Cảnh báo hàng triệu người sẽ phải đi tị nạn do biến đổi khí hậu
UNHCR cảnh báo những trận lũ lụt, hạn hán tàn phá mùa màng, nhà cửa sẽ khiến hàng triệu người dân phải bỏ quê hương đi tìm kế sinh nhai ở những vùng đất mới, thậm chí là những quốc gia khác.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Jakarta, ngày 1/1/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thế giới cần chuẩn bị phương án đối phó với tình trạng hàng triệu người sẽ phải rời bỏ nhà cửa do hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ( UNHCR), ông Filippo Grandi, đã kêu gọi như vậy tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ ngày 21/1.
Ông Grandi đã đề cập đến phán quyết mà Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc đưa ra hồi đầu tuần đối với trường hợp 1 công dân quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati khởi kiện Chính phủ New Zealand sau khi bị giới chức nước này từ chối hồ sơ xin tị nạn.
Video đang HOT
Phán quyết này khẳng định đối tượng phải rời bỏ nhà cửa do chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đối khí hậu xứng đáng được quốc tế bảo vệ.
Ông Grandi coi đây là ví dụ điển hình của tình trạng người dân ở các nước bị ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu rời bỏ nhà cửa lánh nạn.
Do đó, theo ông Grandi, các nước cần chuẩn bị phương án đối phó với tình trạng sẽ có lượng lớn người dân phải rời bỏ nhà cửa một cách ngoài ý muốn mà ông cho rằng con số này sẽ lên tới hàng triệu người do hậu quả của biến đổi khí hậu.
Các yếu tố thời tiết cực đoan có thể được tính là hậu quả biến đổi khí hậu gồm cháy rừng ở Australia, nước biển dâng khiến nhiều hòn đảo bị nhấn chìm, tàn phá mùa màng, gia súc ở vùng Nam châu Phi và gây lũ lụt nhiều nơi trên thế giới.
Trong khi đó, công ước liên quan đến quy chế người tị nạn ký năm 1951 không bao gồm quy định coi biến đổi khí hậu là lý do để rời bỏ quê hương và xin tị nạn tại nước khác.
Do công tác hỗ trợ người tị nạn không ngừng mở rộng trong nhiều năm qua do làn sóng người di cư rời bỏ đất nước do xung đột như ở Iraq, Syria và Afghanistan, ngân sách của UNHCR đã tăng từ mức 1 tỷ USD/năm từ những năm 90 của thế kỷ trước, lên 8,6 tỷ USD vào năm 2019.
Hiện UNHCR đang hỗ trợ hơn 70 triệu người rời bỏ nhà cửa lánh nạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng, tính pháp lý của công ước đang trở nên phức tạp hơn.
Theo ông Grandi, tình trạng di cư do biến đổi khí hậu sẽ trở thành vấn đề không chỉ giới hạn trong vài quốc gia mà là một thách thức toàn cầu./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Phản ứng đầu tiên của ông Trump về phiên tòa luận tội của Thượng viện
Lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ ý kiến trực tiếp về phiên tòa luận tội ông do Thượng viện chủ trì kể từ khi quá trình bắt đầu.
Tổng thống Trump hiện đang có mặt tại Davos, Thụy Sỹ để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 50 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Điều này đồng nghĩa, ông không tham dự phiên xử luận tội mình tại Thượng viện Mỹ trong tuần này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên dùng Twitter để đăng tải các thông điệp và ý kiến cá nhân. Ảnh: BI
Luật pháp Mỹ không có quy định buộc tổng thống phải đích thân ra hầu tòa trong các phiên xét xử tại Thượng viện. Hai tổng thống Mỹ trước đây từng bị luận tội là Andrew Johnson (năm 1868) và Bill Clinton (năm 1998) cũng không xuất hiện tại phiên tòa do Thượng viện tổ chức.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau khi phiên tòa luận tội ở Washington bắt đầu hôm 21/1 (theo giờ Mỹ), từ Davos, lãnh đạo Nhà Trắng đăng một thông điệp ngắn gọn lên Twitter: "Hãy đọc các bản ghi gỡ băng!". Thông điệp của ông Trump rõ ràng nhằm kêu gọi mọi người đọc nội dung gỡ băng ghi âm cuộc gọi gây tranh cãi ngày 25/7/2019 giữa ông với Tổng thống Ukraina Volodmyr Zelensky.
Chính nội dung cuộc điện đàm nói trên là căn nguyên khiến một thành viên giấu tên thuộc cộng đồng tình báo Mỹ làm đơn tố giác tổng thống đã gây sức ép buộc Kiev phải điều tra đối thủ chính trị tiềm năng thuộc đảng Dân chủ - cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Căn cứ vào điều này, Hạ viện Mỹ ngày 24/9 năm ngoái đã tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với ông Trump.
Ngày 18/12/2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua 2 điều khoản luận tội Tổng thống Trump gồm lạm dụng quyền lực khi tìm kiếm sự trợ giúp của thế lực nước ngoài để làm lợi chính trị cho bản thân và cản trở Quốc hội khi ngăn cấm Nhà Trắng hợp tác với cuộc điều tra của cơ quan lập pháp.
Theo BBC, ông Trump đã nhắc tới cụm từ "đọc các bản ghi gỡ băng" tới 37 lần kể từ tháng 9 năm ngoái. Song, thông điệp mới được coi là phản ứng trực tiếp đầu tiên của ông về phiên tòa luận tội tại Thượng viện.
Trước đó cùng ngày 21/1, ông Trump đã tuyên bố với các phóng viên tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Thụy Sỹ rằng, phiên tòa luận tội ông chỉ là "trò chơi khăm" và "cuộc săn tìm phù thủy kéo dài nhiều năm qua" của phe Dân chủ nhằm hạ bệ ông.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Tổng thống Mỹ xác nhận kế hoạch mở rộng lệnh cấm nhập cảnh Tổng thống Donald Trump cho biết có kế hoạch đưa thêm một số nước vào danh sách các nước mà công dân của họ sẽ bị cấm vào Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images) Ngày 21/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận có kế hoạch mở rộng lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân một số...