Cảnh báo khi ô tô trang bị túi khí tuyệt đối cấm tài xế làm điều này
Túi khí là một trong những hệ thống an toàn quan trọng trong xe ô tô tuy nhiên nếu không tuân theo những chỉ dẫn an toàn thì túi khí lại gây ra chấn thương cho người ngồi trên xe.
Trên các mẫu ô tô hiện đại, hệ thống túi khí được trang bị hầu hết ở các vị trí ghế ngồi để có thể bảo vệ an toàn cho người lái trong trường hợp xảy ra va chạm. Chính vì vậy, hầu hết các mẫu xe hiện nay đều được trang bị túi khí phía trước cho người lái và hành khách.
Ngoài ra, một số xe còn có thêm hệ thống túi khí bên, túi khí bên phía trên (hay còn gọi là túi khí rèm) để góp phần giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực, mặt của người lái và hành khách khi xe xảy ra va chạm. Tuy nhiên nếu tài xế không tuân theo những chỉ dẫn an toàn thì túi khí lại gây ra chấn thương cho người ngồi trên xe. Do đó, để đảm bảo an toàn nhất tài xế cần tránh những sai lầm dưới đây:
Lắp thêm khung cản trước
Các cảm biến giúp phát hiện va chạm và truyền tín hiệu cần bung túi khí nằm ở phía trước xe. Do đó, nếu xe được lắp thêm khung cản trước thì có thể khiến các cảm biến không nhận biết được tai nạn một cách chuẩn xác nên hệ thống túi khí có thể sẽ không bung kịp thời để bảo vệ người ngồi trên xe. Trong một số trường hợp, túi khí thậm chí không bung do khung cản trước lắp thêm.
Ô tô có trang bị túi khí nên tuân thủ cách dùng kẻo gặp rủi ro
Gác chân lên táp-lô có thể gãy chân nếu túi khí bung
Video đang HOT
Nhiều người ngồi ghế phụ phía trước có thói quen gác chân lên táp-lô cho đỡ mỏi. Tuy nhiên, nếu xe được trang bị túi khí trước bên ghế phụ thì việc làm này rất nguy hiểm. Túi khí bung ra có thể làm gãy chân. Đã có một số trường hợp, người ngồi bên ghế phụ thậm chí còn bị mất chân do lực tác động quá mạnh từ túi khí. Ngay cả với các xe không được trang bị túi khí phía trước ghế phụ thì việc gác chân lên táp-lô cũng vẫn nguy hiểm vì có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Ngồi quá gần vô-lăng có thể bị chấn thương vùng mặt
Nhiều tài xế có thói quen chỉnh ghế ngồi sát vô-lăng vì nghĩ như vậy sẽ giúp quan sát phía trước tốt hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra va chạm, việc túi khí bung ra có thể gây chấn thương vùng mặt và ngực của tài xế.
Ngoài ra, việc tài xế ngồi quá sát vô-lăng sẽ khiến túi khí không có đủ thời gian để nổ hết cỡ và tạo lớp đệm đủ an toàn để bảo vệ tài xế. Tốt nhất, các tài xế nên giữ khoảng cách an toàn với vô-lăng. Việc đầu tiên khi ngồi vào ghế lái là hãy bỏ hết vật dụng trong túi quần ra hốc để đồ trung tâm hoặc các khu vực để đồ khác, bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng một phần tới tư thế lái.
Không cài dây an toàn khi đi ô tô
Túi khí ô tô luôn được thử nghiệm cùng với dây an toàn, một số xe thậm chí không kích hoạt túi khí nếu dây an toàn chưa được cài. Vì thế để tránh cho người ngồi trên ghế khỏi bị chấn thương nếu túi khí bung tốt nhất nên cài dây an toàn mỗi khi tham gia giao thông.
Bọc ghế cho xe có thể cản trở túi khí bung
Loại túi khí này được lắp bên trong ghế ngồi, và bọc ghế được thiết kế để dễ dàng rách bung ra khi nổ túi khí. Do đó, việc sử dụng bọc ghế với xe có trang bị túi khí bên có thể cản trở việc bung túi khí, từ đó gây hại cho người ngồi trong xe.
Bày đồ trang trí trên táp-lô
Việc trưng bày hoặc dính các vật trang trí trên táp-lô cả có trang bị hai túi khí trước có thể gây nguy hiểm nếu xảy ra va chạm và túi khí bung ra. Khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ nổ với tốc độ rất nhanh (10-25 phần nghìn giây) và tạo ra lực rất mạnh. Do đó, các hãng xe, cũng như các tổ chức an toàn, đều khuyến cáo không nên trang trí hoặc lắp thêm đồ vật trên hệ thống túi khí của lái xe và hành khách phía trước điều này cực kỳ nguy hiểm.
Theo VietQ
Túi khí ô tô kiểu cũ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tài xế cần làm gì để tránh họa?
Mục đích của những chiếc túi khí là giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn nhưng đối với những túi khí kiểu cũ lại trở thành mỗi nguy hại cho người sử dụng.
Lịch sử của túi khí chính thức bắt đầu từ năm 1993 khi ở Hoa Kỳ ban hành quy định về việc lắp đặt hệ thống túi khí trên xe hơi như một tiêu chuẩn an toàn bắt buộc. Mặc dù mục đích của những chiếc túi này là giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn nhưng có rất nhiều trường hợp chính những túi khí an toàn ấy lại trở thành mối nguy hại cho người sử dụng.
Túi khí kiểu cũ, hết đát tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng
Theo một báo cáo trước đây từ trang TheDetroitBureau, Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) đã "sờ gáy" ARC Automotive - đơn vị cung cấp túi khí trên các xe Chrysler Town, Country minivans và Kia Optima sedan. Cuộc điều tra đã phát hiện ra 500.000 xe được trang bị túi khí có tuổi thọ quá lâu, gây mất an toàn cho người sử dụng.
Theo giải thích của TDB, loạt túi khí được sản xuất từ quá lâu này, hay nói cách khác là đã quá lâu không được bung ra do người sử dụng... đi quá an toàn, lại dễ bị kẹt trong quá trình bung ra nếu xe gặp tai nạn. Dễ hiểu hơn, các chốt của túi khí có thể bị ảnh hưởng sau quá trình sử dụng xe lâu dài, dẫn tới tình trạng túi khí không hoạt động nếu có va chạm không đáng có.
Đến lúc này, NHTSA mới đặt quan ngại nhiều hơn tới những túi khí có tuổi thọ lâu đời, thay vì tập trung vào điều tra loạt sản phẩm lỗi kỹ thuật của Takata bấy lâu nay. Thậm chí, họ còn bày tỏ sự ngờ vực rằng chính những túi khí "hết đát" còn có thể tự bung ra ngay cả khi không có tai nạn.
Thông kê cua Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc lộ Hoa Ky (NHTSA) cho thấy, túi khí là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tử vong trên những chiếc xe được sản xuất từ trước đây một thập kỷ. Cụ thể, nguyên nhân chủ yếu của các vụ thương vong này là do túi khí kích nổ quá mạnh gây sát thương trẻ em hoặc người ngồi quá gần túi khí; túi khí bung ra không đúng thời điểm/ không đúng vị trí hoặc túi khí không bung ra khi xảy ra sự cố...
Trước những sự cố trên, NHTSA chỉ ra rằng hệ thống túi khí hiện đại cần phải được trang bị thêm cảm biến để xác định kích thước của người cần bảo vệ, vị trí chỗ ngồi cũng như mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm. Một số nhà sản xuất xe hơi như Mercedes-Benz hay BMW đã sử dụng cảm biến để giảm tốc độ kích nổ và lực bung của túi khí khi phát hiện có trẻ em ngồi ở ghế trước.
Ngoài ra cơ quan an toàn giao thông Mỹ cũng khuyến cáo chính người sử dụng phải là những người tiêu dùng thông minh nhất, rằng họ phải tự ý thức được những túi khí trên ô tô của mình và thường xuyên nhắc nhở thợ sửa xe kiểm tra bộ phận này mỗi kỳ bảo dưỡng xe.
Mặc dù các hãng xe hơi thường khuyến cáo người dùng nên thay thế hệ thống túi khí sau mỗi 10 năm nhưng trên thực tế không nhiều người quan tâm đến lời khuyên này. Tuy vậy nên cân nhắc việc nâng cấp túi khí thế hệ mới, hiện đại và an toàn hơn khi chiếc xe ô tô sở hữu túi khí thế hệ cũ.
Trong trường hợp chưa có điều kiện để nâng cấp túi khí nên làm theo những chỉ dẫn an toàn sau: Luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên xe; Giữ khoảng cách với vô-lăng ít nhất 25cm; Hướng vị trí bung túi khí xuống ngực của bạn (chứ không phải đầu); Nếu có trẻ em từ 1 đến 13 tuổi trên xe, hãy thắt dây an toàn và cho trẻ ngồi trong ghế an toàn phù hợp với độ tuổi; Luôn luôn để trẻ em ngồi ở hàng ghế sau nếu có thể; Chỉ cho trẻ ngồi ở hàng ghế trước nếu thực sự cần thiết và phải đảm bảo rằng ghế được kéo ra sau càng xa hệ thống túi khí càng tốt; Không bao giờ cho trẻ dưới 1 tuổi ngồi ở hàng ghế trước.
Theo VietQ
Những điều cấm kị với xe có trang bị túi khí Giờ đây, hầu hết các mẫu xe đời mới đều có túi khí, nhưng nếu không tuân theo những chỉ dẫn an toàn, trang bị này có thể gây ra những chấn thương nghiệm trọng cho người ngồi trên xe. Dưới đây là một số việc cần tránh đối với các xe có trang bị túi khí: Lắp thêm khung cản trước Các...