Cảnh báo nguy cơ động đất-sóng thần ở Biển Đông
Các nhà khoa học Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines vừa cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cơn sóng thần lớn ở Biển Đông.
Một trận động đất cường độ 8,2 độ Richter xảy ra ở Rãnh Manila sẽ có thể gây ra những cơn sóng thần cao 10m.
Tiến sĩ Tiền Tấn, một chuyên gia địa chất học đại dương của Viện Nghiên cứu Sinh thái biển thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng Sáu, cho biết ông đã sử dụng một mô hình toán học mới để phân tích những dữ liệu địa chấn lịch sử do các tàu nghiên cứu của Trung Quốc thu thập tại vùng biển dọc theo Rãnh Manila (hay còn gọi là Đới hút chìm Manila).
Do công cụ mô hình mới có thể đo được các cấu trúc địa vật lý của Rãnh Manila với độ phân giải cao, nên tiến sĩ Tiền Tấn đã phát hiện ra chiều dài thực tế của khu vực đứt gãy ở Rãnh Manila, nơi có thể gây ra một cơn sóng thần, đáng chú ý là dài hơn so với chiều dài đã được báo cáo trước đó. Điều này có nghĩa là khả năng Rãnh Manila phát sinh ra một trận động đất và sóng thần lớn có thể đã bị đánh giá thấp.
Tiến sĩ Tiền Tấn nhấn mạnh: “Rãnh Manila đã và đang bị kéo căng trong một thời gian dài. Một lượng năng lượng khổng lồ đang bị dồn nén ở bên trong đó. Nếu như một trận động đất xảy ra thì đó có thể sẽ là một trận động đất rất lớn”.
Tuy nhiên, hiện kích cỡ chính xác của đoạn đứt gãy này cũng như quy mô và thời điểm có thể xảy ra sóng thần vẫn phải được tính toán thêm.
Video đang HOT
Rãnh Manila dài khoảng 350km, chạy từ phía Nam đảo Đài Loan theo hướng Nam tới bờ biển phía Tây của đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines. Độ sâu của Rãnh Manila vào khoảng 5,4 km, tức là gấp khoảng 3,5 lần độ sâu trung bình của Biển Đông. Đó là nơi mảng lục địa Á-Âu khổng lồ va chạm và chìm xuống dưới mảng lục địa biển Philippines cổ xưa.
Trong khi đó, Phó giáo sư-Tiến sĩ Ngô Tộ Nhiệm của Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy văn thuộc Đại học Trung ương Đài Loan, nói rằng Đài Loan đặc biệt dễ gặp nguy hiểm, không chỉ vì hòn đảo này nằm gần đầu phía Bắc của Rãnh Manila, mà còn vì có một nhà máy điện hạt nhân lớn ở bờ biển phía Nam Đài Loan.
Hồi tháng Tư vừa qua, trong một buổi trao đổi với hãng truyền thông GMA News của Philippines, Tiến sĩ Renato Solidum, Giám đốc Viện Nghiên cứu Núi lửa và Địa chấn Philippines, cho rằng một trận động đất cường độ 8,2 độ Richter xảy ra ở Rãnh Manila sẽ có thể gây ra những cơn sóng thần cao 10m, đổ vào các bờ biển của Philippines trong vòng 5-10 phút và chỉ trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ thì thủ đô Manila sẽ bị ngập trong biển nước.
Trong khi đó, Giáo sư Mao Hiến Trung, chuyên gia nghiên cứu nguy cơ sóng thần thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), nói rằng sự mô phỏng đã cho thấy rằng các trận động đất ở Rãnh Manila với cường độ 8 độ Richter hoặc cao hơn có thể gây ra những thảm họa đối với các khu vực ven biển miền nam Trung Quốc đại lục, với những con sóng cao tới 5 mét.
Theo chuyên gia này, hàng trăm nghìn người có thể bị thiệt mạng. Giáo sư Mao Hiến Trung cũng khuyến cáo chính quyền các nước trong khu vực nên gạt những tranh chấp mang tính chính trị qua một bên và cùng nhau hợp tác để tránh thảm họa tiềm tàng nói trên.
THEO VIETNAM
Chủ tịch Trung Quốc khơi dậy quá khứ hiếu chiến của Nhật
Phát biểu trong chuyến thăm Hàn Quốc hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đem quá khứ hai nước bị Nhật chiếm đóng ra làm minh chứng khẳng định sự đoàn kết của hai nước, chỉ một ngày sau khi Tokyo tuyên bố thay đổi mạnh mẽ chính sách quân sự.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc
"Trong nửa đầu thế kỷ 20, giới quân phiệt Nhật đã tiến hành những cuộc chiến dã man chống lại Trung Quốc và Hàn Quốc, nuốt chửng Hàn Quốc và chiếm đóng một nửa Trung Quốc đại lục", ông Tập Cận Bình phát biểu tại đại học quốc gia Seoul.
"Khi chiến tranh chống Nhật đang ở đỉnh điểm, người dân Trung Quốc và Hàn Quốc đã chia sẻ nỗi đau và hỗ trợ nhau bằng mồ hôi và máu", vị Chủ tịch Trung Quốc nói tiếp.
Bài phát biểu của ông Tập được đưa ra trong ngày thứ hai và cũng là ngày cuối cùng của chuyến công du Hàn Quốc, vốn được xem như một sự phản ứng trước đồng minh Triều Tiên, bởi thường các lãnh đạo của chính quyền Bắc Kinh sẽ tới Bình Nhưỡng trước Seoul, nhưng lần này thì ngược lại.
Nhưng vấn đề chính đó là vũ khí hạt nhân của Triều Tiên lại không được nhà lãnh đạo Trung Quốc đề cập trong bài phát biểu của mình, ngoại trừ một nhận định rằng cần phải "phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", và giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại.
Trong bài diễn văn của mình, ông Tập đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ để miêu tả về thời kỳ cai trị của Nhật, cũng như những hành động hiếu chiến - một thông điệp được cho là sẽ thu hút sự đồng thuận tại Seoul.
Mối quan hệ giữa Seoul và Tokyo hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm, và vẫn bị phủ bóng đen bởi những tranh chấp trong giai đoạn Nhật cai trị bán đảo Triều Tiên từ 1910 - 1945.
Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật, và các nhà phân tích tin rằng nỗ lực tìm kiếm sự đồng quan điểm từ Hàn Quốc cho thấy một chiến lược ngoại giao lớn hơn của Bắc Kinh.
Hàn Quốc và Nhật đều là đồng minh chủ chốt trong liên minh quân sự của Mỹ trong khu vực, và việc khai thác bất đồng giữa hai nước có thể giúp Trung Quốc gây khó khăn cho chiến lược "xoay trục" sang châu Á của Tổng thống Mỹ Obama.
Sự khơi gợi của ông Tập về quá khứ quân phiệt của Nhật được cho là sẽ tạo tiếng vang lớn, trong bối cảnh thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuần này đã tuyên bố quân đội Nhật có quyền tham chiến bảo vệ các đồng minh.
Sự dịch chuyển chính sách "phòng vệ tập thể" đánh dấu một bước chuyển lớn trong quan điểm hòa bình của Nhật, và bị cả Bắc Kinh lẫn Seoul nhìn nhận một cách đầy hoài nghi.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã có quan hệ thương mại chặt chẽ, và Seoul muốn Bắc Kinh sử dụng vị thế của mình đối với Bình Nhưỡng trong việc hạn chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Dù vậy thì mối quan hệ liên minh quân sự 60 năm với Mỹ vẫn tiếp tục là hòn đá tảng trong chính sách quốc phòng của Hàn Quốc, và họ không muốn trở thành một con tốt trong cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành ảnh hưởng tại châu Á.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Hơn 1.300 triệu phú TQ kiện Canada Hơn 1.300 triệu phú Trung Quốc đại lục đã quyết định kiện giới chức nhập cư Canada ra tòa sau khi Ottawa quyết định ngừng chương trình đầu tư nhập cư rất được ưa chuộng hồi đầu năm nay, China Daily đưa tin. Chương trình trên đã thu hút các doanh nhân và các nhà đầu tư trên khắp thế giới tới Canada....