Cảnh báo ngộ độc do ‘tự dùng thuốc hạ sốt chữa bệnh COVID-19 theo mạng xã hội’
Cơ quan y tế cảnh báo về tình trạng ngộ độc paracetamol do tự dùng thuốc chữa bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Người bệnh ngộ độc do lạm dụng thuốc được điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) – Ảnh: BỆNH VIỆN CUNG
Ngày 21-7, Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây tử vong
Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên.
Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Trong đó, phần lớn mua với mục đích tích trữ, sử dụng để tự chữa các biểu hiện của bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Theo cảnh báo của các bác sĩ chống độc, ngộ độc paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng âm thầm, dễ bỏ sót. Người sử dụng có thể bị ngộ độc do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà.
Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.
Những hướng dẫn trên mạng xã hội được các chuyên gia chống độc khuyến cáo người dùng không nên tự áp dụng
Sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt như thế nào?
Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.
Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và trẻ em là 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ nêu trên thì lại gây ngộ độc.
Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
“Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra” – các chuyên gia chống độc khuyến cáo.
Nên dùng thuốc gì để trị cúm?
Virus cúm dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh thường xuất hiện rầm rộ vào dịp cuối năm.
Gia đình tôi có 5 người thì 4 người đã lây nhau bị cúm. Với cùng triệu chứng sốt, đau nhức toàn thân, sổ mũi và ho kéo dài. Mặc dù tôi đã mua thuốc cảm cúm và thuốc ho về để điều trị triệu chứng, nhưng mấy tuần rồi vẫn không hết. Xin cho biết tôi có thể dùng kháng sinh để trị bệnh không?
Nguyễn Thúy Hà (Hà Nội)
Khi thời tiết lạnh cũng là lúc bệnh cúm được đà phát triển. Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện như bạn đã mô tả. Virus cúm dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng vì thế nên bệnh thường xuất hiện rầm rộ vào dịp cuối năm.
Về điều trị, thì nguyên tắc đầu tiên là cần ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Tức là nếu ho nhiều thì dùng thuốc điều trị ho, nếu sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt.
Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc điều trị ho, tùy thuộc vào tình trạng ho để lựa chọn thuốc (ho khan, ho có đờm...). Nếu bạn dùng sai thuốc ho cũng không mang lại hiệu quả, vì thế nếu bạn chưa đi khám được thì có thể miêu tả triệu chứng ho để dược sĩ có thể tư vấn loại thuốc ho phù hợp. Nên dùng paracetamol để hạ sốt đúng hàm lượng theo tỷ lệ cân nặng, không nên dùng aspirin để hạ sốt, đặc biệt là đối với trẻ em.
Về kháng sinh, hoàn toàn không có tác dụng đối với virus cúm. Thông thường nếu bị cúm nhẹ thì khoảng 1 tuần cơ thể sẽ tự đào thải virus và bệnh sẽ thoái lui. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận... mắc cúm, có thể bệnh sẽ kéo dài và biến chứng viêm phổi, viêm não và gây nguy hiểm. Bạn cần đưa đến bệnh viện để khám và chỉ định xét nghiệm và có hướng điều trị cụ thể.
Trường hợp nặng cần được chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp, nhưng phải được điều trị và theo dõi tại bệnh viện, không tự điều trị tại nhà.
Để phòng bệnh thì cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên và tốt nhất là nên tiêm phòng. Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Nhiều loại vắc-xin cúm đã được sử dụng trong hơn nửa thế kỷ năm qua. Các vắc-xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%.
Nước, rau, trà và thịt để qua đêm, cái nào ăn được? Trước giờ chúng ta vẫn hiểu và làm sai cách mà không biết Nhiều người cho rằng cả 4 loại thực phẩm này khi để qua đêm có thể sinh ra nitrit, loại chất khi đi vào cơ thể sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Tuy nhiên, liệu điều này có thực sự đúng hay không? Từ trước tới nay, nitrit vốn được biết đến là loại chất không chỉ độc mà còn có...