Cảnh báo! Khẩu trang giá cao có thể là giả, dễ ngộ độc, dị ứng ngược
Vừa qua, trang Sina Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về tình hình khẩu trang giả mạo trong tâm dịch Corona Vũ Hán. Một bài báo phơi bày nạn sản xuất và tiêu thụ khẩu trang giả trên thị trường hiện đang là tâm điểm của đất nước này.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nguồn cung khẩu trang đã bị thiếu hụt trong cả nước và nhiều bệnh viện đã phải trực tiếp yêu cầu hỗ trợ vật chất từ công chúng.
Theo báo cáo từ CCTV News, nhờ thúc đẩy sản xuất khẩu trang cấp tốc và sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội, tình trạng thiếu hụt khẩu trang tại các bệnh viện lớn đã được cải thiện, tuy nhiên nhu cầu nói chung vẫn đang cao.
Điều đáng nói là trong điều kiện khẩu trang đang khan hiếm, những dòng title nổi bật trong các group mạng xã hội như “Thu gom mua khẩu trang” “Đại lý khẩu trang”… lại khẳng định rằng họ có thể dễ dàng cung cấp hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục triệu chiếc khẩu trang có sẵn. Điều này khiến mọi người tự hỏi, họ lấy hàng từ đâu?
Group rao bán khẩu trang 3M với số lượng lớn
Nghi vấn khẩu trang giả được tiêu thụ hàng triệu cái mỗi ngày?
Theo số liệu báo cáo gần đây, trước khi dịch bệnh bùng phát, số lượng khẩu trang có sẵn ở các bệnh viện chỉ đủ dùng trong một tuần.
Hơn nữa bản thân các nhà sản xuất không để hàng tồn nhiều bởi chi phí hàng tồn kho khá cao. Thêm vào đó là tình hình dịch bệnh bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên Đán, nên nhu cầu thị trường tăng đột biến và kèm theo những lý do khác, người dân rất khó để mua khẩu trang.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, giá khẩu trang N95 trung bình chưa đến 5 nhân dân tệ ( khoảng 17 nghìn). Sau khi dịch bệnh bùng phát, giá khẩu trang loại này đã tăng lên gần 25 nhân dân tệ (khoảng gần 100 nghìn), tăng gấp 5 lần. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, khẩu trang vẫn là mặt hàng khan hiếm khó tìm.
Do dịch bệnh viêm phổi mới, khẩu trang gần như đã trở thành ‘Sản phẩm hot nhất’ mà các hộ gia đình phải chộp lấy trong dịp Tết năm nay, đồng thời nó cũng trở thành món hàng kiếm lời nhất trong mắt một số người.
Vào ngày 26 tháng 1, đã có tin đồn rằng 7 triệu khẩu trang 3M giả đã được đưa vào thị trường tiêu thụ. Mặc dù theo tờ Tin tức Bắc Kinh, công an đã vào cuộc xác minh và công bố thông tin trên là không đúng sự thật. Đó chỉ là sự thổi phồng nhằm làm nhiễu loạn thị trường của những người bán khẩu trang.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các cơ quan giám sát và quản lý thị trường địa phương đã điều tra và xử lý nhiều khẩu trang giả và kém chất lượng ở Nghĩa Ô (tỉnh Triết Giang), Cảnh Đức (tỉnh Giang Tây), Loa Hà (tỉnh Hà Nam) và những nơi khác. Hàng trăm ngàn khẩu trang giả đã bị thu giữ.
Mặc dù nhiều nơi đã tích cực hành động để loại bỏ các hoạt động giả mạo này, nhưng nhiều cư dân mạng báo rằng họ đã mua phải khẩu trang giả trên mạng và bên ngoài. Các đồng nghiệp từ ban biên tập của trang Ifanr cũng đã mua khẩu trang 3M bị nghi là hàng giả. Từ đó, tác giả bài báo tin rằng nhiều khẩu trang giả mạo đã chảy vào thị trường Trung Quốc.
Trên thực tế, khẩu trang giả được rao bán không phải lần đầu tiên
Năm 2003, khi dịch SARS nổ ra, thành phố Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc, nơi sản xuất khẩu trang chủ yếu, đã từng thực hiện hoạt động kiểm soát khẩu trang giả mạo. Khi đó, cảnh sát đã thu giữ và phá hủy 55.000 khẩu trang có vấn đề.
Năm 2009, trong chương trình “Kinh tế nửa giờ” của CCTV cũng đã tiết lộ tình hình sản xuất khẩu trang giả mạo tại Tiên Đào đang tái diễn. Chỉ trong hai ngày sau đó, hơn một triệu khẩu trang có vấn đề đã bị thu giữ tại địa phương này.
Theo tiết lộ của cư dân mạng, bán khẩu trang giả rất có lãi và doanh thu hàng ngày thậm chí có thể đạt 200.000 đến 1 triệu nhân dân tệ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hầu hết các vật liệu lọc được sử dụng trong các khẩu trang giả và kém chất lượng này đều có chất lượng thấp kém, và một trong số chúng cũng phát ra mùi khó chịu, có thể dễ dàng gây dị ứng hoặc thậm chí là gây ngộ độc cho cơ thể.
Và trong trường hợp những khẩu trang giả này được gửi đến các cở sở y tế tuyến đầu sử dụng, hậu quả thậm chí không thể tưởng tượng hơn.
Làm thế nào để phân biệt khẩu trang giả và một số câu hỏi liên quan về khẩu trang
Vì có rất nhiều khẩu trang giả trên thị trường, chúng ta nên phân biệt khẩu trang thật và giả như thế nào?
Hãng khẩu trang 3M Trung Quốc đã xuất bản một số hướng dẫn phân biệt loại giả trên Weibo chính thức của họ. Theo hướng dẫn, người tiêu dùng có thể nhận ra tính xác thực bằng cách quét mã QR trên hộp hoặc bằng cách quan sát tem chống giả trên hộp.
Tuy nhiên, vì phần lớn khẩu trang 3M người tiêu dùng mua được đều là loại tách lẻ, đóng túi nilon, không có hộp bên ngoài, rất khó để phân biệt thật giả. Họ có thể xác thực sản phẩm qua các phương pháp sau:
1. Quan sát khẩu trang dưới đèn sáng. Nếu thấy sự không đồng đều ánh sáng trên bề mặt khẩu trang thì đó là loại giả. (áp dụng cho nhiều nhãn hiệu )
2. Sau khi đeo lên đúng cách, khẩu trang chính hãng sẽ có độ lõm vào phía trong đáng kể khi thở (đối với nhiều nhãn hiệu)
3. Chữ 3M trên khẩu trang giả có khoảng cách nhất định
4. Chữ trên khẩu trang thật được in bằng laser rõ nét, khẩu trang giả in bằng mực nên không đồng đều về độ nét, có chấm tròn trên chữ.
5. Mã trên khẩu trang giả không nối tiếp hoặc giống nhau. Các mã trên khẩu trang thật khác nhau và nối tiếp. Năm chữ số phía sau #E thể hiện ngày sản xuất.
6. Phần ghim dập trên khẩu trang chính hãng rõ ràng, trong khi hàng giả thì hơi mờ.
Ngoài ra, không chỉ có khẩu trang N95 mới có tình trạng hàng giả, một số khẩu trang y tế giả cũng được phơi bày trực tuyến.
Hàng thật(bên trái) và hàng giả (bên phải)
Mặc dù hiện tại chưa có phương pháp nhận dạng có hệ thống, người tiêu dùng vẫn có thể kiểm tra xem nhà sản xuất có đủ tiêu chuẩn sản xuất thông qua tiêu chuẩn ghi nhãn chính thức trên bao bì hay không, sau đó kiểm tra trang web chính thức của Cục Quản lý Dược.
Người mua cũng có thể kiểm tra từ kênh mua hàng, cố gắng thông qua các kênh mua hàng uy tín tại Trung Quốc như Phòng dược Ali, Nhà thuốc Dingdang và các cửa hàng chính thức trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau. Nếu bắt buộc phải mua từ những shop online trên trang thương mại Taobao, người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận, cố gắng tránh một số cửa hàng có sản phẩm chính không liên quan đến khẩu trang hoặc mới chỉ bắt đầu bán khẩu trang.
Hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp khẩu trang N95 đều ưu tiên cho chiến trường y tế hàng đầu. Đối với người tiêu dùng thông thường, tác giả bài báo tin rằng khẩu trang N95 vẫn sẽ khó mua trong thời gian ngắn, vì vậy trong trường hợp này, họ đưa ra một thứ tự đánh giá cho cư dân tham khảo về mức độ bảo vệ an toàn trong thời gian dịch bệnh như sau: Ở nhà> khẩu trang Y tế N95> khẩu trang thông thường N95 / KN95> Khẩu trang y tế (bốn loại trên là tốt nhất) khẩu trang KN90> Khẩu trang y tế dùng một lần> Khẩu trang cotton, khẩu trang gạc, khẩu trang than hoạt tính> Không đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Ngoài ra còn có một câu hỏi về thời gian sử dụng khẩu trang khiến người sử dụng sẽ bối rối.
Có cần thay đổi khẩu trang sau mỗi 4 giờ không?
Về vấn đề này, tiến sĩ dược lý học Tạ Vọng Thời, chia sẻ trên QQ rằng, về cơ bản, sau khi sử dụng một thời gian, khẩu trang thực sự sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ tiếp theo. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang trải qua một đợt bùng dich lớn, nếu khẩu trang N95 được thay cứ sau 4 giờ, nguồn cung cấp y tế sẽ sớm cạn kiệt.
Do đó, người sử dụng có thể kéo dài thời gian sử dụng hoặc tái sử dụng khẩu trang N95 trong điều kiện chấp nhận được, nhưng phải đảm bảo rằng khẩu trang vẫn phù hợp và đúng chức năng của chúng. Nếu khẩu trang bị hỏng, không thể đeo lên mặt ngay ngắn nữa, hoặc đã tiếp xúc với nguồn không khí hoặc nước nghi ô nhiễm, hãy vứt bỏ kịp thời.
Ngoài ra, bài báo cũng đề cập đến những tin đồn lưu truyền thiếu xác thực xung quanh tới vấn đề sử dụng khẩu trang cho người đọc tham khảo:
Dùng máy sấy tóc tốc độ mạnh có thể thổi bay vi khuẩn ngoài khẩu trang (sai)
Khẩu trang N95 có thể gây tổn thương hô hấp khi đeo hơn nửa giờ (sai)
Đeo nhiều loại khẩu trang một lúc để ngăn chặn virus hiệu quả (sai)
Khẩu trang N95 đeo không đúng cách/ đeo lâu có thể gây chóng mặt do thiếu oxy (đúng)
Sau khi sử dụng khẩu trang, bạn cần khử trùng bằng nhiệt độ cao hoặc cồn, cắt vụn và vứt đi (đúng)
Cách đeo khẩu trang đúng: khi bị bệnh, đeo phần có màu ra ngoài, khi không bị cảm cúm thì đeo ngược lại (sai)
Khẩu trang N95 đã được sử dụng trong một thời gian dài có thể được sử dụng lại sau khi được khử trùng (sai)
Khẩu trang N95 có van thở không hữu ích đối với virus corona mới (sai)
Cuối cùng, bài báo đã đưa ra cảnh báo với những người đang tiêu thụ khẩu trang giả mạo về vấn đề xử phạt nếu trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho hành vi sai trái này:
Theo Điều 2 của “Giải thích một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng pháp luật cụ thể trong các vụ án hình sự nhằm ngăn chặn và kiểm soát thảm họa của các bệnh truyền nhiễm và các thảm họa khác” ban hành năm 2003: Trong giai đoạn phòng ngừa và kiểm soát các thảm họa của các bệnh truyền nhiễm và các thảm họa khác, Để ngăn ngừa và kiểm soát các sản phẩm giả và kém chất lượng, tội sản xuất và bán các sản phẩm giả và kém chất lượng sẽ được xác định và xử phạt nghiêm khắc.
Nếu trong thời gian dịch bệnh lây lan không thể kiểm soát, việc sản xuất và bán khẩu trang giả và kém chất lượng có thể dễ dàng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc tử vong, tội gây thương tích có chủ ý (gây chết người) cũng có thể được xem xét.
Theo danviet.vn
Nhiều học sinh phải nhập viện khẩn cấp sau khi ăn súp nấu lẫn xác chuột chết ở Ấn Độ
Một scandal liên quan đến bữa ăn học sinh vừa xảy ra ở một trường học Ấn Độ khiến dư luận phẫn nộ, cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra.
Liên tiếp những scandal liên quan đến chất lượng bữa ăn của học sinh
Một con chuột chết đã được tìm thấy trong một nồi súp phục vụ cho học sinh tại một trường công ở thành phố Muzaffarnagar thuộc bang Uttar Pradesh. Đã có 9 học sinh bị ốm và nhiều em khác cảm thấy không được khỏe sau khi ăn súp nấu lẫn xác chuột này.
Phần ăn học sinh có xác chuột chết.
Các học sinh có dấu hiệu ngộ độc đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Đoạn video quay cảnh một nhân viên trong trường múc phần súp có xác một con chuột bên trong thì đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội.
Vài ngày trước, một trường học công ở thành phố Sonbhadra cũng thuộc bang Uttar Pradesh đã bị cáo buộc trộn một lít sữa trong xô nước lã và phục vụ cho 81 học sinh.
Các học sinh tại một trường học ở bang Uttar Pradesh phải ăn bánh mỳ chấm muối.
Trước đó, một sự cố tương tự cũng xảy ra tại tiểu bang này, khi một trường học ở thành phố Mirzapur chỉ cho học sinh ăn bánh mỳ chấm muối.
Dư luận xã hội, đặc biệt là những phụ huynh học sinh có con em đang đi học rất lo sợ về tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn trưa tại trường.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, một cuộc điều tra đã được tiến hành và các nhà chức trách đã gửi khiếu nại trực tiếp lên ủy ban quản lý chương trình Bữa ăn trưa của bang Uttar Pradesh.
Ý định là tốt nhưng thực hiện khó khăn
Được biết, nhằm cải thiện sức khỏe học đường, cơ quan Tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) đã đề xuất quy định cấm bán các loại thức ăn không lành mạnh (thực phẩm chiên, mì ăn liền, pizza, bánh mì kẹp thịt... các loại thực phẩm chứa nhiều đường và đồ uống có ga) trong trường học cũng như xung quanh trường. Học sinh chỉ có thể dùng bữa do nhà trường cung cấp. FSSAI đề xuất trong mỗi bữa ăn của học sinh cần có 75%-80% thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, các loại đậu, hạt, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt cá, trái cây và rau củ...
Học sinh các trường công Ấn Độ được phục vụ bữa ăn trưa miễn phí hàng ngày.
Giới chuyên gia sức khoẻ tại Ấn Độ cho rằng, nếu sử dụng thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng, dễ gây nên bệnh tim mạch, sâu răng cũng như bệnh béo phì ở trẻ em.
Tuy nhiên, tình trạng một số trường học công không đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh đang khiến dư luận nghi ngờ về tính hiện thực của chương trình này. Một số người cho rằng việc quản lý lỏng lẻo đã khiến xuất hiện tình trạng tham ô, kiếm lời trên bữa ăn của học sinh.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat
Nhiều học sinh nhập viện trong tình trạng ngộ độc, bác sĩ phát hiện nhiều dị vật trong bụng, hóa ra bị thầy giáo bắt ăn rác Sự việc khiến các phụ huynh học sinh và cư dân mạng không khỏi phẫn nộ. Mặc dù hiệu trưởng và những giáo viên có liên quan đã bị sa thải nhưng vẫn không khiến mọi người hả giận. Vào ngày 14/10 vừa qua, trang tin tức Đông Phương đưa tin, một vài học sinh học tại trường trung học Thủy Tuyền, thị...