Cảnh báo nạn giả mạo số điện thoại Công an để lừa đảo
Mặc dù thời gian qua, Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành trên cả nước đã liên tục cảnh báo về loại tội phạm sử dụng điện thoại giả mạo Công an điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng mới đây tại Bình Dương, một cụ bà 62 tuổi đã bị lừa đảo chiếm đoạt 200 triệu đồng bằng thủ đoạn đã được cảnh báo từ lâu nay.
Theo điều tra, khoảng 14h30 ngày 27/4, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của bà T.T.U. (62 tuổi, ngụ phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), bọn lừa đảo gọi điện thoại giả danh cán bộ Công an rằng bà U. “dính” vào đường dây tội phạm rửa tiền quốc tế. Hiện bà U. đang bị điều tra vì liên quan đến tội phạm rửa tiền.
Ban đầu, bà U. hoang mang và nói với người bên kia điện thoại là bà không dính dáng gì đến bọn tội phạm rửa tiền. Lúc này, bọn lừa đảo nói rằng bà hãy chuyển 200 triệu đồng vào số tài khoản của cơ quan điều tra, nhằm chứng minh bà không có liên quan đến tội phạm rửa tiền.Sau khi cơ quan điều tra kiểm tra số tiền này không dính đến rửa tiền, thì ngay tức khắc số tiền 200 triệu đồng sẽ được chuyển trả ngay cho bà.
Vì nhẹ dạ, tin lời bọn lừa đảo, bà U đã chuyển 200 triệu đồng vào số tài khoản do bọn chúng đưa là 050050873… Sau khi chuyển tiền, ngồi chờ mãi vì tiền đi mà không… trở lại, bà U mới biết mình bị lừa và trình báo Công an. Để tạo được lòng tin của những người bị hại, các đối tượng dựng kịch bản, gây tiếng động, âm thanh để nạn nhân nghe qua điện thoại cứ tưởng là đang nói chuyện với cán bộ điều tra thật.
Video đang HOT
Cơ quan Công an lấy lời khai của các đối tượng lừa đảo qua điện thoại.
Đầu tháng 11/2014, cơ quan Công an nhận được đơn trình báo của bà L.T.P., trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội về việc bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 2.350.000.000 đồng, dưới hình thức bị đối tượng gọi điện đe dọa bà nợ cước điện thoại và nói chứng minh thư của bà P. có liên quan vào vụ tiêu cực với tổng số tiền 16.000.000.000 đồng. Để giải quyết việc này, đối tượng yêu cầu bà P. chuyển tiền vào 8 tài khoản Ngân hàng Techcombank do đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt. Bà P đã rút tiền tiết kiệm và chuyển vào tài khoản của các đối tượng với số tiền 2.350.000.000 đồng. Sau đó, bà P. phát hiện đã bị lừa đảo đã báo với cơ quan Công an.
Trước tính chất phức tạp của vụ việc, để đấu tranh với ổ nhóm tội phạm này Phòng PC50 đã xác lập chuyên án, khẩn trương điều tra làm rõ ổ nhóm đối tượng gồm: Vũ Văn Đại, Nguyễn Trọng Đức (29 tuổi, trú tại Nguyễn Xiển, Thanh Xuân Hà Nội); Đỗ Đình Phương (43 tuổi, trú tại phố Hoa Lâm, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội), nhân viên Công ty cổ phần Nhân lực An Đạt; Nguyễn Xuân Độ (25 tuổi, trú tại phường Mai Dịch, Nam Từ Liêm); Trần Nguyên Bình (26 tuổi, trú tại Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội); Trần Xuân Hòa (29 tuổi, trú tại Phú Đô, Nam Từ Liêm).
Tại cơ quan điều tra, Vũ Văn Đại khai nhận vào khoảng tháng 4/2014, thông qua mạng facebook, nhóm “Việc làm Tiếng Trung”, Đại nhận phiên dịch cho 2 đối tượng người Đài Loan tại Hà Nội.
Theo Trung tá Đặng Hồng Minh, Phó Đội trưởng Đội 2 Phòng PC50 Công an Hà Nội, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, thẻ tín dụng. Trường hợp có người xưng là Công an thì người dân cần đề nghị cho biết tên, nơi làm việc, giấy mời hoặc giấy triệu tập để trực tiếp liên hệ với cơ quan, đơn vị đó…
Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức hoạt động lừa đảo hoặc số tài khoản nào được yêu cầu chuyển nộp tiền không có lý do chính đáng thì cần báo ngay cho cơ quan Công an…
Theo Công an Nhân dân
Cảnh giác với tội phạm lừa đảo tìm người thân
Nắm bắt được tâm lý lo âu, nôn nóng muốn tìm lại người thân của các gia đình có thân nhân bị mất tích, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh BR-VT đã xảy ra một số vụ lừa đảo với thủ đoạn hết sức tinh vi
Nắm bắt được tâm lý lo âu, nôn nóng muốn tìm lại người thân của các gia đình có thân nhân bị mất tích, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh BR-VT đã xảy ra một số vụ lừa đảo với thủ đoạn hết sức tinh vi và được dàn dựng kỹ lưỡng, nhằm vào thân nhân người bị mất tích để chiếm đoạt tài sản.
Anh Nguyễn Văn H ở thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR-VT có người anh trai tên Nguyễn Văn Q, 38 tuổi, bị mắc chứng bệnh trầm cảm nhiều năm và bỏ nhà đi từ tháng 8-2014. Gia đình đã tổ chức tìm kiếm nhiều nơi nhưng không có kết quả. Tháng 3-2015, anh H đăng thông tin tìm người thân trên một số tờ báo. Khoảng một tuần sau, anh H nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng tên Tâm, làm nghề lái xe tải chở hàng thuê, cho biết: Trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, y có chở một chuyến hàng từ chợ Phước Hải, huyện Đất Đỏ đến chợ thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Khi xe dừng xe ở chợ Hà Tiên để dỡ hàng thì bất ngờ phát hiện trong thùng xe tải có một thanh niên có một số đặc điểm giống như người mà anh H đang tìm kiếm, y không biết người thanh niên này lên xe của y tại đâu và từ khi nào. Nắm bắt được tâm lý nôn nóng của anh H, tên Tâm tiếp tục "diễn" về quá trình gặp và giúp đỡ anh Q như thế nào, đặc điểm nhận dạng của anh Q ra sao... làm cho anh H bắt đầu tin đây là sự việc có thật. Khi anh H hỏi anh Q hiện đang làm gì ở đâu, Tâm kể: thấy anh Q cứ lang thang ở chợ, một người quen của y là ông Tư, người Campuchia sang Việt Nam làm ăn đã chăm sóc và nuôi dưỡng anh Q. Tuy nhiên, từ đó đến nay, y không gặp lại ông Tư và anh Q nữa.
Em Tài mệt mỏi ngủ sau khi được đưa trở về nhà an toàn sau nhiều ngày bị mất tích. (Ảnh Internet)
Ngày hôm sau, anh H gọi điện nhờ tên Tâm đi tìm ông Tư, y nhận lời và tiếp tục dẫn dắt anh H đi theo câu chuyện của mình. Tâm nói không tìm được ông Tư mà chỉ gặp bà Thạch Son, em gái ông Tư. Bà Son cho biết ông Tư đã về Campuchia cách đây khoảng một tháng và dẫn theo cả anh Q sang đó. Trong suốt quá trình nói chuyện với anh H, Tâm luôn rất chậm rãi, đưa ra lượng thông tin từ từ, như thể y cũng đang đi lần lại tung tích của anh Q, càng khiến cho anh H tin tưởng y hơn. Khi anh H nhờ hỏi thêm thông tin địa chỉ, số điện thoại của ông Tư, Tâm đẩy dần câu chuyện lên cao trào: Tối 2-4-2015, y đưa ra thông tin sáng hôm sau bà Thạch Son chuẩn bị về Campuchia. Bà Son không cung cấp địa chỉ và số điện thoại của ông Tư vì họ là những người vượt biên trái phép để làm ăn, nếu muốn tìm anh Q thì bà Son sẽ giúp, dẫn đường đến nhà ông Tư. Biết chắc anh H rất nóng lòng nhưng không thể đi từ Vũng Tàu đến Hà Tiên ngay đêm được, Tâm "diễn" tiếp: bản thân rất bận vì gia đình có con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn, phải đi chở hàng thuê để kiếm sống nuôi gia đình nên không thể sắp xếp thời gian đi cùng bà Son qua Campuchia để tìm người giúp anh H được. Sáng 3-4, anh H tiếp tục gọi điện nhờ Tâm giúp đỡ, y nhất quyết từ chối và nhắc lại bà Son sẽ lên xe đi lúc 10 giờ. Sau nhiều cuộc điện thoại trao đổi, đến khoảng 9 giờ tên Tâm tỏ vẻ miễn cưỡng nhận lời đi tìm anh Q và còn hẹn sẽ đưa anh về tận nhà... Anh H rất hy vọng sẽ sớm được gặp lại người thân, nên đã chuyển cho Tâm hai triệu đồng làm lộ phí đi Campuchia tìm người...
Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ anh H, tên Tâm đã tắt luôn điện thoại. Không thể liên lạc được với Tâm, anh H xác minh lại số tài khoản chuyển tiền thì được biết tài khoản này là của ông P, làm bảo vệ một chi nhánh ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh. Ông P cho biết khoảng 9 giờ 30 phút ngày 10-4, một thanh niên gần 30 tuổi đến chỗ ông hỏi mượn số tài khoản để người nhà chuyển tiền lên cho y chăm mẹ đang nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy. Khi xác định đã có tiền chuyển vào tài khoản, ông P rút 2 triệu đồng đưa cho thanh niên này. Nhận tiền xong, người thanh niên bỏ đi ngay.
Trước đó không lâu, trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BR-VT cũng đã xảy ra một vụ việc có tính chất tương tự. Vào cuối tháng 2-2014, tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức xảy ra vụ mất tích bí ẩn của hai em học sinh là Nguyễn Đức Ninh (lớp 5) và Trịnh Văn Tài (lớp 7). Gia đình các em đã tổ chức tìm kiếm và đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong lúc cả hai gia đình đang hoang mang lo lắng thì nhận được điện thoại của một người tự giới thiệu đã tìm thấy hai em hiện đang ở Campuchia. Người này yêu cầu hai gia đình chuyển 800 USD để anh ta sang Campuchia dẫn các em về. Hai gia đình đã đến trình báo tại Công an huyện Châu Đức toàn bộ sự việc trên. Vào vai người thân của 2 cháu bé mất tích, theo "hướng dẫn" của đối tượng, các trinh sát hình sự Công an huyện Châu Đức đã phải di chuyển qua nhiều địa điểm ở miền Tây nhưng không tìm được đối tượng. Cùng thời gian này, từ nguồn tin của người dân, công an đã tìm thấy 2 em nhỏ đang cư trú trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và phối hợp đưa các em về với gia đình an toàn.
Chỉ trong khoảng một thời gian ngắn, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã xảy ra hai vụ lừa đảo nhắm vào những người có thân nhân bị mất tích. Đây là một hình thức phạm tội mới, với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng tâm lý mong mỏi kiếm người thân của các bị hại, các đối tượng gây án đã thực hiện các vụ lừa đảo một cách dễ dàng. Đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, bình tĩnh xác định thông tin một cách cẩn thận để không rơi vào bẫy của các đối tượng phạm tội.
Theo Bà Rịa - Vũng Tàu online
Bắt thêm hai đối tượng trong vụ VN Pharma buôn lậu thuốc tân dược Ngày 8/4, cơ quan An ninh điều tra (Bộ CA) tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 2 lãnh đạo của Cty VN Pharma về tội "buôn lậu". Thêm 2 cán bộ của Cty VN Pharma bị bắt giữ. Cụ thể cơ quan An ninh điều tra (Bộ CA) đã tống đạt quyết định...