Cảnh báo ký sinh trùng nguy hiểm trong bể bơi
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một loại ký sinh trùng trong phân người có thể truyền nhiễm qua bể bơi.
Tên đầy đủ của loại ký sinh trùng nguy hiểm này là cryptosporidium. Nó có thể khiến những người trưởng thành khỏe mạnh bị mắc bệnh sốt rét, tiêu chảy mất nước trong vòng 3 tuần. Những ảnh hưởng có thể tồi tệ hơn đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
CDC cảnh báo nguy cơ mắc bệnh do bị ký sinh trùng cryptosporidium tấn công ở các bể bơi công cộng.
Theo một tuyên bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, số lượng các vụ dịch liên quan đến cryptosporidium gây ra đã liên tục tăng.
Mặc dù nó gần như không gây tử vong cho người mắc nhưng không thể bỏ qua. Trường hợp tử vong gần nhất đã được báo cáo kể từ năm 2009.
Một thống kê của CDC tại Mỹ cho thấy, các bể bơi được xác định là nguyên nhân của 156 ca bệnh. Nước không được xử lý (như hồ) và nước uống gây ra thêm 22 trường hợp. 86 trường hợp liên quan đến động vật, chủ yếu là gia súc. 57 trường hợp khác có liên quan đến các thiết lập chăm sóc trẻ em. 22 trường hợp là do thực phẩm, hầu hết liên quan đến sữa chưa tiệt trùng hoặc rượu táo.
Video đang HOT
Số lượng các trường hợp mắc bệnh do ký sinh trùng cryptosporidium gây ra tăng trung bình 12,8% hàng năm giữa năm 2009 và 2017.
Đặc biệt, CDC nhấn mạnh, trong các hồ bơi, ký sinh trùng cryptosporidium có thể xâm nhập vào cơ thể khi một người bơi nuốt nước bị ô nhiễm.
Ký sinh trùng là một vấn đề trong các hồ bơi còn bởi vì một người bơi bị nhiễm bệnh có thể bài tiết ký sinh trùng ở một số bậc độ lớn hơn số lượng cần thiết để gây nhiễm trùng cho nhiều người. Cryptosporidium có khả năng chịu môi trường clo cao và có thể tồn tại trong một bể chứa clo đúng cách trong tối đa 7 ngày.
Trước tình trạng này, đối với các hồ bơi, CDC cảnh báo, bất cứ ai bị tiêu chảy nên tránh bơi cho đến ít nhất 2 tuần sau khi tiêu chảy giảm để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng.
Cơ thể của con người là một cỗ máy có cấu trúc vô cùng phức tạp và khi những “cỗ máy” này hỏng thì cũng theo những cách vô cùng phức tạp, lạ lùng mà nhiều khi khoa học cũng chưa thể lý giải…
Theo Wnep/Dantri
Ba món bạn không nên ăn tái
Hạn chế ăn thịt bò tái, ốc luộc chưa kỹ hay trứng sống, trứng chín tái.
Thịt bò
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Bạn cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không nên ăn thịt bò tái.
Thịt bò tái có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh: Health
Ốc
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng và nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.
Nên loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần; hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.
Trứng
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân là đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường - bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín vừa bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin cũng ít mất đi.
Thùy An
Theo VNE
Ba sai lầm khi ăn rau muống nhiều người mắc Ăn rau muống chưa nấu chín kỹ, ăn rau trái mùa, ăn khi bị vết thương hở... sẽ có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can,...