Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch ở Đồng Nai
Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không ngừng tăng nhanh, ghi nhận nhiều ca bệnh nặng.
Song song đó, địa phương đang phải đối mặt với nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại khi ghi nhận nhiều ca mắc mới và có ca tử vong do COVID-19.
Áp lực của các bệnh viện tại Đồng Nai trong mùa dịch bệnh sốt xuất huyết.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia y tế của tỉnh cảnh báo Đồng Nai có nguy cơ dịch chồng dịch nếu người dân không nâng cao ý thức chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến ngày 5/7, toàn tỉnh ghi nhận hơn 8.600 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần 5.200 ca so với cùng kỳ năm 2021. Số ca nhập viện do mắc sốt xuất huyết tăng ở tất cả 11/11 huyện, thành phố; đã có 7 ca tử vong.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, số bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện những ngày qua liên tục tăng dẫn đến tình trạng quá tải. Bệnh viện phải huy động cơ sở vật chất, bác sĩ của những khoa khác tham gia điều trị cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Theo đó, những trường hợp bệnh nhẹ, nghi ngờ được chuyển điều trị tại các Khoa Tim mạch,
Huyết học, Thần kinh. Những trường hợp sốt xuất huyết cần theo dõi kỹ, có yếu tố nguy cơ như béo phì được điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Những trường hợp bệnh nặng, sốc, suy đa cơ quan được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, do lượng bệnh nhân quá tải, Bệnh viện đã phải kê thêm các ghế bố. Tuy nhiên, bệnh nhân nhập viện vẫn mỗi ngày đông.
Bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, khoa có 60 giường bệnh nhưng phải để lại 10 giường dự phòng tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19. Do đó, Khoa chỉ còn 50 giường bệnh để điều trị các bệnh truyền nhiễm, trong đó chủ yếu là sốt xuất huyết.
Theo Bác sĩ Đồng Minh Hùng, dịch bệnh sốt xuất huyết hiện đang rất “ nóng”, bên cạnh đó dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát nhưng mới đây, biến thể phụ BA.5 của biến chủng Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam cho thấy dịch vẫn chưa kết thúc. Nguy cơ dịch chồng dịch rất cao. Càng khó khăn hơn khi nguồn nhân lực y tế đang thiếu trầm trọng. Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai hiện chỉ có 7 bác sĩ, trong đó có 3 bác sĩ mới, một bác sĩ Phó khoa đã làm đơn xin nghỉ việc, Điều dưỡng trưởng của khoa đã nghỉ việc.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, năm 2019, toàn tỉnh có 104 bác sĩ và 156 điều dưỡng nghỉ việc ở các cơ sở y tế công lập. Năm 2020 có 80 bác sĩ và 131 điều dưỡng nghỉ việc. Từ tháng 11/2021 đến nay, 79 bác sĩ và 151 điều dưỡng đã xin nghỉ việc.
Ông Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế Đồng Nai cho biết, sau nhiều tháng liên tiếp không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, mới đây trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1 trường hợp tử vong. Đây là ca tử vong do COVID-19 thứ 1.964 của tỉnh Đồng Nai kể từ đầu dịch đến nay.
Theo ông Lê Quang Trung, hiện, trung bình mỗi ngày địa phương chỉ ghi nhận dưới 10 ca mắc COVID-19. Điều này chứng tỏ dịch bệnh vẫn lưu hành trong cộng đồng. Nếu chủ quan, dịch có nguy cơ bùng phát dịch trở lại, đặc biệt là khi biến thể phụ BA.5 của biến chủng Omicron mới phát hiện. Cùng với đó, thời gian tiêm vaccine mũi 2, mũi 3 đã khá lâu, hiệu quả miễn dịch của vaccine giảm dần nên nguy cơ tái nhiễm trong cộng đồng là rất cao.
Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, ngành Y tế Đồng Nai đang khẩn trương phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng dịch.
Hàng trăm nhân viên y tế ở Đồng Nai nghỉ việc
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Đồng Nai đã có 231 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập từ tỉnh đến xã nghỉ việc.
Theo bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Đồng Nai, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Đồng Nai đã có 231 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập từ tỉnh đến xã nghỉ việc. Số nhân viên y tế nghỉ việc cao hơn nhiều so với các năm trước.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 có tới 231 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập nghỉ việc. Ảnh minh họa: VH.
"Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập thấp và môi trường làm việc áp lực. Trong 3 năm gần đây, chúng tôi phải đối mặt với tình trạng bác sĩ xin nghỉ cao hơn số nhận vào. Những bác sĩ nghỉ lại có kinh nghiệm, chứng chỉ hành nghề", bác sĩ Lê Quang Trung cho biết thêm.
Cũng theo Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế, có một số bệnh viện không thiếu bác sĩ nhưng đa phần lại là bác sĩ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Còn lực lượng điều dưỡng thiếu ngay từ khâu tuyển sinh ở các trường đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, các em lại thường không chọn bệnh viện công vì thu nhập còn quá thấp, thời gian làm việc ngoài giờ kéo quá dài.
Nhiều trạm y tế ở Đồng Nai không có bác sĩ do thu nhập thấp Hiện nay, tình trạng thiếu bác sĩ làm việc tại các trạm y tế đang diễn ra trên nhiều địa phương của tỉnh Đồng Nai. Do thu nhập thấp nên không chỉ trạm y tế xuống cấp mà ngay cả những trạm y tế khang trang cũng không thu hút được bác sĩ về làm việc. Theo Sở Y tế Đồng Nai, tỉnh...