Cảnh báo: Kiểu hôn lãng mạn cặp đôi nào cũng đã thử qua có thể là nguyên nhân khiến bạn lây bệnh lậu ở cổ họng
Nghiên cứu mới đây lại báo cáo rằng bệnh lậu có thể lây lan chỉ qua con đường… hôn miệng.
Bệnh lậu là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Không những thế, nó còn được đánh là nguy hiểm bởi mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một chủng đặc biệt của căn bệnh này có khả năng kháng thuốc và lây lan nhanh chóng, trở thành vấn đề cực kì lo ngại. Nếu như trước đây các giả định cho rằng bệnh lậu chỉ có thể lây truyền qua quan hệ tình dục trực tiếp (có sự tiếp xúc với bộ phận sinh dục) thì nghiên cứu mới đây lại báo cáo rằng bệnh lậu có thể lây lan chỉ qua con đường… hôn miệng.
Bệnh lậu là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở Melbourne (Úc) được công bố trên tạp chí Sexually Transmitted Infections (Nhiễm trùng tình dục), hôn sâu (hay còn gọi là hôn kiểu Pháp hoặc hôn bằng lưỡi) có thể là con đường làm lây lan bệnh lậu.
Để phân tích xem bệnh lậu ở cổ họng có thể được truyền qua nụ hôn sâu hay không, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 3.091 người đàn ông tại một trung y tế công cộng lớn ở Melbourne từ năm 2016-2017. Tất cả những người bao gồm là đồng tính hoặc lưỡng tính. Phó giáo sư Eric Chow của Trung tâm sức khỏe tình dục Melbourne nói với tờ The Independent rằng việc lựa chọn các đối tượng như trên là có chủ ý vì bệnh lậu phổ biến ở cộng đồng này hơn là ở người dị tính ở Úc.
Bệnh lậu có thể phát triển ở trực tràng, cổ họng hoặc mắt và ngày càng trở nên khó điều trị do một số chủng nhiễm trùng có khả năng kháng kháng sinh.
Theo truyền thống, các nhà vận động y tế công cộng luôn khuyên mọi người sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu. Nhưng sau phát hiện mới thì có thể thấy lời khuyên này có vẻ không đủ.
Những người tham gia được yêu cầu điền vào một cuộc khảo sát mô tả các hành vi tình dục của họ với các đối tác nam trong 3 tháng qua và phải nói rõ 3 vấn đề:
- Có hôn nhưng không quan hệ tình dục,
- Quan hệ tình dục nhưng không hôn,
Video đang HOT
- Hôn và quan hệ tình dục.
Kết quả thu được cho thấy số người chỉ có hôn mà không có quan hệ tình dục là thấp nhất (1,4%) nhưng tỉ lệ những người đàn ông này cho kết quả dương tính với bệnh lậu cổ họng cao hơn hẳn so với những người chỉ quan hệ tình dục mà không hôn.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng bệnh lậu ở cổ họng có thể lây lan chỉ qua việc hôn lưỡi. Nhưng họ nói rõ rằng nghiên cứu này chỉ mang tính quan sát và do đó, có thể xác nhận nguyên nhân và kết quả.
Bệnh lậu ở cổ họng có thể lây lan chỉ qua việc hôn lưỡi.
Nhận xét rằng bệnh lậu có thể lây truyền qua nụ hôn, ông Chow Chow cho biết thêm rằng sử dụng nước súc miệng sát trùng có thể là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu họng. “Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh bệnh lậu có khả năng kháng thuốc cao (hay còn gọi là siêu lậu)”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, Chow giải thích rằng cần nghiên cứu thêm và nhóm của ông hiện đang thực hiện một thử nghiệm lâm sàng kiểm tra xem liệu sử dụng nước súc miệng hàng ngày có thể ngăn ngừa bệnh lậu hay không. Nếu nó hoạt động, nó có thể là một cách can thiệp đơn giản và rẻ tiền cho mọi người.
Các triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ có thể bao gồm:
- Đau khi đi tiểu.
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Ra máu giữa các kì kinh nguyệt.
Đối với nam giới, các triệu chứng mắc bệnh lậu có thể bao gồm:
- Viêm bao quy đầu.
- Tiết dịch bất thường từ đỉnh dương vật.
Theo Helino
Cảnh báo: "Siêu vi khuẩn" nấm gây chết người đang lan truyền chóng mặt khắp toàn cầu
Tờ New York Times đưa tin, một dạng kháng thuốc của nấm Candida auris đang xuất hiện với mật độ dày đặc tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Bệnh nhiễm trùng nấm này đã kháng nhiều loại thuốc điều trị chính và đang lan rộng trên quy mô toàn thế giới. Điều đáng lo ngại là các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguồn gốc của loại nấm độc hại trên.
Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), loại nấm có tên Candida auris, vốn là nấm men thường sống vô hại trên da và màng nhày. Tờ New York Times đưa tin, một dạng kháng thuốc của nấm Candida auris đang xuất hiện với mật độ dày đặc tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm Anh, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Venezuela và Mỹ.
Tờ New York Times đưa tin, một dạng kháng thuốc của nấm Candida auris đang xuất hiện với mật độ dày đặc tại nhiều khu vực khác nhau.
Tom Chiller, trưởng phân ngành nấm của CDC, cho biết: "Đó là một sinh vật đáng sợ. Nó bất ngờ trỗi dậy và giờ thì có mặt ở khắp mọi nơi".
Mối đe dọa ngày càng lớn
Lần đầu tiên, CDC đưa ra thông báo khẩn về loại nấm Candida auris kháng thuốc vào năm 2016. Hiện nay, cơ quan này đã mô tả đó là một "hiểm họa nghiêm trọng". Theo thông báo năm 2016, Candida auris đã được phát hiện lần đầu năm 2009, trong dịch tiết từ tai của một bệnh nhân ở Nhật Bản. Một nghiên cứu trước đây về những mẫu vật y tế cũ cũng phát hiện một bệnh nhiễm trùng từ năm 1996 ở Hàn Quốc.
Phần lớn các chủng nấm Candida auris kháng với ít nhất một lớp thuốc kháng nấm và hơn 1/3 chủng Candida auris kháng với 2 lớp thuốc. Ngoài ra, còn xuất hiện một chủng thứ cấp kháng với tất cả 3 lớp thuốc kháng nấm.
Điều khiến căn bệnh nhiễm trùng do nấm trên ngày càng nguy hiểm tới mức báo động là do:
Nấm bám dính trên các bề mặt và đã được ghi nhận lây từ người sang người trong môi trường bệnh viện, phòng khám.
Một nửa số người tại các trại dưỡng lão ở khu vực Chicago được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với nấm Candida auris - theo thời báo Times. Cho tới nay, CDC nhận được 587 báo cáo về các ca nhiễm trùng nấm Candida auris tại Mỹ.
Căn bệnh này đặc biệt gây nguy hiểm tính mạng cho những người vốn có hệ miễn dịch yếu, bao gồm người cao tuổi và trẻ nhỏ. Siêu vi khuẩn này lây lan chủ yếu trong môi trường ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe và thường tấn công bệnh nhân có sức khỏe đang trong tình trạng suy yếu. Những triệu chứng ban đầu gồm sốt, đau và mệt mỏi. Bệnh có thể gây tử vong, đặc biệt nếu nấm lan vào máu, lên não và tim.
Bệnh nhiễm trùng nấm này đã kháng nhiều loại thuốc điều trị chính và đang lan rộng trên quy mô toàn thế giới.
Nguồn gốc của mối đe dọa mang tên Candida auris
Về mặt di truyền, chủng nấm Candida auris kháng thuốc có sự khác biệt tại những lục địa khác nhau. Do đó, xuất hiện giả định rằng, khả năng kháng thuốc đã phát triển một cách riêng biệt nhưng đồng thời trên toàn thế giới. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự lây lan rộng khắp của những "siêu vi khuẩn" nấm này. Tuy nhiên, có một giả thuyết là việc sử dụng thuốc diệt nấm để bảo vệ mùa màng đã làm tăng nguy cơ Candida auris tiến hóa tới mức kháng thuốc.
Thuốc diệt nấm có tên azoles đã được nhắc đến như là yếu tố làm gia tăng loại nấm kháng thuốc khác, Aspergillus fumigatus trong nghiên cứu năm 2012 đăng tải trên tạp chí PLOS Pathogens. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những loại thuốc kháng nấm tương tự đã mở đường cho chủng Candida auris kháng thuốc diệt nấm mạnh mẽ nhất, đủ sức tồn tại.
Xuất hiện giả định rằng, khả năng kháng thuốc đã phát triển một cách riêng biệt nhưng đồng thời trên toàn thế giới.
Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tạo ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không kém khi xuất hiện hàng loạt vi khuẩn kháng kháng sinh. Giờ đây, CDC đang tích cực nghiên cứu đặc điểm di truyền để hiểu rõ cách thức ngăn chặn sự lây lan của nấm Candida auris. Thời báo Times khẳng định, đây là một thử thách không hề nhỏ. Tại Bệnh viện Royal Brompton gần London, nhân viên y tế đã sử dụng những bình xịt đặc biệt để phun oxy già (hydro peroxid) lên khắp phòng với mục đích tiêu diệt các vi sinh vật. Kết quả, tất cả đều chết hết, ngoại trừ nấm Candida auris.
Theo Foxnew/Livescience
5 thứ bạn 'không nên chạm vào' khi đến bệnh viện Đây đều là những nơi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và tất cả mọi người ra vào bệnh viện đều thường xuyên chạm vào những nơi này. Nếu chạm vào, bạn nên rửa tay thật sạch sau đó. Tay vịn trên giường bệnh có thể là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn -...