Cảnh báo học trò béo phì
Trong khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có xu hướng giảm tỷ lệ học trò thừa cân, béo phì đang ngày càng tăng. Đặc biệt là ở TPHCM, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì vượt xa mức bình quân cả nước.
Điều này được các chuyên gia cảnh báo tại hội thảo “Xây dựng thực đơn chuẩn bữa ăn bán trú cho HS tiểu học” và ra mắt dự án “Dinh dưỡng học đường” do Sở GD – ĐT TPHCM tổ chức vào ngày 11/10.
Điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM qua dự án phòng chống béo phì, tỉ lệ học trò tiểu học ở thành phố bị thừa cân cao gấp 15 lần so với suy dinh dưỡng (20,8%) và có đến 7,7% HS bị béo phì.
Một cuộc khảo sát mới đây đối với 2.500 HS của 2 trường tiểu học ở quận 10 – TPHCM làm nhiều phụ huynh bàng hoàng khi tỷ lệ trẻ bị dư cân, béo phì chiếm quá cao.
Bữa ăn bán trú chưa cân bằng về dinh dưỡng, đặc biệt quá ít rau xanh.
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, GĐ Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho hay hiện nay học trò được cung cấp quá nhiều dinh dưỡng nhiều đường, bột, chất béo và không có thói quen ăn rau quả.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu thói quen ăn uống ở học sinh tiểu học, các em thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều đường, còn lượng rau trung bình chỉ đạt 30% và lượng trái cây chỉ đạt 50% so với khuyến nghị.
Bà Diệp nhấn mạnh, nạp nhiều năng lượng nhưng học trò quá ít vận động. Hoạt động tĩnh tại của học sinh ở TPHCM đang có xu hướng tăng lên, trong khi các hoạt động dành cho vận động lại giảm mạnh. Thời gian các em ngồi học ở lớp, ngồi trước ti vi, máy tính… quá nhiều nên năng lượng nạp vào không được tiêu hao mà tích tụ thành mỡ.
Chuyên gia này cho biết chúng ta chỉ mới chú trọng đào tạo nhân sự về sức khỏe – vận động cho ngành y tế còn đối với giáo dục và xã hội còn rất hạn chế. Lương bổng cho nhân lực này tại trường học quá thấp, làm việc ít có điều kiện nâng cao chuyên môn nên không thu hút được người giỏi.
Một vấn đề đặt ra là thực đơn bữa ăn bán trú ở trường tiểu học còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là mô hình bán trú không chuyên dụng, nhà trường gặp khó khăn trong việc lên một thực đơn đa dạng, phong phú, ngon miệng và đơn biệt là thực đơn đảm bảo cân bằng về tỷ lệ các chất.
Đặc biệt thực trạng phần lớn bữa ăn học đường hiện đang thiếu nghiêm trọng chất xơ và các vitamin do khẩu phần ăn không có nhiều rau và trái cây.
Để xây dựng thực đơn chuẩn cho bữa ăn học đường, ngành giáo dục TPHCM kết hợp với Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM và Công ty Ajnomoto Việt Nam thực hiện dự án “Dinh dưỡng học đường” dành cho các trường tiểu học trên địa bàn.
Giờ giải lao, nhiều học trò ở các trường nội thành TPHCM chỉ biết… ngồi một chỗ vì thiếu không gian chạy nhảy.
BS Nguyễn Tài Dũng, phụ trách Y tế học đường Sở GD – ĐT TPHCM cho biết, dự án này có 3 nội dung chính gồm xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý thông qua việc cải tiến thực đơn chuẩn cân bằng dinh dưỡng giúp HS phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần giáo dục ý thức cho HS về dinh dưỡng, tự phục vụ và chuẩn hóa mô hình bếp văn và khu vực ăn theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Trên cơ sở tổ chức thử nghiệm thực đơn ở một số trường và lấy ý kiến từ các trường học sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện thực đơn chuẩn cân bằng về dinh dưỡng và đảm bảo yếu tố ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Thực đơn chuẩn sẽ góp phần giải phóng gánh nặng cho các trường bán trú mà còn tạo ra bữa ăn học đường có chất lượng đồng bộ. Qua đó cải thiện chế độ dinh dưỡng phòng chống suy duy dinh dưỡng cho và thừa cân béo phì cho học trò.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Không sử dụng thuốc chống béo phì cho trẻ
Hỏi: Trẻ em trên 6 tuổi, trọng lượng cơ thể như thế nào thì gọi là béo phì? Béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? Cách phòng chống? Chế độ ăn uống nên thế nào? Có thuốc chữa không (kể cả thuốc Nam và thuốc Tây)? (Nguyễn Hồng Văn ở Việt Trì, Phú Thọ).
ThS Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia trả lời: Thực tế không nên sử dụng thuốc chống béo phì cho trẻ em dưới 12 tuổi, kể cả thuốc Nam hay thuốc Tây. Muốn phòng chống béo phì, cần có chế độ ăn hợp lý, cân đối, ăn hạn chế chất ngọt, chất béo, ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, tăng cường vận động thể lực.
Mỗi lứa tuổi có mức cân nặng để chẩn đoán béo phì khác nhau, không có chuẩn chung cho trẻ trên 6 tuổi mà chỉ có tiêu chuẩn chung là: Cân nặng/chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2SD (SD là độ lệch chuẩn theo bảng tiêu chuẩn chung), mà muốn có chỉ tiêu này phải có bảng tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO năm 2007.
Không nên sử dụng thuốc chống béo phì cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Ví dụ: Trẻ 6 tuổi có cân nặng bình thường khoảng 20 - 20,5kg và chiều cao là 115 - 116cm, nếu có cân nặng/chiều cao hơn hoặc bằng 2 SD thì gọi là thừa cân - béo phì. Tức là cân nặng lớn hơn 27kg và chiều cao là 115 - 116cm, còn nếu chiều cao thấp hơn hoặc cao hơn chiều cao trung bình thì mức cân nặng để chẩn đoán béo phì lại khác (có nghĩa là nếu trẻ có chiều cao thấp thì có khi cân nặng chỉ trung bình cũng đã béo phì, còn chiều cao phát triển tốt thì mức cân nặng để chẩn đoán béo phì lại cao hơn).
Vì vậy, muốn biết trẻ có béo phì hay không phải đo cả chiều cao và cân nặng. Ngoài ra, còn phải đo vòng bụng, vòng mông, nếu vòng bụng bằng vòng mông hoặc to hơn vòng mông thì chắc chắn béo phì.
Béo phì ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Trẻ béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, thoái hoá xương khớp, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, thậm chí cả ung thư... Vì vậy, khi thấy trẻ có nguy cơ béo phì, cần điều chỉnh chế độ ăn, đừng để đến khi trẻ béo mới lo tìm cách chống béo bằng các loại thuốc hay bắt trẻ giảm ăn đột ngột.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Cuộc chiến" chống béo phì cho trẻ Các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng béo phì ở học sinh tiểu học là do ăn nhiều, thiếu sân chơi, học sinh lười vận động... Tình trạng học sinh thừa cân, béo phì đang có chiều hướng gia tăng Chị Nguyễn Thị Thu Thủy có con gái 10 tuổi học lớp 5 cao 1,5m nhưng nặng gần 70 kg. Chị cho...