Cảnh báo khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn không đúng cách
Tùy tiện uống An cung ngưu hoàng hoàn khi bị đột quỵ là hết sức nguy hiểm. Đó là cảnh báo của các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Hằng Đỗ
TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người Việt Nam khi thấy người thân trong gia đình nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ thường cho uống ngay viên An Cung ngưu hoàng hoàn. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Bởi lẽ, khi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt.
“Việc uống nước còn khó đối với bệnh nhân chứ chưa kể đến việc nuốt viên thuốc, có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở cho người bệnh khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn”, TS Chi nói.
TS. Chi khuyến cáo, khi phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho họ uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Video đang HOT
Được biết, thời gian vừa qua Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều ca đột quỵ, đặc biệt trong số đó có nhiều ca nặng, không còn khả năng cứu chữa do để lỡ thời gian vàng điều trị. Do vậy chuyên gia khuyến cáo người dân cần trang bị kiến thức về bệnh này để có ứng xử hợp lý.
PGS.TS. Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu chia sẻ, có 3 dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ. Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
Khi có dấu hiệu trên, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu 115. Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bệnh nhân bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.
Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài.
Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để chắn ngang miệng bệnh nhân. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.
PGS. Tôn lưu ý, các biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ.
Theo baohaiquan
Cậu bé tử vong nghi do ngửi mùi cá nấu
Trong lúc gia đình chế biến món cá, Camron Jean-Pierre (Mỹ) đột nhiên lên cơn dị ứng sau đó tử vong.
Theo Daily News, tối 1/1 Camron Jean-Pierre cùng bố đến thăm bà nội ở New York. Bước vào nhà lúc gia đình đang nấu món cá, cậu bé 11 tuổi lập tức bị dị ứng rồi bất tỉnh. Trước khi mất ý thức, Camron hôn và nói yêu bố.
Dù nhanh chóng được đưa đến Trung tâm Y tế Đại học Brookdale, Camron vẫn không qua khỏi. Em mất ngay đêm đầu tiên của năm mới.
Ảnh: iStock.
Hiện chưa rõ gia đình Camron chế biến loại cá nào khi vụ việc xảy ra. Đội ngũ y tế cho biết sẽ tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân tử vong, song ngờ rằng chính mùi cá nấu đã khiến bé bị dị ứng rồi qua đời. Người nhà cũng xác nhận Camron bị dị ứng cá.
Theo nghiên cứu trên Clinical and Molecular Allergy năm 2009, mùi hương thực phẩm có thể khiến con người xuất hiện phản ứng dị ứng. Hiệp hội Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Mỹ khuyến cáo người bị dị ứng cá "tránh xa mọi khu vực chế biến cá bởi protein cá có thể đi vào không khí trong quá trình nấu nướng".
Minh Nguyên
Theo VNE
Bé trai 11 tháng tuổi tử vong thương tâm vì hóc thạch Sáng 6/12, các Bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, 1 bé trai 11 tháng tuổi, quê ở Nghệ An, nhập viện do bị hóc thạch trước đó 1 ngày đã tử vong Theo người nhà bệnh nhân, do cho bé ăn thạch và bị sặc, nên lập tức đưa cháu đến bệnh viện Nhi trong tình trạng hôn mê...