Cảnh báo: Mật ong để lâu năm sinh chất độc hại thận
Dưới đây là chuyện kể về một trường hợp dùng mật ong để lâu năm chữa bệnh, kết quả lành bệnh này nhưng suýt bị bệnh khác…
Nghe tin ông bạn “thuở thiếu thời” của tôi, là giáo viên nghỉ hưu, nay đã gần 80 tuổi, bị ho kéo dài hơn 2 tháng, chữa nhiều nơi không khỏi; được một cụ lang 85 tuổi biếu thuốc ho gia truyền, ông chỉ dùng thuốc 10 ngày đã khỏi bệnh, tôi đến thăm và tìm hiểu nội tình ra sao. Nghe giọng ông nói sang sảng, không ai có thể tin được ông là bệnh nhân ho lâu ngày, mới khỏi được nửa tháng.
Hết ho nhờ dùng thuốc có mật ong
Ông kể: “Sau tết Nguyên đán Quý Tỵ thì tôi bị ho, ho nhiều về ban đêm, tôi đã dùng hết 15 lọ Bổ phế 100ml mà không khỏi. Đi bệnh viện khám, bác sĩ bảo là viêm phế quản, cho vào viện điều trị, tiêm kháng sinh… 15 ngày, ho vẫn hoàn ho. Về nhà, mời bác sĩ đến điều trị, dùng tiếp thuốc 15 ngày nữa mà chỉ đỡ được 2 ngày rồi lại ho đến “nổ cổ ra”. Tình cờ có anh học trò cũ đến thăm, kể truyện ông bố đẻ có nghề Đông y chữa ho rất giỏi, anh ta hẹn sẽ đưa bố đến chữa cho thầy.
“Hai hôm sau, anh học trò chở bố đến thăm tôi, cụ kể truyện nhà có nghề Đông y gia truyền đã nhiều đời, năm ngoái cả hai ông bà đều bị ho, cụ đã dùng mật ong được phân phối từ thời bao cấp để dành đã 23 năm, phối hợp với 10 vị nữa như: xuyên bối mẫu, bách bộ, mạch môn, cát cánh, tỳ bà diệp… và đặc biệt là trần bì (vỏ quýt của nhà phơi khô để dành đã được 4 năm) được con dâu là dược sĩ chiết xuất bằng cồn 70, rồi chiết lại bằng nước, để chế thuốc này. Vì là thuốc để dùng trong nhà nên không cho chất bảo quản, chỉ đóng chai rồi bảo quản trong tủ lạnh. Nay biếu ông 1 chai (1.000ml), mỗi ngày uống thuốc 3 lần: sáng 7 giờ, trưa 14 giờ, tối 22 giờ; mỗi lần 30ml. Dùng thuốc liên tục chỉ 5 ngày là đỡ, 10 ngày sẽ khỏi, không phải kiêng khem gì, nếu có cam, quýt bưởi ăn thêm ngày 2 lần thì tốt.
“Tôi dùng thuốc của cụ cho đến ngày thứ 4 đã giảm ho, ngày thứ 6 chỉ còn húng hắng ho, ngày thứ 10 thì êm ru cho đến bây giờ, chỗ thuốc còn lại trong chai tôi quên không để trong tủ lạnh, nên mấy hôm sau thấy có bọt và mùi chua nên đổ đi”.
Tiếp lời ông, tôi nói: “Nghe ông kể chuyện, tôi đặc biệt lưu ý đến ” mật ong được phân phối từ thời bao cấp” tính đến khi chế thuốc đã được 23 năm. Ngày xưa người ta cho rằng mật ong để càng lâu càng tốt, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy mật ong trong kim tự tháp Ai Cập đã mấy ngàn năm rồi mà vẫn còn vàng đẹp và thơm. Từ khi ta xuất khẩu mật ong sang châu Âu và Hoa Kỳ, theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu quy định hàm lượng HMF là 10-15mg/K. Các nhà xuất khẩu VN mới biết trong mật ong có chất Hydroxy Methyl Furfurol (viết tắt là HMF) là một chất độc, do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ trên 30C, nhiệt độ cao trên 60C thì tốc độ sinh HMF càng lớn ( mật ong mới thu hoạch HMF= 1 – 5mg/Kg; sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30 – 35C , HMF đã tăng lên 200 – 300mg/Kg. Nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ dưới 20C ngay sau khi thu hoạch, thì HMF không tăng thêm).
“Người ta mới thử độ độc hại của HMF trên động vật thí nghiệm thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư. Chưa thử trên người. Còn ở Việt Nam, ngay đến tiêu chuẩn quốc gia là Dược điển VN VI 2009 cũng không có chỉ tiêu HMF, huống hồ là các cụ lương y chưa biết là phải.
“Nếu tính lượng HMF trong mật ong của cụ đã bảo quản 23 năm (với thời tiết nóng ẩm của Hà Nội, trung bình mỗi năm có 80 ngày nóng trên 30C= 1.840 ngày) sẽ là 2.760 – 3.680mg/kg.
“Người dùng thuốc có chứa mật ong nói trên có 3 người, ông là người dùng cuối cùng, đến nay vẫn chưa có hiện tượng xấu đến sức khỏe biểu hiện ra ngoài. Vậy ta hãy kiểm tra các chỉ số huyết học về gan và thận của ông sẽ rõ”.
Nhưng suýt bị suy thận
Ông nói: “Từ sau khi ra viện đến nay, bác sĩ cho tôi xét nghiệm máu 1 lần, tôi vẫn giữ đầy đủ phiếu ghi kết quả, cái trùng hợp của xét nghiệm này là sau 10 ngày dùng thuốc ho của cụ. Ta sẽ đem ra đối chiếu xem HMF có ảnh hưởng đến gan thận ra sao”.
Video đang HOT
Kết quả chúng tôi đã kiểm tra như sau: xem sổ y bạ ghi khi ra viện ngày 15/3/2013: gan (GOT=25, GPT=16); thận (creatinin= 107,2 umol/l) bình thường. Phiếu kết quả xét nghiệm máu ngày 16/5/2013: gan (GOT=30, GPT=26) bình thường; thận: (creatinin: 120,6 umol/l) cao hơn bình thường một chút.
Tôi đưa ra nhận xét: như vậy là thuốc chứa mật ong để lâu năm có ảnh hưởng đến thận. Ông thôi dùng thuốc được 16 ngày, nay nên làm xét nghiệm máu, xem có còn ảnh hưởng đến gan thận ra sao?
Ông nhất trí rồi cùng tôi đi xét nghiệm máu ở Phòng khám bệnh đa khoa của các bác sĩ nghỉ hưu ở ngay đầu phố. Chỉ sau hơn 1 giờ đã biết kết quả: gan (GOT=25. GPT=17) bình thường; thận: (creatinin 136,4 umol/l); bác sĩ ghi kết luận: suy thận độ 1.
Xem kết quả này ông tái mặt, lặng người đi vài phút, khi bình tĩnh lại ông hỏi tôi: “Bây giờ phải cứu chữa thế nào? Ông anh họ tôi 10 năm trước cũng bị suy thận, sau phải chạy thận nhân tạo hết nhiều tiền của, mà cuối cùng vẫn chết”.
Tôi nói: “Bác sĩ ghi mạnh tay thôi. Suy thận có 3 mức: 1, 2, 3. Suy thận độ 1 có mức thanh thải creatinin 150 – 300umol/l . Cách cứu chữa bây giờ là: tăng cường thải độc bằng cách uống đủ 2 – 2,5lít nước/ngày; không dùng các loại thuốc hại thận như: Tetracyclin, Ibuprofen, Indomethacin, Metformin, Clofibrat… dùng thuốc bổ thận Đông y đến khi chỉ số creatinin đạt mức trung bình là được.
Tốt nhất là ông đến thầy lang bắt mạch để biết là dùng bổ thận âm hay bổ thận dương thì hợp với tạng của ông. Tập luyện dưỡng sinh cần lưu ý : giảm thời lượng đi bộ hàng ngày còn 15 phút, đi chậm, không gắng sức. Duy trì tập nâng cao khí lực sau ngủ dậy sáng, bỏ động tác trồng cây chuối”.
Được lời như cởi tấm lòng, ông thở phào nhẹ nhõm và nói: “Sáng mai tôi sẽ đến nhà cụ lang có kinh nghiệm chữa bệnh về thận ở đầu phố để cụ bắt mạch rồi mua thuốc hoàn bổ thận về uống”.
Hai tháng sau ông đến nhà tôi chơi và đem theo kết quả xét nghiệm máu cho tôi xem (creatinin đã về mức 106,5umol/l).
Tôi mừng cho ông được tai qua nạn khỏi và viết bài này để thông báo cho bạn đọc biết: chớ dùng mật ong để lâu năm, sẽ sinh chất độc hại thận.
Theo Trí Thức Trẻ
Mẹo hay phân biệt hoa quả Trung Quốc trà trộn thành hoa quả sạch
Nhiều hoa quả Trung Quốc được phát hiện chứa chất độc hại đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu ăn những loại quả này nguy cơ ung thư, vô sinh... có thể đến với người dùng.
Táo Trung Quốc: nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.
Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Táo Trung Quốc thường có màu hồng phấn, hồng nhạt chứ không đỏ sẫm như táo Mỹ, Úc.
Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4/2012 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng
Khoảng đầu tháng 7/2012, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 - 5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.
Cách nhận biết một số loại quả Trung Quốc
Hiện có rất nhiều người lo ngại về hiện tượng hoa quả nhập ngoại và hoa quả Trung Quốc được bán trà trộn lẫn nhau. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được điều này?
- Táo:
Thông thường táo nhập từ châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.
Và khi bổ ra 1 quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.
- Cam:
Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó 1 quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.
Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị kho ở đầu và đít quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.
Nước được vắt từ 1 quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ 1 quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.
- Cherry:
Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc.
Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Cảnh báo 5 loại hải sản cực độc chết người tại biển Việt Nam Hải sản là món ăn ngon, giầu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số loài hải sản mang nhièu độc tố gây ngộ độc cho người ăn thậm chí có thể tử vong. Viện Hải dương học Nha Trang vừa nghiên cứu và công bố 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển...