Cảnh báo lừa đảo ‘bao đỗ’ thi tiếng Hàn cho lao động đi Hàn Quốc
Các hành vi hứa hẹn nhắc bài trong phòng thi, “bao đỗ” qua kỳ thi tiếng Hàn dành cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là hành vi lừa đảo.
Nếu phát hiện, các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Đây là cảnh báo được Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) đưa ra trước kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề cho người lao động có nguyện vọng đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) năm 2023.
Các thí sinh dự thi tiếng Hàn bắt buộc phải qua cửa từ kiểm tra an ninh nhằm loại bỏ thiết bị công nghệ gian lận thi cử. ẢNH THU HẰNG
Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, năm nay, kỳ thi được tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó, tại Hà Nội thi từ ngày 8.5 – 10.6 tại cơ sở đào tạo Trung tâm Lao động ngoài nước; địa chỉ thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, H.Mê Linh.
Video đang HOT
Tại Đà Nẵng, kỳ thi diễn ra từ ngày 9.5 – 10.6 tại Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn; địa chỉ số 470 Trần Đại Nghĩa, P.Hòa Quý, Q.Ngũ Hành Sơn.
Để triển khai tổ chức kỳ thi đảm bảo an ninh, an toàn, công khai, minh bạch, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết, các công tác ra đề thi, chấm thi, sắp xếp ca thi, chỗ ngồi trong phòng thi và giám thị trong phòng thi tiếng Hàn do phía Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) chủ trì thực hiện. Phòng thi được giám sát bởi camera trực tuyến kết nối với phía Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa hành vi gian lận tiêu cực trong kỳ thi tiếng Hàn như các năm trước đây, trung tâm sẽ giám sát chặt chẽ người lao động làm thủ tục như đối chiếu, nhận diện lao động với thẻ đăng ký dự thi và các giấy tờ tùy thân.
Đối với các đối tượng nghi vấn thi hộ sẽ kiểm tra, đối chiếu với đặc điểm nhận dạng, dấu vân tay trên thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân; kiểm tra thông tin nhân thân, quá trình đăng ký dự thi của lao động để đối chiếu.
Trung tâm Lao động ngoài nước áp dụng phần mềm tổng hợp dữ liệu tích hợp với máy quét vân tay; theo đó, phần mềm sẽ chụp ảnh, lấy dấu vân tay của người lao động dự thi. Dấu vân tay của người lao động sẽ được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu và sẽ được sử dụng kiểm tra, nhận dạng người lao động tại các vòng thủ tục tiếp theo như kiểm tra tay nghề, tham dự khóa đào tạo định hướng và xuất cảnh.
Người lao động không có thông tin nhận dạng trùng khớp sẽ bị dừng làm thủ tục hoặc bị dừng chương trình. Phần mềm cũng sẽ cảnh báo nếu phát hiện cùng một người đi thi, làm thủ tục thi nhiều lần.
Người lao động bị phát hiện có các hành vi tiêu cực sẽ bị lập biên bản và cấm tham gia EPS trong 4 năm.
Để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, công bằng, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, môi giới lừa đảo, Trung tâm Lao động ngoài nước yêu cầu người lao động chấp hành nghiêm túc quy định của chương trình, các quy chế của kỳ thi.
Bà Phạm Ngọc Lan, Phó giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, khuyến cáo: “Các hành vi như hứa hẹn nhắc bài trong phòng thi, “bao đỗ” qua kỳ thi là hành vi lừa đảo; nếu phát hiện, đề nghị thông tin cho Trung tâm Lao động ngoài nước và các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật”.
Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, đơn vị đã tiếp nhận đơn của 23.412 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn. Trong đó, 19.228 lao động trong ngành sản xuất chế tạo, 343 lao động trong ngành xây dựng, 1.283 lao động trong ngành nông nghiệp, 2.558 lao động trong ngành ngư nghiệp. Đây là số lượng lao động đăng ký dự thi cao kỷ lục trong 10 năm qua.
Gặp mặt, tư vấn pháp luật cho lao động Việt Nam tại Hàn Quốc
Chiều 23/10, Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS (VEWMO) phối hợp Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài thành phố Siheung tổ chức buổi gặp mặt, tư vấn pháp luật cho lao động Việt Nam ở khu vực tỉnh Gyeonggi và các vùng lân cận.
Lao động EPS Lê Kiên Trung đặt câu hỏi liên quan đến thủ tục giấy tờ liên quan đến việc chuyển đổi visa của người lao động Việt Nam sau khi hết hợp đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, trong bối cảnh thị trường việc làm Hàn Quốc vẫn là điểm đến hấp dẫn của người lao động Việt Nam, Ban Quản lý lao động Việt Nam và Văn phòng EPS đã coi hoạt động gặp mặt, tư vấn pháp luật là một trong những hoạt động có tính thường xuyên, liên tục nhằm tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ người lao động trong thời gian làm việc, sinh sống tại Hàn Quốc; đảm bảo người lao động làm việc và sinh sống tại Hàn Quốc theo đúng hợp đồng đã ký, tuân thủ pháp luật nước sở tại và về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng.
Thời gian quan, Ban Quản lý lao động Việt Nam và Văn phòng EPS đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan của Hàn Quốc đón tất cả các chuyến bay cho lao động nhập cảnh, giảng bài, hướng dẫn các thủ tục liên quan tại các Trung tâm đào tạo tại Hàn Quốc; phối hợp với HRD Korea và các cơ quan liên quan tại Hàn Quốc hỗ trợ, giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh liên quan đến người lao động đồng thời cập nhật thông tin của người lao động như: địa chỉ làm việc, số điện thoại, chuyển đổi tư cách lưu trú, hồi hương phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ lao động...
Bên cạnh đó, Văn phòng EPS cũng tiến hành xác minh thông tin người lao động không chấp hành hợp đồng lao động, bỏ trốn khỏi nơi làm việc để xử lý khoản tiền ký quỹ của người lao động đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ người lao động trong các tình huống khẩn cấp thông qua ứng dụng kết nối (Colab Sos); hỗ trợ người lao động đăng ký chuyến bay về nước do dịch COVID-19, gia hạn cư trú chờ chuyến bay, lao động mắc COVID-19, các thủ tục đăng ký nhận thuốc điều trị, vào khu cách ly; hỗ trợ và hướng dẫn thủ tục cho người lao động về nước nhận lại khoản tiền ký quỹ và các khoản tiền bảo hiểm theo quy định đồng thời tổ chức các buổi thăm, khảo sát tình hình lao động tại các công ty, tại các khu vực người lao động đang sinh sống, tại các nhóm cộng đồng để nắm về điều kiện, môi trường làm việc, đời sống, sinh hoạt và nguyện vọng của người lao động, nhất là lao động bất hợp pháp, qua đó kịp thời đề xuất các giải pháp với cơ quan chức năng của các bên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý người lao động.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, lao động Lê Kiên Trung cho biết: "Buổi gặp gỡ hôm nay rất có ý nghĩa, giúp cá nhân tôi và anh em bạn bè nắm bắt được những thông tin rất cập nhật, rõ ràng và liên quan trực tiếp đến người lao động ở nước ngoài".
Lao động Phạm Văn Quyết rất hào hứng khi được giải thích kỹ về các vấn đề liên quan đến việc đóng bảo hiểm trong thời gian ở Hàn Quốc và liên kết bảo hiểm cho người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng về nước. Anh chia sẻ: "Tôi cũng có nghe nhiều người nói song khi đến đây mới thấy rõ được những lợi thế nếu tham gia".
Tư vấn pháp luật cho người lao động Việt Nam đang làm việc ở khu vực thành phố Siheung (tỉnh Gyeonggi) và vùng lân cận.
Theo nội dung Bản ghi nhớ (MoU) về Chương trình EPS mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (ký tháng 2/2021), hai bên đã phối hợp tổ chức các kỳ thi tiếng Hàn, tổ chức đưa được 6.057 người lao động sang Hàn Quốc làm việc trong 2 năm qua.
Hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, hỗ trợ người lao động trong thời gian sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc và đặc biệt là trong thời gian người lao động chuẩn bị kết thúc hợp đồng về nước. Từ quý IV/2022, hai bên tiếp tục đàm phán và dự kiến sẽ ký lại MoU vào đầu năm năm 2023 làm cơ sở cho việc tiếp tục đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc.
Tin sáng 16-10: Cung, cầu thị trường bất động sản đều giảm sâu, tại sao? Khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài năm 2022; Thanh khoản thị trường bất động sản giảm sâu; Miền Bắc đón không khí lạnh 14 độ C... là những tin đáng chú ý sáng nay. Khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Gia Liêm - phó cục trưởng Cục Quản lý...