩy sơn móng chân/tay là những loại dung môi rất dễ bốc hơi khi gặp không khí nóng, điều này không chỉ khiến bạn phải thường xuyên mua mới mà nguy hiểm hơn là các khí bốc hơi rất dễ tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi kết hợp cùng khí benzen ở các loại nhựa bên trong nội thất – một độc tố dễ gây ung thư.Còn đối với các loại đồ ăn dự phòng, ở thời tiết nắng nóng này, tốt nhất là bỏ ra khỏi xe, bởi nhiệt độ cao rất dễ khiến các loại thực phẩm hư hỏng và đôi khi không tốt cho sức khỏe khi sử dụng.
Mercedes-Benz GLC và C-Class đối mặt rủi ro cháy khi gặp va chạm
Mercedes-Benz tiến hành triệu hồi 264.393 xe gồm SUV GLC và sedan C-Class trên quy mô toàn cầu do nguy cơ hỏa hoạn khi gặp tai nạn.
Một chiếc GLC 300 đời 2017.
Theo mô tả của Cơ quan Vận tải cơ giới liên bang Đức, trục trặc của hệ thống bảo vệ chống cháy trên xe khiến khí ga của điều hòa nhiệt độ (loại R1234yf) có thể phát hỏa trong trường hợp xe gặp va chạm.
Điều trớ trêu là Mercedes-Benz trước đây phản đối kịch liệt việc sử dụng khí ga R1234yf cho điều hòa nhiệt độ của ô tô, do lo ngại có thể bốc cháy khi bị rò rỉ và tạo ra khí độc trong các tình huống xe gặp trục trặc hoặc va chạm.
Tuy nhiên, khi loại khí cũ (R143a) bắt đầu bị cấm sử dụng hồi năm 2015 với lý do làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, hãng xe lâu đời nước Đức đã phải chuyển sang sử dụng khí R1234yf trên các xe xuất xưởng từ năm 2017.
Một phát ngôn viên của Mercedes-Benz cho biết, để giải quyết lo ngại liên quan tới khí R1234yf như đề cập ở trên, hãng đã phát triển bổ sung hệ thống phát tán khí trơ argon dự phòng trường hợp xe gặp tai nạn. Khí trơ này đảm bảo ga R1234yf không bốc cháy khi tiếp xúc với các bộ phận động cơ có nhiệt độ cao. Sau này, khi cải tiến kết cấu trên các thế hệ sản phẩm ô tô mới, Mercedes-Benz đã loại bỏ hệ thống phân phối khí trơ do không còn cần thiết.
Các mẫu Mercedes-Benz GLC và C-Class bị ảnh hưởng trong đợt triệu hồi lần này được sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 2-2016 đến tháng 11-2020. Tổng số xe ước tính khoảng 264.393 chiếc (trong đó có hơn 120.000 xe bán ra tại Đức). Các xe được triệu hồi sẽ phải trải qua khâu kiểm tra và khắc phục những khiếm khuyết trên hệ thống đường ống dẫn khí trơ nói trên.
Về phần mình, Mercedes-Benz Việt Nam đã nắm bắt thông tin, nhưng chưa công bố đợt triệu hồi chính thức để xử lý trục trặc trên.
Ôtô đỗ ngoài trời nắng không nên để những vật này trong xe Nếu đỗ ôtô ngoài trời nắng nóng nhiều giờ, lái xe không nên để những vật dễ gây cháy nổ trong xe như bật lửa, nước có ga, đồ điện tử... Đỗ xe ôtô ngoài trời lâu, nhiệt độ của mặt đường bốc lên cùng với ánh nắng trực tiếp dưới trời nắng 39 - 40 độ C, dẫn đến nhiệt độ trong...