Cảnh báo: Một người phụ nữ bị sốc phản vệ ngay sau khi quan hệ đường miệng vì người yêu của cô đã uống thuốc này
Được biết, “đối tác” của cô đã uống thuốc 4 giờ trước khi “quan hệ”.
Sau khi nuốt tinh dịch của bạn tình, người phụ nữ này bị dị ứng nghiêm trọng với loại thuốc mà bạn tình của cô đã uống trước khi có quan hệ tình dục.
Theo báo cáo, người phụ nữ 31 tuổi, không rõ danh tính, đến từ Alicante, Tây Ban Nha đã nhập viện vì nghi ngờ sốc phản vệ. Cô được đưa đến viện cấp cứu sau khi nôn mửa, khó thở.
Sau khi nuốt tinh dịch của bạn tình, người phụ nữ này bị dị ứng nghiêm trọng với loại thuốc mà bạn tình của cô đã uống trước khi có quan hệ tình dục.
Trao đổi với nhân viên y tế tại bệnh viện Đa khoa Universitari d’Alacant, người phụ nữ này cho biết cô bị dị ứng với penicillin nhưng lại phủ nhận đã uống thuốc trước khi quan hệ tình dục bằng miệng. Sau đó, các bác sĩ phát hiện ra rằng đối tác của cô đã sử dụng một loại amoxicillin-clavulanic acid – một dạng penicillin – để điều trị nhiễm trùng tai. Theo các bác sĩ tại bệnh viện, thuốc đã ngấm vào tinh dịch và sau đó đi vào miệng của bệnh nhân.
Sau khi vào viện, bệnh nhân được tiêm một liều adrenalin và steroid để chống lại phản ứng dị ứng. Trong vòng 6 giờ sau đó, cô thở lại được bình thường và sau 1 tuần thì bình phục hoàn toàn.
Nên dùng bao cao su khi quan hệ để tránh những nguy cơ tiềm ẩn
Ca bệnh đã được công bố trên tạp chí British Medical Journal Case Reports của Anh. Bà Almenara nói rằng đây là trường hợp báo cáo đầu tiên về sốc phản vệ do amoxicillin xảy ra ở một phụ nữ sau khi có quan hệ tình dục với một người đàn ông dùng thuốc: “Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo về nghi ngờ sốc phản vệ do amoxicillin ở một phụ nữ sau khi quan hệ tình dục với một người đàn ông đang dùng thuốc. Chúng tôi đã đưa ra giả thuyết về việc truyền thuốc qua đường uống qua tinh dịch. Mặc dù trước đây cũng có một vài ‘báo cáo’ về các phản ứng dị ứng liên quan đến thuốc xảy ra qua quan hệ tình dục nhưng chủ yếu là qua hành vi hôn nhau. Còn đây được cho là lần đầu tiên thông qua quan hệ tình dục bằng miệng”.
Được biết, “đối tác” của cô đã uống thuốc 4 giờ trước khi “quan hệ”.
Thông qua đây, Susana Almenara, tại Bệnh viện Đại học Đại học tổng hợp, Tây Ban Nha, tác giả chính của báo cáo kêu gọi mọi người nên sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục để tránh những nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là những ai có tiền sử dị ứng thuốc.
“Chúng tôi nghĩ rằng, là bác sĩ lâm sàng, điều quan trọng là phải nhận thức được hiện tượng này để thông báo và ngăn chặn các phản ứng nghiêm trọng tiềm ẩn ở những bệnh nhân nhạy cảm. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc để điều trị bệnh vì nó có thể gây ra phản ứng quá mẫn ở bạn tình”, Susana Almenara cho biết.
Video đang HOT
Phản ứng dị ứng với tinh dịch là như thế nào?
Dị ứng với protein trong tinh dịch đã được ghi nhận trong tài liệu y khoa, gây ra các triệu chứng điển hình xảy ra trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Nhưng phản ứng dị ứng cũng có thể được gây ra do các chất gây dị ứng (thuốc hoặc thực phẩm) có ở nồng độ thấp trong tinh dịch được “vận chuyển” vào cơ thể.
Khi quan hệ tình dục đường miệng, nhiều người có thể bị dị ứng với protein có trong tinh dịch. Nhưng với trường hợp của bệnh nhân 31 tuổi này, các chuyên gia cho rằng khả năng dị ứng protein khó xảy ra vì cô đã thực hiện hệ tình dục bằng miệng trước đây mà không gặp bất kỳ rắc rối nào. Thay vào đó, nó có nhiều khả năng là do cô bị dị ứng với penicillin. Đối tác của cô lại đang dùng một loại thuốc để chống nhiễm trùng tai.
Các yếu tố khác như một số loại thuốc, bị ong đốt và thậm chí là mủ được sử dụng trong bao cao su cũng có thể gây ra phản ứng đe dọa tính mạng.
Chính vì vậy, bà Susana Almenara muốn nhiều người nhận thức được rằng ngay cả các yếu tố vi lượng trong tinh dịch cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe lẫn tính mạng: “Có một vài trường hợp được báo cáo về các phản ứng quá mẫn do thuốc có trong tinh dịch, nhất là những chất gây dị ứng. Là bác sĩ lâm sàng, chúng tôi cho rằng điều quan trọng là phải nhận thức được sự tồn tại của khả năng này cả trong chẩn đoán và phòng ngừa các phản ứng phản vệ”.
Bà Almenara cho biết thêm sự hiện diện nhỏ nhất của chất gây dị ứng, như penicillin, trong tinh dịch có thể dẫn đến sốc phản vệ.
Bà cũng trích dẫn số liệu từ một nghiên cứu khác cho thấy khoảng 1/250 ca điều trị bằng penicillin dẫn đến sốc phản vệ. “Trong trường hợp sốc phản vệ, điều cần thiết là chẩn đoán sớm và chính xác để bắt đầu điều trị đầy đủ và tránh tử vong”, bà chia sẻ.
“Rất khó tìm ra tác nhân gây bệnh của một số phản ứng dị ứng”, đây là điều mà bà Almenara đã viết trên Tạp chí Y khoa của Anh.Nhưng bà cho biết các loại thuốc, như penicillin, là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốc phản vệ ở người lớn.
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ có thể gây tử vong trong vòng vài phút.
Đây là một phản ứng nghiêm trọng với một tác nhân, chẳng hạn như dị ứng, và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Theo NHS, nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một kích hoạt.
Phản ứng thường có thể được kích hoạt bởi một số loại thực phẩm, bao gồm đậu phộng và động vật có vỏ.
Tuy nhiên, các yếu tố khác như một số loại thuốc, bị ong đốt và thậm chí là mủ được sử dụng trong bao cao su cũng có thể gây ra phản ứng đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: Cảm thấy lâng lâng hoặc ngất xỉu; khó thở – chẳng hạn như thở nhanh, thở ngắn; khò khè; nhịp tim nhanh; da sần sùi; nhầm lẫn, lo lắng, suy sụp hoặc mất ý thức.
Sốc phản vệ được coi là một tình trạng cấp cứu y tế và cần điều trị ngay lập tức.
Theo Helino
Căng thẳng đến nghẹt thở cứu cô bé 2 tháng tuổi bị sốc phản vệ
Mẹ cháu bé cho biết, ngay khi bác sĩ vừa rút mũi tiêm, mặt cháu tím tái, cả người co cứng và khóc thét lên.
Hành trình cứu em bé 2 lần bị sốc phản vệ
Vừa qua, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã cấp cứu thành công cho bệnh nhi Đỗ Thùy Anh (2 tháng tuổi, ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) bị sốc phản vệ nguy kịch do tiêm thuốc kháng sinh Rocephin tại bệnh viện tuyến huyện.
Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Lê - Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: "Trước đó 6 ngày bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn bệnh viêm tiểu phế quản bằng thuốc kháng sinh Rocephin. 5 ngày đầu cháu được tiêm thuốc Rocephin không xảy ra vấn đề gì, đến ngày thứ 6 có chỉ định cho ra viện của bác sỹ, trẻ được tiêm mũi Rocephin cuối cùng vào lúc 10h sáng trước khi xuất viện về nhà.
Sau khi tiêm hết thuốc, cháu Thùy Anh xuất hiện dấu hiệu tím tái toàn thân, khó thở, mạch nhanh và được các bác sỹ phát hiện sốc phản vệ. Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn đã tiêm Adrenalin theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ nhưng trẻ vẫn không thoát sốc và được chuyển xuống Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để điều trị".
Bệnh nhi được cấp cứu trong tình trạng kích thích vật vã, tím tái toàn thân, chi lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, thở oxy, bão hòa oxy động mạch qua da chỉ đạt 85%, nhịp tim nhanh 200 chu kỳ/phút... Các Bác sỹ Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc tiếp tục thực hiện điều trị sốc phản vệ theo phác đồ cấp cứu chống sốc của Bộ Y tế - Thông tư số 51/2017/TT - BYT, nhanh chóng cho bé thở máy, đặt Catheter động mạch và theo dõi huyết áp liên tục. Sau 20 tiếng điều trị, cháu Thùy Anh bị tái sốc phản vệ pha 2 như da tái toàn thân, huyết áp không ổn định, mạch nhanh nhỏ khó bắt... tình trạng rất nguy kịch
Ngay lập tức các Bác sỹ, Điều dưỡng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Sản Nhi đã hội chẩn với các Bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương và xác định tình trạng bệnh của cháu Thùy Anh rất nặng cần phải tiến hành các thủ thuật tại chỗ và hồi sức tích cực như đặt Catheter tĩnh mạch, thở máy, hồi sức tim phổi...
Sau 3 giờ cấp cứu tích cực thì trẻ thoát sốc, da hồng hào trở lại và tiếp tục được theo dõi sát sao tại Phòng Hồi sức tích cực của Bệnh viện. Sau 48 giờ kể từ lúc nhập viện, cháu Thùy Anh được cai máy thở, sức khỏe ổn định hơn. Đến ngày thứ 4 thì cháu bé tỉnh hoàn toàn, nhịp tim đều và bú sữa mẹ được. Trẻ vẫn được các bác sỹ và điều dưỡng theo dõi sát sao cho tới khi xuất viện.
"Cháu mà có chuyện gì thật lòng chúng tôi không biết phải làm sao"
Bé Đỗ Thùy Anh trong vòng tay của mẹ.
Chia sẻ sau khi cháu Thùy Anh đã được cứu sống từ "cửa tử", chị Mạc Thị Hội, mẹ cháu xúc động chia sẻ: "Khoảng 10 ngày trước cháu bị viêm phế quản nên vợ chồng tôi có đưa cháu đi khám và điều trị tại bệnh viện tuyến huyện. Sang tới ngày thứ 6 cháu tiêm mũi cuối cùng trước khi ra viện thì xảy ra chuyện.
Ngay khi bác sỹ rút mũi tiêm ra khỏi người cháu, tôi thấy mặt cháu tím tái, cả người co cứng và khóc thét lên. Hai vợ chồng tôi hoang mang, sợ hãi vô cùng vì cháu còn nhỏ quá, mới có 2 tháng tuổi thôi.
Vợ chồng chúng tôi mong mãi mới được mụn con gái, cháu mà có chuyện gì thật lòng chúng tôi không biết phải làm sao. Nhìn con nằm viện điều trị, phải chạy máy thở, phải tiêm truyền thuốc xót xa vô cùng.
Bao nhiêu ngày con đau là bấy nhiêu ngày vợ chồng chúng tôi mất ăn mất ngủ cùng con. Tại đây vợ chồng tôi mới thấy các Bác sỹ ở Khoa cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc của Bệnh viện đã vất vả như thế nào.
Cả ngày lẫn đêm luôn có các bác sỹ túc trực bên cháu, theo dõi sát sao tình trạng của cháu để cứu cháu thoát khỏi cửa tử. Từ tận đáy lòng gia đình chúng tôi thật lòng rất biết ơn các bác sỹ đã cứu chữa thành công cho con tôi vì hy vọng sống của cháu khi đó quá mong manh."
Theo thông tin cập nhật từ phía gia đình thì sau 7 ngày nằm điều trị tại viện, cháu Đỗ Thùy Anh đã được xuất viện về nhà. Hiện tại sức khỏe cháu phục hồi tốt và ăn ngủ ngon, tái khám tim phổi của cháu hoàn toàn bình thường.
Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì đe dọa tính mạng bệnh nhân. Sốc phản vệ xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm vào người. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là Histamine và các hóa chất khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến trẻ bị sốc.
Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra ở mọi người, cực kỳ nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ. Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay sau khi tiếp xúc hoặc cũng có thể xảy ra muộn. Nếu không không được phát hiện, chẩn đoán, xử trí kịp thời và bệnh nhân rất dễ tử vong. Vì thế khi bị bệnh, người dân nên đến các cơ sở y tế để được bác sỹ khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự điều trị tại nhà rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Lê Khanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Người phụ nữ ở Quảng Bình nguy kịch sau khi uống rượu gấc Uống rượu gấc chữa đau lưng, bệnh nhân 62 tuổi bị sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng. Bệnh nhân bị ngứa toàn thân, sưng nề môi, khó thở, được cấp cứu tại bệnh viện huyện, sau đó chuyển Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới, tối 7/3. Người phụ nữ hôn mê sâu phải thở qua ống nội khí...