Cảnh báo hậu quả từ các lệnh trừng phạt chống Cuba và Iran
Phát biểu tại thủ đô Madrid ngày 23-4, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell cảnh báo, khả năng xảy ra nhiều vụ kiện tụng giữa châu Âu và Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump kích hoạt Điều 3 Luật Helms – Burton năm 1996.
Theo đó, từ ngày 2-5 tới, các công dân Mỹ được phép kiện những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Cuba và nước ngoài sử dụng tài sản từng thuộc sở hữu của họ bị quốc hữu hóa trước đây. Hôm 17-4, Bỉ và Canada tuyên bố sẽ không công nhận các bản án được ban hành tại Mỹ chống lại các lợi ích của châu Âu và Canada tại Cuba.
Trong một diễn biến khác, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích cũng như cảnh báo những hậu quả từ quyết định của Mỹ chấm dứt quy chế miễn trừ mua dầu mỏ của Iran là “gây hấn và thiếu thận trọng”.
Pháp tuyên bố chừng nào Tehran còn tuân thủ toàn bộ cam kết theo đúng Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) – một phần trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ký kết giữa Iran và Nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), Pháp sẽ sử dụng công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại INSTEX được Pháp, Đức và Anh thiết lập và công bố hồi tháng 1-2019, hỗ trợ giao dịch tài chính cho các doanh nghiệp châu Âu có nguyện vọng duy trì quan hệ thương mại với Iran theo luật pháp châu Âu và quốc tế.
Video đang HOT
KHÁNH HƯNG
Theo SGGP
Ông Trump gợi ý Tây Ban Nha xây tường trên sa mạc Sahara
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gơi ý Tây Ban Nha xây một bức tường trên sa mạc Sahara nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư từ châu Phi tràn qua châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ành: Reuters)
Báo địa phương El País trích lời Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell cho biết, trong cuộc gặp hồi cuối tháng 6, khi ông Borrell công du Mỹ, Tổng thống Trump từng gợi ý rằng Tây Ban Nha nên xây một bức tường ở sa mạc Sahara để ngăn người châu Phi di cư sang châu Âu.
Sau đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha đã hỏi ông Trump rằng liệu ông có hình dung được độ lớn của sa mạc Sahara hay không và Tổng thống Mỹ đáp trả rằng: "Đường biên giới ở Sahara không thể nào lớn hơn ranh giới giữa Mỹ và Mexico". Ông Borrell không đồng tình với ý kiến đó, và cho rằng đề xuất này dường như không khả thi.
Theo RT, ông Borrell chỉ kể lại câu chuyện nhưng không nêu rõ văn cảnh và thời điểm ông Trump đưa ra phát ngôn. Rất có thể đây chỉ là một câu nói đùa của Tổng thống Mỹ.
Trên thực tế, đường biên giới Mỹ-Mexico dài khoảng 3.145 km trong khi sa mạc Sahara trải dài khoảng 4.800 km. Trước đó, xây tường biên giới với Mexico là một trong những cam kết hàng đầu của ông Trump với các cử tri ủng hộ từ khi ông còn đang tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Theo ước tính sơ bộ, chi phí cho bức tường có thể lên tới 20 tỷ USD. Ông Trump yêu cầu Mexico phải cùng san sẻ khoản chi phí, nhưng nước này đã thẳng thừng từ chối.
Tây Ban Nha không có chủ quyền trên sa mạc Sahara, song nước này có 2 thành phố Ceuta và Melilla nằm giáp Morocco, phân cách với quốc gia châu Phi qua hàng rào kim loại. Hai thành phố này được coi là "thỏi nam châm" thu hút người di cư từ châu Phi đang tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở châu Âu và những người tị nạn "chạy trốn" các cuộc nội chiến và xung đột ở quê hương. Ngoài ra, nhiều người nhập cư đã tới quốc gia này bằng cách vượt qua sa mạc Sahara và Địa Trung Hải để tới đất liền Tây Ban Nha.
Theo BBC, từ tháng 1 năm nay, có ít nhất 35.000 người nhập cư không có giấy tờ đã đến Tây Ban Nha, con số lớn hơn bất cứ quốc gia thành viên liên minh châu Âu nào.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ông Trump đề xuất xây tường vượt Sahara ngăn nhập cư vào EU Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất xây dựng một bức tường vượt sa mạc Sahara nhằm giải quyết khủng hoảng nhập cư của Liên minh Châu Âu (EU), Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell nói. Tờ Bloomberg dẫn lời ông Borrell cho biết "việc đóng cửa các cảng biển không phải là giải pháp ngăn chặn nhập cư. Và ngay cả...