Cảnh báo loài động vật có thể gây ra đại dịch tiếp theo
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các loài động vật gặm nhấm có nguy cơ làm bùng phát một đại dịch mới tương tự SARS.
Các nhà khoa học cảnh báo chuột có thể là động vật gây nên dịch bệnh kế tiếp (Ảnh minh họa: Sputnik).
Sputnik đưa tin, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Computational Biology, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loài gặm nhấm từng bị phơi nhiễm với các loại virus corona nhưng không biểu hiện triệu chứng.
Khả năng này tương tự như với loài dơi, loài đang bị nghi gây ra đại dịch Covid-19. Chính vì vậy các nhà khoa học đã đặt ra giả thuyết rằng, các loài động vật gặm nhấm, ví dụ như chuột, có thể mang virus cùng họ với virus SARS và có thể làm bùng lên một đại dịch kế tiếp, tương tự như Covid-19.
Nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Đại học Princeton đã phân tích khả năng các loài động vật khác nhau có thể bị nhiễm virus corona giống như SARS, tập trung vào các thụ thể mà loại virus này có thể gắn vào. Kết quả cho thấy, nhiều loài gặm nhấm đã nhiều lần phơi nhiễm virus corona như SARS trong quá khứ và đã sinh ra kháng thể, hoặc học cách sống cùng với mầm bệnh, theo giáo sư Mona Singh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khả năng cao một số loài gặm nhấm có thể trở thành vật mang virus corona không có triệu chứng , bao gồm cả những virus hiện chưa được phát hiện ra.
Vì vậy, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, vì virus thuộc loại SARS có thể lây lan từ động vật sang người, nên việc xác định các loại động vật có nguy cơ mang virus corona và tìm cách chống lại nó có thể trở thành mấu chốt trong việc ngăn chặn bệnh dịch trong tương lai.
Khó ngăn chặn Covid-19 lây nhiễm, Mỹ xét lại mục tiêu miễn dịch cộng đồng
Các chuyên gia y tế thừa nhận rằng việc đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 dường như là điều khó thể xảy ra.
Miễn dịch cộng đồng là mục tiêu mà nhiều nước nhắm đến vào thời điểm đầu đại dịch Covid-19 để chấm dứt dịch bệnh này. Khi có đủ số lượng người miễn nhiễm với virus, nhờ tiêm vắc xin hoặc hình thành kháng thể sau khi tiêm, sẽ không còn vật chủ tiềm tàng để virus lây nhiễm.
Nhiều cột mốc được đặt ra, từ 70%, 80% đến 85% dân số được miễn dịch để đạt miễn dịch cộng đồng và chấm dứt đại dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) không còn coi miễn dịch cộng đồng là mục tiêu quốc gia.
Người dân tại quảng trường Thời đại ở New York. Ảnh REUTERS
Tờ Los Angeles Times ngày 13.11 dẫn lời tiến sĩ Jefferson Jones thuộc Lực lượng chuyên trách dịch tễ Covid-19 của CDC nói rằng để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng rõ ràng là điều "rất phức tạp".
"Ý kiến cho rằng chúng ta sẽ có thể đạt đến một ngưỡng để không còn lây nhiễm nữa có thể là việc bất khả thi", ông Jones thừa nhận.
Vị chuyên gia lưu ý rằng các vắc xin khá hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh tình chuyển biến nặng hoặc tử vong, nhưng chưa có loại vắc xin Covid-19 nào chứng tỏ đáng tin cậy trong việc ngăn lây nhiễm virus.
Ông Jones cũng chỉ ra các nghiên cứu cho thấy độ miễn dịch có được từ việc tiêm vắc xin có thể bị giảm dần theo thời gian và do đó virus vẫn có khả năng tiếp tục lây lan, ngay cả khi vắc xin được tiêm đại trà.
Cả nhà mắc Covid-19 có người lại âm tính: lý giải từ nghiên cứu mới
Tiến sĩ John Brooks, chuyên gia y tế đứng đầu nỗ lực ứng phó Covid-19 của CDC, cho biết dựa theo kinh nghiệm từ các dịch bệnh khác, miễn dịch cộng đồng thường đạt được khi có 70-80% dân số miễn dịch. Tuy nhiên, đối với Covid-19 thì việc dự đoán là điều bất khả thi.
"Không thể nói trước miễn dịch cộng đồng sẽ ở mức nào trong một loại bệnh mới cho đến khi bạn thật sự đạt miễn dịch cộng đồng. Chúng tôi muốn những câu trả lời rõ ràng, dễ dàng và đôi khi chúng tồn tại nhưng trong trường hợp này, chúng tôi vẫn đang học hỏi thêm", ông Brooks nói.
Theo cách tiếp cận mới này, thay vì xác định mục tiêu tiêm chủng cụ thể để chấm dứt đại dịch, các quan chức y tế sẽ tập trung vào số lây nhiễm mới và tử vong và sẽ phỏng đoán rằng đã đạt miễn dịch cộng đồng khi cả hai dữ liệu này duy trì ở mức thấp trong thời gian dài.
Đại dịch trong tương lai có thể bắt nguồn từ virus truyền từ người trở lại dơi Một thách thức mới mà các quốc gia có thể phải đối mặt trong tương lai là sự xuất hiện của một loại virus mới, có tên gọi virus SARS-CoV-3, bắt nguồn từ việc con người truyền virus Corona trở lại dơi. Nhà nghiên cứu Viện Pasteur du Cambodge lấy mẫu từ một con dơi tại đồi Chhngauk, huyện Thala Borivat, tỉnh Steung...