Cảnh báo mới nhất của ông Biden và ông Trump về xung đột Ukraine – Nga
Trong khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden nói rằng nếu các nước phương Tây để Ukraine bị đánh bại trong cuộc xung đột, kết cục tương tự sẽ chờ đợi Ba Lan thì người tiền nhiệm Donald Trump cho rằng Liên bang Nga đang giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden (bên phải) và người tiền nhiệm Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn với báo Time, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng nếu các nước phương Tây để Ukraine bị đánh bại trong cuộc xung đột, kết cục tương tự sẽ chờ đợi Ba Lan. Trong kịch bản như vậy, tất cả các nước giáp biên giới thực tế với Nga sẽ thất thủ.
Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định: “Nếu chúng ta để Ukraine thất thủ, hãy nhớ lời tôi, bạn sẽ thấy Ba Lan thất thủ và bạn sẽ thấy tất cả các nước dọc theo biên giới thực tế với Nga (sụp đổ)”.
Ông chủ Nhà Trắng cũng cho rằng Ukraine có thể không bao giờ trở thành quốc gia thành viên NATO. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, Washington sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU).
Theo ông Biden, Mỹ có mối quan hệ với Ukraine tương tự như các nước khác mà Washington cung cấp hỗ trợ quân sự.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Biden cũng khuyên các nhà báo làm quen với bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/2/2022 mà trong đó nhà lãnh đạo Nga đề cập đến các vấn đề của vùng Donbass.
Theo ông Biden, bài phát biểu của ông Putin cho thấy Tổng thống Nga muốn khôi phục Liên Xô trước đây.
Ông Biden nói thêm rằng nếu Liên bang Nga giành chiến thắng ở Ukraine, Moskva sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong tham vọng này.
Trong một diễn biến liên quan tới xung đột ở Ukraine, ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/6 cho rằng Tổng thống Liên bang Nga đang giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây đang ở thế yếu.
Video đang HOT
Trong một phát biểu được kênh truyền hình Fox News dẫn lời, ông Trump nói: “Chúng ta đang ở thế yếu hơn nhiều vì ông ấy (Vladimir Putin) đang chiến thắng”.
Theo cựu Tổng thống Mỹ, truyền thông phương Tây đã ngừng nói về chiến thắng của Ukraine sau cuộc phản công không thành công của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU).
Ông Trump cũng nhắc lại tình trạng thiếu nhân sự trong quân đội Ukraine, đồng thời tiết lộ rằng ông đã hỏi ý kiến Thủ tướng Hungary Viktor Orban về xung đột giữa Moskva và Kiev.
Theo ông Trump, khi được hỏi ai là người chiến thắng, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đáp rằng đó là người Nga.
Nhìn lại quan hệ Nga - Mỹ sau hơn hai thập kỷ làm lãnh đạo của Tổng thống Putin
Trong hơn hai thập kỷ, nhiệm kỳ chính trị của Tổng thống Putin đan xen với chính quyền của 5 nhà lãnh đạo Mỹ, mỗi người đều đưa ra những chính sách và quan điểm riêng cho mối quan hệ thường xuyên căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp ông Joe Biden lúc còn đương nhiệm Phó Tổng thống Mỹ tại Moskva, ngày 10/3/2011. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi nhậm chức vào năm 1999, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành nhân vật quan trọng trong nền chính trị toàn cầu, gắn với các Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến Joe Biden, mỗi mối quan hệ được đặc trưng bởi một loạt thách thức và căng thẳng ngoại giao riêng.
Trong hơn hai thập kỷ, nhiệm kỳ chính trị của ông Putin đã đan xen với chính quyền của 5 nhà lãnh đạo Mỹ, mỗi người đều đưa ra những chính sách và quan điểm riêng cho mối quan hệ thường xuyên căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Bill Clinton (1999-2000)
Thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của ông Putin trùng với những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Dù có mối quan hệ nồng ấm với người tiền nhiệm của ông Putin, Boris Yeltsin, cựu Tổng thống Clinton kể lại rằng ông thấy Tổng thống Putin "lạnh lùng nhưng có năng lực".
Khi NATO mở rộng về phía đông vào cuối những năm 1990 và xung đột nổ ra ở Kosovo, căng thẳng giữa hai siêu cường ngày càng gia tăng. Ông Clinton chỉ trích chiến dịch của Nga ở Chechnya, khiến Tổng thống Putin phản ứng gay gắt.
Gần đây hơn, do cuộc xung đột ở Ukraine, ông Clinton đã bác bỏ quan điểm cho rằng chiến dịch quân sự của Nga là một phản ứng trước sự mở rộng của NATO, vốn bắt đầu từ nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ông Clint nói với CNN vào năm 2022: "Tôi nghĩ chúng tôi đã làm đúng vào đúng thời điểm. Và nếu chúng tôi không làm điều đó, cuộc khủng hoảng này có thể đã xảy ra sớm hơn nữa".
George Bush (2001-2008)
Tổng thống Mỹ George W. Bush nhậm chức và đề ra mục đích ổn định quan hệ với Nga. Những cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với nhà lãnh đạo Nga rất nồng ấm. Tuy nhiên, mối quan hệ trở nên xấu đi do những bất đồng về Chiến tranh Iraq, kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu.
Khi chiến tranh Iraq trở thành vũng lầy đối với Mỹ, Tổng thống Putin cho biết ông sẽ không cần Mỹ "thuyết giảng về dân chủ".
Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Gruzia vào những ngày cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush năm 2008, ông Bush đã "đối đầu" trực tiếp với Tổng thống Putin tại Thế vận hội Bắc Kinh.
Barack Obama (2009-2016)
Tổng thống Mỹ Barack Obama, người cũng nhậm chức với kế hoạch "tái thiết lập" quan hệ với Nga, ngày càng bất đồng với ông Putin gần như ngay từ ngày đầu tiên làm tổng thống. Mối quan hệ giữa hai bên hầu như được đánh dấu bằng các biện pháp trừng phạt và bế tắc ngoại giao. Những bất đồng về Syria, Ukraine và những cáo buộc can thiệp bầu cử đã khiến quan hệ song phương xuống mức thấp mới.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Điện Kremlin và Nhà Trắng hầu như đã sụp đổ sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014, dẫn đến sự tái diễn của căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh vẫn âm ỉ cho đến ngày nay.
Ông Obama từng mô tả nhà lãnh đạo Nga là một nhân vật "cứng rắn, thông minh, không đa cảm". Về phần mình, ông Putin từng nói: "Tổng thống Obama không được người dân Mỹ bầu chọn để tỏ ra hài lòng với Nga".
Donald Trump (2017-2020)
Nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump được đánh dấu bằng tranh cãi ngay từ đầu về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Nhưng ông Trump và nhà lãnh đạo Nga dường như có mối quan hệ cá nhân nồng ấm hơn một chút.
Mối quan hệ được đánh dấu bởi sự ngưỡng mộ của công chúng. Tổng thống Putin, người từng gọi ông Trump là "cá nhân đầy sắc thái", bày tỏ sẵn sàng đối thoại ngay từ đầu.
Sự tương tác của họ được đánh dấu bằng một loạt cuộc họp cấp cao, bao gồm cả hội nghị thượng đỉnh đáng chú ý ở Helsinki. Cuộc trao đổi đó đã gây náo động ở Mỹ, với những người chỉ trích cáo buộc ông Trump làm suy yếu lợi ích của Mỹ.
Về phần mình, ông Putin dường như đánh giá cao việc Trump sẵn sàng bỏ qua các chuẩn mực ngoại giao thông thường nhưng vẫn thận trọng, thấy được sự bất ổn chính trị mà nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump tạo ra.
Joe Biden (2021-nay)
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, quan hệ Mỹ - Nga quay trở lại theo kiểu đối đầu hơn - kế thừa từ chính quyền Obama - với việc ông Biden công khai chỉ trích nhà lãnh đạo Nga có lập trường cứng rắn về các vấn đề như nhân quyền và chủ quyền của Ukraine.
Sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022, chính quyền Biden cùng với các đồng minh phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt Nga cũng như cá nhân ông Putin. Cuộc gặp gần đây giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ diễn ra vào năm 2021 tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ.
Cả hai bên đều thừa nhận vào thời điểm đó rằng mối quan hệ Nga - Mỹ đang ở "mức thấp" và mối quan hệ ngày càng đi xuống thấp hơn từ đó.
Trung Quốc kêu gọi sơ tán khẩn cấp công dân còn lại ở Ukraine Một số công dân Trung Quốc vẫn ở Ukraine đã đăng ký di tản khỏi nước này, sau lời kêu gọi sơ tán khẩn cấp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, viện dẫn tình hình an ninh nghiêm trọng. Trung Quốc đã kêu gọi tất cả công dân vẫn ở Ukraine sơ tán, làm dấy lên lo ngại về việc leo thang. Trong...