Cảnh báo lũ trên hạ lưu sông Hồng
Thực hiện Công điện số 12/CĐ-TW của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, đúng 8 giờ ngày 30/9, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã mở một cửa xả đáy.
Trong ảnh: Toàn cảnh thủy điện Hòa Bình mở một cửa xả lũ. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trước khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở một cửa xả đáy (Cửa số 1), mực nước trên hồ Hòa Bình lúc 7 giờ ngày 30/9 là 117,03 m và mực nước tại hạ lưu sông Hồng biến đổi chậm, lúc 7 giờ ngày 30/9, mực nước tại Sơn Tây là 5,29 m (dưới báo động 1 là 7,11 m); tại Hà Nội là 3,52 m (dưới báo động 1 là 5,98 m).
Video đang HOT
Trong ảnh: Thủy điện Hòa Bình mở một cửa xả lũ. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy số 1 vào lúc 8 giờ ngày 30/9, lưu lượng nước về hồ là 3.330m3/giây, lưu lượng nước xả qua tổ máy về hạ lưu là 2.150m3/s, xả qua cửa xả là 1.780m3/s và mực nước khu vực hạ lưu lên đến 13,08m vào lúc 9 giờ ngày 30/9. Theo đó, mực nước hạ lưu sông Hồng tại Sơn Tây và Hà Nội sẽ lên nhanh từ tôi 30/9.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, đến 7 giờ ngày 1/10, mực nước tại Sơn Tây có khả năng lên mức 5,9 m (dưới báo động 1 là 6,5 m); tại Hà Nội có khả năng lên mức 3,7 m (dưới báo động 1 là 5,8 m). Đến 7 giờ ngày 2/10, mực nước tại Sơn Tây có khả năng lên mức 6,2 m (dưới báo động 1 là 6,2 m); tại Hà Nội có khả năng lên mức 4,2 m (dưới báo động 1 là 5,3m).
Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 22-25 độ Vĩ Bắc bị nén bởi một bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc kết hợp với hội tụ gió lên đến mực 1.500m nên các tỉnh vùng núi Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác. Trước diễn biến mưa dông diện rộng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai nhận định, tình hình mưa lũ thượng nguồn còn diễn biến phức tạp, tùy theo tình hình thực tế, có thể tiếp tục phải mở thêm cửa xả đáy của các hồ Sơn La, Hòa Bình và Thác Bà trong những ngày tới.
Ảnh minh họa. Lũ lớn trên sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai gây ngập úng cây và hoa màu của người dân hồi tháng 8/2020. Ảnh: Quốc Khánh – TTXVN
Cùng ngày, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc đề nghị triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản, phương tiện khi các hồ thủy điện có xả lũ. Đồng thời, các địa phương rà soát các hoạt động sản xuất vùng ven sông, thông báo đến các chủ phương tiện vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa trên sông… yêu cầu có biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn./.
Sẽ lắp đặt thêm 253 mốc cảnh báo lũ
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa thống nhất với đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) về việc lắp đặt thêm các mốc cảnh báo lũ và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí xung yếu, ngầm, cầu tràn trên địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho các địa phương và trường học.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương cân đối ngân sách, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lắp đặt các mốc cảnh báo lũ tại 253 điểm xung yếu trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất là Khánh Sơn 68 điểm, Ninh Hòa 60 điểm.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có khoảng 300 điểm xung yếu khi xảy ra mưa lũ. Trong số này, 77 điểm đã được lắp đặt mốc cảnh báo lũ, 253 điểm chưa được lắp đặt. Tỉnh cũng giao Sở NN-PTNT in ấn và phát hành 75.000 tờ rơi tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai cho người dân, học sinh trên toàn tỉnh.
Mực nước hạ lưu sông Hồng tiếp tục lên trong 12 giờ tới Thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, dự báo mực nước hạ lưu hệ thống sông Hồng sẽ tiếp tục lên trong 12 giờ tới, sau đó xuống, tại Hà Nội lúc 7 giờ ngày 22/8 có khả năng ở mức 5,10m. Theo thông tin từ Trạm Thủy văn tỉnh Lào Cai, vào hồi 7 giờ ngày...