Cảnh báo: Lại có nhiều trẻ nhập viện do ngộ độc chì từ thuốc cam không nguồn gốc
Chỉ thời gian ngắn vừa qua, Khoa Cấp cứu chống độc của Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Thông tin này được BV Nhi Trung ương cho biết vào chiều 24/6. Đáng nói khi đây không phải lần đầu BV Nhi Trung ương đưa ra lời cảnh báo về vấn đề này.
TS. Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc khám bệnh cho trẻ bị ngộ độc chì
Theo các bác sĩ, phần lớn các ca ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc. Sai lầm do nhiều người tin rằng thuốc cam có thể giúp tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng… cho trẻ, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trường hợp nhập viện mới nhất là bé Nguyễn Phan Bảo N. (7 tháng tuổi, ở Thanh Hóa) được chuyển đến BV Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài.
Người nhà của bé N. cho biết, trước đó hai tuần, bé bị viêm loét miệng. Nghe hàng xóm mách có một thầy lang có bài thuốc cam gia truyền chữa bệnh rất tốt, nên bà nội bé đã tìm mua thuốc cam về để bôi và cho bé uống.
Sau 7 ngày dùng thuốc cam, bé bị nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị. Do tình trạng nặng nên bé được chuyển tiếp lên BV Nhi Trung ương.
Tại đây, các bác sĩ đã nghi ngờ bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé có nồng độ chì trong máu lên đến 384.2 microgam/dL (mức cho phép là>10 microgram/dL), men gan cũng tăng rất cao.
Là người trực tiếp điều trị cho bé N, bác sĩ Đinh Thị Hồng – Khoa cấp cứu chống độc – cho biết, bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn có tổn thương gan, thiếu máu nặng phải truyền máu.
Hiện tại, sau hơn hai tuần điều trị bằng thuốc thải chì đặc hiệu, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm nhiều. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng, song những di chứng mà ngộ độc chì để lại chưa thể xác định được như ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động IQ, do bệnh nhi còn quá nhỏ và việc thải độc chì sẽ vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi được xuất viện.
Trước đó, BV Nhi Trung ương cũng đã điều trị cho bé Nguyễn Duy L. (4 tháng tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng bị nôn, đau bụng, ho… Gia đình cho biết, do bé bị nấm miệng, người nhà đã mua thuốc cam ở chợ về để đánh tưa lưỡi cho con hàng ngày. 4 ngày sau, bé ho, đau bụng kèm theo nôn liên tục, gia đình vội đưa con vào BV để cấp cứu. Kết quả xét ngiệm máu cho thấy bé bị ngộ độc chì nặng.
Video đang HOT
Mẫu thuốc cam mà phụ huynh cho bé N. sử dụng
Bé Nguyễn Văn H. (7 tháng tuổi, ở Ninh Bình) bị viêm mũi họng và bác sĩ đã kê đơn điều trị, nhưng vì bố mẹ cháu sợ thuốc tây khó uống, nên đã mua thuốc cam dùng cho con. Một tuần sau khi dùng thuốc, bé bị nôn kèm co giật. Khi đưa cháu cấp cứu tại BV Nhi Trung ương, gia đình mới hốt hoảng khi bác sĩ thông báo bé bị ngộ độc chì nặng.
Mặc dù đã được các BV khuyến cáo rất nhiều, nhưng năm nào các bác sĩ vẫn phải tiếp nhận không ít các trường hợp ngộ độc chì do dùng thuốc cam với những hậu quả rất đau lòng.
TS. Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc (BV Nhi Trung ương) cho biết, chì là chất rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương trên nhiều cơ quan như thần kinh, huyết học, gan, thận, dạ dày-đường ruột, tim mạch,…
Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này sẽ được hấp thu vào máu, từ đó phân tán vào các mô trong cơ thể đặc biệt là xương, chì từ xương sau đó sẽ giải phóng từ từ vào máu gây ngộ độc kéo dài.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì,sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, hoặc sử dụng đồ chơi bằng nhựa có sơn chì.
Các loại thuốc nam được dân gian gọi là “thuốc cam” không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc.Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc.
TS. Lê Ngọc Duy khuyến cáo, các phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và cáckim loại nặng khác.
Theo viettimes
Đã tiêm phòng, nhiều trẻ vẫn có thể mắc viêm não Nhật Bản?
Hầu hết những ca viêm não Nhật Bản đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương đều không tiêm phòng nhắc lại và có trường hợp không tiêm.
Bé trai 13 tuổi thở máy, mất ý thức vì viêm não Nhật Bản
Đây là trường hợp bệnh nhi ở Thanh Hóa đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). TS. BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé trai 13 tuổi bị viêm não Nhật Bản đang phải mở phế quản và nằm im một chỗ.
Trẻ có triệu chứng ban đầu là đau đầu, ngủ nhiều, sốt cao và buồn nôn. Ngày thứ ba phát bệnh, trẻ được đưa vào bệnh viện tỉnh sau đó được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng đã hôn mê, với nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhi phải mở phế quản, mất ý thức do viêm não Nhật Bản.
Đến nay, sau hơn 20 ngày điều trị, trẻ vẫn phải thở máy và phải nằm một chỗ. Bệnh nhi có thể mở mắt, có cử động được, nhưng không có ý thức về mọi việc xung quanh. Khả năng phục hồi rất thấp.
"Chúng tôi đã giải thích với gia đình khả năng hồi phục của trẻ là khó. Nhưng những trường hợp còn khả năng điều trị, còn duy trì ổn định được các chức năng sống chúng tôi vẫn sẽ điều trị đến cùng, thậm chí không cho về kể cả khi gia đình xin về. Chúng tôi vẫn luôn hy vọng, khi các bệnh nhi được chăm sóc tốt sẽ hồi phục được phần nào thì tốt phần đấy", BS Đỗ Thiện Hải nói.
Theo BS Hải, thông thường những trường hợp này 1-2 tháng đã ổn định, chỉ cần thở máy để hỗ trợ để duy trì chức năng sống. BS Hải cho biết thêm trường hợp bệnh nhi này, gia đình không nhớ đã tiêm vaccine cho trẻ hay chưa.
Qua đây, bác sĩ cảnh báo tình trạng anti-vaccine, đồng thời khuyến cáo cha mẹ đưa con đi tiêm phòng đầy đủ. Với viêm não Nhật Bản, việc tiêm phòng và tiêm nhắc lại là vô cùng cần thiết, bởi khi mắc bệnh, tỷ lệ trẻ tử vong cao, điều trị rất tốn kém và di chứng nhiều. Thậm chí, 30-40% bệnh nhi có di chứng về thần kinh, trẻ không vận động được, không thở được.
"Có những trẻ phải mở phế quản để thở. Dù đã hết giai đoạn viêm, nhưng tổn thương thần kinh khiến trẻ không tự thở được. Đây là di chứng cực kỳ nặng nề và đứa trẻ sau này chỉ nằm im một chỗ, khả năng hồi phục kém. Kể cả khi có thể phục hồi tự thở, trẻ vẫn không thể phục hồi tất cả các chức năng như trẻ bình thường. Trí tuệ trẻ có thể chậm chạp hơn, sa sút hơn hay nhiều trẻ không vận động được", bác sĩ Hải cảnh báo.
"Quên" tiêm nhắc lại
Theo BS Đỗ Thiện Hải, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có khoảng 17-18 ca và có ngày 25 ca viêm não nhập viện, trong đó, nhiều ca nguy hiểm là viêm não Nhật Bản. Từ đầu tháng 6 vào mùa viêm não Nhật Bản và bắt đầu xuất hiện các bệnh nhi nhập viện.
Từ đầu mùa, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 20 ca viêm não Nhật Bản. Hầu hết số bệnh nhi không tiêm phòng nhắc lại và một số trường hợp không tiêm phòng.
"Sau khoảng 3-5 năm, khả năng bảo vệ của vaccine xuống thấp, chỉ khoảng 60-70%. Tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản ở độ tuổi từ 5 trở lên. Bởi đáng nhẽ phải tiêm nhắc lại, nhưng bị bỏ qua. Tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh rơi vào số 40% không còn được bảo vệ nữa", BS Hải cho biết.
Viêm não Nhật Bản trong 1-2 ngày đầu thường khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt, đau đầu... Cần phải lưu ý triệu chứng đau đầu tăng dần lên, trẻ bị buồn nôn hoặc nôn khan. Nhiều phụ huynh hay nhầm việc trẻ ăn hay bị ho nên nôn trớ và sử dụng thuốc của đường tiêu hóa để giảm nôn hoặc dùng men tiêu hóa. Trẻ lớn sẽ đau đầu, hoạt động chậm chạp và ngủ nhiều. Đây là những triệu chứng rất sớm của rối loạn chức năng thần kinh trung ương và cần phải đưa trẻ đến viện ngay lập tức.
TS. BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương nói về trường hợp bệnh nhi 13 tuổi ở Thanh Hóa bị di chứng khó có thể phục hồi.
BS Hải lưu ý: "Nôn khan không liên quan đến ăn uống là biểu hiện của việc trẻ bị tổn thương thần kinh trung ương. Hoặc trẻ ngủ nhiều. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu trẻ sốt virus được dùng thuốc hạ sốt là trẻ đã tỉnh và chơi đùa bình thường. Nhưng với trẻ bị viêm não Nhật Bản, khi thần kinh trung ương bị tổn thương thì đến ngày thứ hai trẻ đã ngủ nhiều và ngủ lì bì. Dù không sốt trẻ cũng không hoạt bát, không chơi đùa như bình thường".
Các rối loạn thần kinh trung ương tăng lên (vào khoảng ngày thứ ba), trẻ sẽ bị co giật, ngủ ly bì, hôn mê... Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý vì khoảng ngày thứ hai trẻ đã có những dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm não. Để trẻ đến lúc hôn mê ly bì thì những di chứng để lại sẽ rất khủng khiếp.
Số ca mắc viêm não Nhật Bản thường ở trẻ từ 5 tuổi trở lên. Lứa tuổi này có hai vấn đề khiến trẻ dễ mắc. Thứ nhất, là đến lúc phải tiêm phòng nhắc lại vì khả năng miễn dịch và bảo vệ đã giảm. Thứ hai, trẻ từ 5 tuổi trở lên, nhất là tại các vùng quê trẻ có thể tự đi chơi và dễ bị muỗi đốt. Virus viêm não Nhật Bản không truyền từ người này sang người khác mà muỗi là tác nhân truyền bệnh. Muỗi mang virus Nhật Bản khi đốt trẻ sẽ gây bệnh.
Nguồn bệnh có thể ở trâu, bò, lợn... Ví dụ, mẫu xét nghiệm lợn ở Hà Nam trong mùa viêm não cho thấy, khoảng 15-20% lợn mang virus viêm não Nhật Bản, nhưng gia súc lại không bị bệnh.
Theo VOV
Trẻ dễ bị viêm tai giữa tiết dịch Thời gian gần đây, tôi có gặp một số trẻ em đến khám thính lực bị viêm tai giữa thời kỳ đầu của giai đoạn tiết dịch trong hòm nhĩ, được phát hiện nhờ nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ. Một số cháu mới bị viêm mũi họng và đã điều trị, một số cháu không có biểu hiện gì là đang bị...