Cảnh báo hậu quả nặng nề do nước biển dâng
Nước biển dâng do tình trạng ấm lên của trái đất sẽ làm tăng đáng kể tần suất lũ lụt ở các vùng duyên hải, đặc biệt là tại các khu vực nhiệt đới, vào giữa thế kỷ này.
Cảnh báo hậu quả nặng nề do nước biển dâng
Theo các nhà nghiên cứu của Mỹ, nếu nước biển tăng thêm 25 cm vào năm 2050, tần suất lũ lụt 50 năm một lần ở các khu vực nhiệt đới sẽ xảy ra hàng năm hoặc thậm chí mau hơn. Trong khi đó, nếu nước biển toàn cầu chỉ dâng ở mức vừa phải là từ 10-20 cm, nguy cơ lũ lụt tại các khu vực có khí hậu ấm áp sẽ tăng gấp đôi.
Các thành phố lớn dọc bờ biển khu vực Bắc Mỹ, trong đó có Vancouver (Canada), Seattle, San Francisco và Los Angeles (Mỹ) cùng với bờ biển Đại Tây Dương ở châu Âu có nguy cơ lũ lụt cao.
Theo ông Sean Vitousek, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Illinois ở Chicago (Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, việc tăng tần suất lũ lụt do biến đổi khí hậu sẽ thách thức sự tồn tại và bền vững của các đảo quốc nhỏ vốn dễ phải hứng chịu lũ lụt trên khắp toàn cầu.
Video đang HOT
Lũ lụt xảy ra ở các khu vực duyên hải chủ yếu là do các cơn bão lớn và mức độ tàn phá của nó sẽ nặng nề hơn khi các đợt sóng lớn, gió bão và thủy triều lên cao kết hợp với nhau. Một trong những yếu tố gây ra mức thiệt hại lớn là do nước biển nóng lên và băng tan chảy.
Mực nước biển hiện nay tăng từ 3-4 mm mỗi năm song tốc độ lại cao hơn khoảng 30% so với thập kỷ trước. Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ dự báo mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 2,5 m vào năm 2100.
(Theo Tuổi Trẻ)
Phó Thủ tướng: ĐB sông Cửu Long phải quyết liệt chặn "cát tặc"
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm và dung túng cho các hoạt động vi phạm này theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi làm việc.
Chiều nay (15.5), tại An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và các địa phương ĐBSCL về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tại buổi làm việc, Bộ NNPTNT cho biết, vùng ĐBSCL hiện có 90 khu vực bị sạt lở với tổng chiều dài 562 km. Trong đó, có 17 đoạn sạt lở nguy hiểm với chiều dài 33,665 km.
Cũng theo Bộ NNPTNT, có đến 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói lở bờ sông, bờ biển tại các tỉnh ĐBSCL. Nguyên nhân chính có thể kể đến là do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát ở lòng sông ở hạ lưu.
Lãnh đạo các địa phương tỉnh ĐBSCL cũng cho rằng, việc khai thác cát trái phép chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở. Việc quản lý đối với các hoạt động khai thác cát chưa thường xuyên và quyết liệt.
Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL rà soát, kiểm tra tình trạng khai thác cát, kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép. Đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, dung túng cho các hoạt động vi phạm trên theo quy định của pháp luật.
"Các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, đặc biệt là khai thác trái phép. Ngoài ra, cần rà soát lại tất cả những giấy phép khai thác cát đã cấp, nếu có ảnh hưởng đến bờ sông, bờ biển thì kịp thời điều chỉnh" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Khai thác cát trên sông Tiền đoạn ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo các bộ, ngành và các địa phương có liên quan tiếp tục rà soát các khu dân cư, công trình xây dựng có nguy cơ sạt lở; chủ động di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân. Sau khi di dời, cần có phương án hỗ trợ tái định cư, có chính sách hỗ trợ bảo đảm đời sống, không để người dân bị thiếu đói, thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng giao Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với các bộ và các địa phương điều tra, đánh giá thực trạng sạt lở, hướng dẫn các địa phương ĐBSCL phân công, phân cấp quản lý và duy tu bảo dưỡng công trình phòng chống sạt lở bờ sông.
Riêng Bộ TNMT cần tổ chức theo dõi và đánh giá hằng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn sông Cửu Long và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục. Đặc biệt là phối hợp với Bộ NNPTNT nghiên cứu các giải pháp ứng phó với sạt lở, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo Danviet
Việt Nam có thể mất một số bãi biển vì nước biển dâng Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu đã khiến một số bãi biển, khu du lịch như ở Hội An, Kiên Giang bị thu hẹp và có thể biến mất trong tương lai. Đây là kết quả phân tích và nghiên cứu của các nhà khoa học, được đề cập tại hội nghị Việt Nam hướng đến du lịch bền vững trong...