Cảnh báo hậu quả tai hại khi chữa bệnh vảy nến theo truyền miệng
Mới đây, các bác sỹ BV Da liễu Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân bị ung thư da do tự ý sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để chữa vảy nến.
Bệnh nhân là nam, 35 tuổi có tiền sử vảy nến 10 năm, đến khám tại BV Da liễu Trung ương với biểu hiện các sẩn nâu dày sừng rải rác thân mình và lòng bàn chân, 1 sẩn lớn kích thước 1×1cm ở vùng thành bụng, có màu nâu, bong vảy khô, ranh giới rõ.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bên cạnh những tổn thương điển hình của bệnh vảy nến, bệnh nhân có các tổn thương sẩn dày sừng đặc trưng của ngộ độc arsen mạn tính và tổn thương thành bụng nghi ngờ ung thư da. Kết quả giải phẫu bệnh khẳng định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy biệt hóa tốt.
Bệnh nhân có tiền sử tự điều trị bằng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, dạng viên hoàn nhiều năm nay. Bác sỹ chẩn đoán có thể bệnh nhân bị ngộ độc arsen mạn tính do sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh vảy nến.
Bác sỹ Hoàng Thị Phượng thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh: T.An)
Video đang HOT
Arsen là 1 kim loại nặng đã được sử dụng trong điều trị vảy nến từ rất lâu nhưng vì các nghiên cứu cho thấy tính độc hại của nó, nên hiện không được sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hiện vẫn có sử dụng arsen trong thành phần, do đó có thể gây độc cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, đây không phải trường hợp cá biệt gặp biến chứng do sử dụng thuốc trôi nổi chữa bệnh này. ThS-bác sỹ Hoàng Thị Phượng, Phó khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, phụ trách phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến, BV Da liễu Trung ương chia sẻ: “Hiện nay lên mạng chỉ cần đánh chữ “vảy nến” thì ra vô cùng nhiều bài thuốc dân gian quảng cáo chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Thực tế đến nay chưa có thuốc nào chữa khỏi, những loại thuốc kia chỉ là cá thể chứ không có cơ sở khoa học nhưng bệnh nhân vẫn tin. Khi người bệnh đến BV thì đã gặp phải hậu quả nặng nề.
Chúng tôi đã gặp những trường hợp bệnh nhân bị đỏ da toàn thân do một số thuốc sử dụng corticoid toàn thân. Nặng hơn là những bệnh nhân bị suy thượng thận, thậm chí một số trường hợp nhiễm trùng huyết do đắp sản phẩm dân gian Đông y để chữa vảy nến”.
Những bài thuốc Đông y chính thống cũng được áp dụng điều trị trong những năm trước đây, BV Da liễu Trung ương bây giờ không áp dụng nữa nhưng các chuyên khoa ở các BV khác vẫn áp dụng. “Chúng tôi không khuyến cáo sử dụng các bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc vì khi điều trị không đúng bệnh sẽ nặng lên, từ thể vảy nến thông thường chuyển sang đỏ da toàn thân vảy nến hoặc vảy nến thể chảy mủ khó có thể trở lại thể bình thường, gây tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân”, bác sỹ Phượng cảnh báo.
Trong số nhiều quảng cáo trên mạng về các bài thuốc dân gian chữa vảy nến, có nhiều quảng cáo khẳng định dùng gel lô hội, bột nghệ, lá trầu không, thậm chí cả sữa non sẽ chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bác sỹ Phượng cho biết: Trong thân cây lô hộ có chất gel có tác dụng dưỡng ẩm da chứ không thể khỏi hẳn. Hay như lá trầu không có kháng sinh phòng nhiễm khuẩn có tác dụng với một số bệnh khác còn với bệnh vảy nến trầu không có thể gây kích ứng. Còn đối với sữa non nếu bôi lên da rất mất vệ sinh, có thể gây nhiễm trùng da.
Bác sỹ Phượng cho biết thêm, bệnh vảy nến có nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng. Cơ chế bệnh sinh có nhiều yếu tố trong đó có môi trường nhưng liên quan đến gen, bệnh nhân có nhạy cảm với bệnh vảy nến gặp yếu tố đặc biệt trong môi trường, chấn thương tâm lý thì sinh bệnh. Ngoài việc gây nên những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bệnh vảy nến ở các thể nặng, thể nhẹ khác nhau ảnh hưởng hậu quả khác nhau. Với viêm khớp vảy nến biến dạng khớp khi có biểu hiện tổn thương khớp đi khám ngay tránh gây biến chứng tàn phế.
Để tránh biến chứng do vảy nến gây ra, người bệnh cần căn cứ một số dấu hiệu nhận biết để đi khám sớm, điều trị kịp thời như: Bệnh nhân có tổn thương trên da, giác đỏ nhiều vảy đặc biệt vùng da hở khuỷu tay đầu gối, trên đầu, tổn thương móng tay, rỗ móng dày sừng ở móng kèm theo tổn thương da.
Bên cạnh đó, với người bệnh vảy nến cần duy trì chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt omega 3 làm tăng sức đề kháng. Có chế độ ăn để không thừa cân béo phì vì béo phì sẽ làm cho nguy cơ nhiều bệnh khác đặc biệt là tim mạch và giảm đáp ứng điều trị. Bệnh nhân có tổn thương khớp nên luyện tập nhẹ nhàng; nên bơi để tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời, duy trì đời sống tinh thần nhẹ nhàng, vui vẻ. Đây là bệnh không lây qua tiếp xúc, vì vậy cộng đồng không nên kỳ thị với người bệnh để giúp người bệnh có tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Thịnh An
Theo PLXH
Người đàn ông bị ung thư da do dùng thuốc viên hoàn chữa vảy nến
Suốt nhiều năm nay, anh H., 35 tuổi thường xuyên sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để điều trị vảy nến. Gần đây, khi xuất hiện các sẩn nâu dày sừng khắp người thì anh H. mới đi khám, bác sỹ đã nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư da.
Mới đây, bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 35 tuổi, tiền sử vảy nến 10 năm, đến khám với biểu hiện các sẩn nâu dày sừng rải rác thân mình và lòng bàn chân, 1 sẩn lớn kích thước 1x1cm ở vùng thành bụng, có màu nâu, bong vảy khô, ranh giới rõ.
Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bên cạnh những tổn thương điển hình của bệnh vảy nến, bệnh nhân có các tổn thương sẩn dày sừng đặc trưng của ngộ độc arsen mạn tính, và tổn thương thành bụng nghi ngờ ung thư da. Kết quả giải phẫu bệnh khẳng định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy biệt hóa tốt.
Bệnh nhân có tiền sử tự điều trị bằng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, dạng viên hoàn nhiều năm nay. Ngoài ra, gia đình bệnh nhân sử dụng nước máy, không có yếu tố nghề nghiệp tiếp xúc với arsen.
Bệnh nhân có các tổn thương sẩn dày sừng đặc trưng của ngộ độc arsen mạn tính (ảnh BSCC)
Theo Bác sỹ chuyên khoa 2 Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới: Có thể bệnh nhân bị ngộ độc arsen mạn tính do sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh vảy nến.
Arsen là 1 kim loại nặng đã được sử dụng trong điều trị vảy nến từ rất lâu nhưng vì các nghiên cứu cho thấy tính độc hại của nó, nên hiện không được sử dụng. Tuy nhiên, một số loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc hiện vẫn có sử dụng arsen trong thành phần, do đó có thể gây độc cho bệnh nhân.
Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính, có thể ổn định nếu bệnh nhân thăm khám thường xuyên và tuân thủ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Một số bệnh nhân với tâm lí có bệnh thì vái tứ phương, đã sử dụng rất nhiều loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc khiến bệnh không những không khỏi mà còn chịu nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Theo PLXH
Cô gái sụt hơn 10kg, ngỡ ung thư vì tiêm corticoid chữa vảy nến Phát hiện mắc vảy nến từ năm 13 tuổi, cô gái trẻ luôn mặc cảm vì những vảy mủ, đỏ trên da mặt. Vì thế, có lần cô đã lén mẹ đi tiêm corticoid vì nghe quảng cáo "3 mũi khỏi ngay". Khi tiêm đến mũi thứ 3, cô liên tục bị rong kinh kéo dài, sụt hơn 10kg đến mức cả nhà...