Cảnh báo nguy cơ hiếm muộn vì những vật dụng quen thuộc
Những đồ vật gần gũi tưởng chừng như vô hại đôi khi lại chính là nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai, thậm chí có thể bị hiếm muộn, vô sinh.
Xà phòng và lăn khử mùi
Một thành phần kháng khuẩn và kháng nấm phổ biến thường được gọi là triclosan có liên quan mật thiết đến chứng hiếm muộn và nặng hơn là vô sinh. Đáng lo ngại là loại hóa chất này được dùng rất nhiều trong các sản phẩm như xà phòng và lăn khử mùi. Triclosan đã được chứng mình là có thể làm rối loạn các kích thích tố trong cơ thể những người sử dụng thường xuyên.
Máy tính xách tay
Trong khi một chiếc máy tính xách tay của bạn có thể mang đến hàng chục lợi ích từ giúp bạn kiếm tiền cho tới tiết kiệm thời gian mua sắm thì bạn cũng nên cân nhắc các tác hại mà nó mang lại.Các nhà khoa học cảnh báo, những người thường xuyên sử dụng máy tính xách tay sẽ có nguy cơ mắc chứng hiếm muộn cao hơn.
Điều này là do thói quen đặt máy tính xách tay trên đùi khi làm việc. Theo nhiều nghiên cứu thì thói quen này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới và làm cho nam giới bị vô sinh. Cụ thể là các báo cáo nghiên cứu cho thấy tinh trùng của nam giới làm việc với một máy tính xách tay đã bị tổn hại đáng kể.
Ảnh minh họa
Quần lót thời trang
Với phụ nữ, những chiếc quần đủ mọi kiểu dáng chất liệu tuy mang đến vẻ quyến rũ nhưng lại là nỗi kinh hoàng của “vùng tam giác”. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở những người có thói quen dùng quần lót thời trang cao hơn những người dùng quần lót cotton nhiều lần. Các bệnh viêm nhiễm nếu không được chữa trị phù hợp có thể dẫn đến việc khó thụ thai thậm chí gây vô sinh.
Video đang HOT
Đối với nam giới các loại quần lót dù là cotton nhưng nếu như chúng quá chật cũng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, làm giảm chất lượng tinh trùng và gây ra chứng hiếm muộn.
Chảo chống dính
Chảo không dính là người bạn thân thiết của những người nội trợ, chúng có thể thuận tiện cho việc làm sạch, nhưng không phải cho việc thụ thai. Lớp phủ không dính có chứa các hóa chất có tên là perfluorooctanoic acid (PFOA ), một chất có liên quan đến vấn đề hiếm muộn. Trong thực tế, nhiều dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ có nồng độ PFOA trong máu cao hơn thường phải trải qua giai đoạn thụ thai và mang thai khó khăn hơn.
Điện thoại di động
Điện thoại di động đã trở nên quan trọng như quần áo và thức ăn trong đời sống hiện đại. Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi khả năng điện thoại di động có thể làm cho bạn vô sinh nhưng hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các nước phát triển đều khuyên bạn không nên giữ điện thoại di động trong túi quần. Một số nghiên cứu lâm sàn đã nhận thấy khi đặt điện thoại gần vùng bẹn của nam giới, bức xạ phát ra có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Ảnh minh họa
Thức ăn đóng hộp
BPA , hoặc bisphenol A , là một hóa chất thường được tìm thấy trong nhựa cứng, được sử dụng để làm nhiều loại hộp đựng thức ăn và chai nước, cũng như trong các lớp lót của lon nhôm và giấy biên nhận . Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức độ BPA trong nước tiểu của nam giới càng cao thì số lượng tinh trùng của họ càng thấp hơn.
Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phụ nữ có lượng hóa chất BPA trong máu gấp đôi mức an toàn chỉ có 50% số trứng có thể thụ tinh được. Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ BPA và hội chứng buồng trứng đa nang (có thể dẫn đến vô sinh).
Theo Tri thức trẻ
Cẩn trọng: Viêm nhiễm phụ khoa vì quần độn mông
Hiện nay nhiều chị em phụ nữ thích diện quần độn mông để có được thân hình gợi cảm. Tuy nhiên bạn có thể bị viêm nhiễm phụ khoa vì nó.
Giải pháp của những chị em sở hữu vòng ba khiêm tốn
Chị Vũ Thị Trang trú tại Nguyễn Khang, Hà Nội than thở, chị Trang công tác ở cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước yêu cầu chị em phải ăn mặc quần, áo sơ mi đóng thùng. Chị Trang có chiều cao 1,64 mét, cân nặng 52 kg, trông thoảng qua các thông số có vẻ rất cân đối. Tuy nhiên, chị Trang thừa nhận "thân hình chữ V của mình". Chị Trang kể mình chỉ to nửa thân trên còn chân và mông nhỏ. Chuyện mông nhỏ khiến chị khốn khổ.
Chị than thở: "Mặc quần vải, hơi rộng đi làm nhìn cứ như cái tăm cắm củ khoai, quần dúm dó". Chị Trang ngại đi lại nhiều vì nhược điểm đó. Tuy nhiên sang mùa hè năm nay, chị tìm được cứu cánh cho mình là chiếc quần độn mông.
Mỗi lần mặc quần độn mông, chị thấy vòng ba của mình cải tiến thêm được vài size, nhìn mông nở, tròn căng hẳn ra. Niềm vui chưa được bao lâu, đến tuần trước, chị Trang cảm nhận rõ khu vực vòng ba của mình có vấn đề.
Mỗi lần mặc chiếc quần dày cộp, đi làm về chị thấy vòng ba ngứa râm ran. Cảm giác ngứa ngày càng ăn sâu vào khu vực nhạy cảm. Ngứa nhiều, khi đi ngủ chị gãi cho sứt cả da để thỏa cơn ngứa. "Cô bé" cũng ăn vạ ngứa ngáy theo.
Chị Trang đi khám, bác sĩ cho biết bị viêm da phải sử dụng kháng sinh và kem bôi mông. Một tuần nay, chị đoạn tuyệt với hai chiếc quần độn mông mới đặt mua của mình.
Trường hợp của chị Nguyễn Thu Hoài cũng tương tự. Hoài làm y tá cho phòng khám tư nhân. Cô phải mặc đồng phục blue. Thân hình nhỏ, vòng ba hình vuông nên Hoài luôn ao ước có được vòng ba nẩy nở để mặc quần cho đẹp. Nhìn đồng nghiệp mặc đồng phục, Hoài luôn thèm. Hoài mua mấy chiếc quần độn mông vừa size về mặc. Mùa hè năm ngoái, cô mặc an toàn nhưng sang đến năm nay, Hoài không hiểu vì sao cô mặc vào là bị ngứa ngáy khu vực tam giác vàng.
Hoài khám, bác sĩ cho biết cô bị viêm phần phụ và khuyên cô nên từ bỏ chiếc quần độn mông. Hoài kể "năm ngoái em làm ở phòng lạnh nên ít toát mồ hôi. Bước sang năm nay, em làm công tác đón tiếp bệnh nhân ở sảnh tầng 1, nóng nực mồ hôi tuôn nhiều, ướt cả chiếc quần độn mông. Có lẽ ra mồ hôi nhiều nên dẫn đến ngứa ngáy, viêm nhiễm".
Viêm nhiễm phụ khoa vì quần độn mông
Chị Nguyễn Thị Mai trú tại Thanh Xuân, Hà Nội cũng khốn khổ vì quần độn mông. Chị Mai kể vòng ba khiêm tốn, khổ vì dáng mình mỏng, ngực thưa. Vòng 1 đã được chị dùng áo nâng ngực nên tạm ổn. Còn vòng ba, chị phải thường xuyên sử dụng các loại quần độn mông để tăng kích cỡ lên. Mỗi lần có thêm chiếc quần độn mông, chị Mai tự tin hơn khi diện váy hay quần suông.
Chị Mai kể "Nhiều lần ông xã trêu đùa hàng giả này chỉ trưng ở ngoài, dù mình ngại nhưng thấy đẹp hơn nên chỉ cười cho vui". Tuy nhiên, thời gian gần đây, chị Mai thấy vùng kín nhiều khí hư, hôi, ngứa rát. Chị đi khám, bác sĩ bảo không mặc quần độn mông nữa sẽ hết và chị kiểm tra thì đúng như thế.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà cho biết, hiện nay có khá nhiều chị em chọn quần độn mông như một giải pháp hữu hiệu nhất để làm đẹp vòng 3. Bản thân chiếc quần độn này không có lỗi nhưng rất nhiều người mặc không đúng cách dẫn đến bị viêm da vùng mông, nhất là lại mặc trong những ngày nóng, nhiều mồ hôi. Nếu mặc quần quá chật, quá bí trong thời gian quá dài thì người mặc rất dễ bị mẩn ngứa.
Đối với khu vực nhạy cảm, mùa nóng, môi trường âm đạo bị ẩm, mồ hôi ra không được hút sẽ khiến vi khuẩn hoạt động rất mạnh gây nấm ngứa.
Có những chị em mặc dù bác sĩ dặn nên bỏ hẳn quần độn mông nhưng vì thẩm mỹ nên cố mặc và liên tục bị viêm nhiễm phụ khoa.
Bác sĩ Dung khuyên chị em phụ nữ không nên lạm dụng. Chỉ dùng quần độn mông khi nào thật cần thiết để tăng phần gợi cảm. Còn việc mặc quá lâu, trong thời gian dài chiếc quần ôm sát này cũng dễ gây viêm da và gây hậu quả khó lường.
Theo infonet
Tầm soát bệnh phụ khoa mùa hè Mùa hè khí hậu oi bức, nóng dịch mồ hôi tiết ra nhiều ở những vùng kín vì thế chị em rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm phần phụ, lộ tuyến cổ tử cung... Nguy cơ mặc bệnh phụ khoa Những người làm văn phòng thường...